8. Bố cục của đề tài
1.3. KỸ THUẬT CHỌN MẪU TRONG THỬ NGHIỆM CƠ BẢN
Theo tài liệu hƣớng dẫn của Alvin A. Arens và James K. Loebbecke, kỹ thuật chọn mẫu trong thử nghiệm cơ bản áp dụng chọn mẫu theo biến số và chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ. Có một số kỹ thuật chọn mẫu tạo thành loại tổng quát của các phƣơng pháp đƣợc gọi là chọn mẫu theo các biến số [5]. Những phƣơng pháp đã đƣợc đề cập là số ƣớc tính chênh lệch, ƣớc tính tỷ lệ và ƣớc tính số trung bình [5]. Tuy nhiên, kỹ thuật chọn mẫu theo biến số đòi
hỏi kỹ thuật tính toán phức tạp và ít đƣợc vận dụng thực tế trong kiểm toán báo cáo tài chính hiện nay. Do đó, trong phần này đề cập đến chọn mẫu cho thử nghiệm kiểm tra chi tiết theo kỹ thuật chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ.
Kỹ thuật chọn mẫu kiểm toán cho kiểm tra chi tiết cũng đƣợc tiến hành qua ba bƣớc chính là lập kế hoạch, thực hiện chọn mẫu và đánh giá mẫu chọn. Các bƣớc công việc thực hiện chọn mẫu trong kiểm tra chi tiết đƣợc tiến hành tƣơng tự trong thử nghiệm kiểm soát.
1.3.1. Lập kế hoạch chọn mẫu
a. Xác định mục tiêu của những thử nghiệm chi tiết
Đối với quá trình chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ, các mục tiêu của cuộc khảo sát là xác định các sai số ƣớc tính trong tổng thể đang đƣợc kiểm toán và quyết định liệu tổng thể có đƣợc trình bày trung thực hay không. Giá trị của các sai số ƣớc tính trong chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ đƣợc xem nhƣ những giới hạn sai số. Sai số ƣớc tính lớn nhất đƣợc gọi là giới hạn trên của sai số và sai số ƣớc tính thấp nhất đƣợc gọi là giới hạn dƣới của sai số.
Cách chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ đo lƣờng các sai số bằng tiền trong tổng thể. Điểm khác nhau chủ yếu giữa chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ với chọn mẫu thuộc tính là trong chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ, sự đo lƣờng là tiền tệ thay vì là tần số xuất hiện.
b. Xác định tổng thể
Khi sử dụng cách chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ, tổng thể đƣợc định nghĩa nhƣ tổng thể số tiền ghi sổ. Sau đó kiểm toán viên sẽ đánh giá liệu tổng thể ghi sổ có đƣợc báo cáo thừa hoặc thiếu hay không.
Phƣơng pháp chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ không thể đánh giá khả năng có các khoản mục không đƣợc ghi sổ vào tổng thể. Ví dụ, quá trình chọn mẫu theo đơn vị tiền đƣợc dùng để đánh giá liệu hàng tồn kho có đƣợc trình bày
trung thực hay không. KTV không thể sử dụng để đánh giá liệu có một số khoản mục tồn kho chƣa đƣợc tính hay không.
c. Xác định cỡ mẫu
Các nhân tố mà KTV nên xem xét để xác định cỡ mẫu bao gồm: sai số chấp nhận đƣợc, rủi ro có thể chấp nhận đƣợc của việc chấp nhận sai.
Sai số chấp nhận đƣợc là một giá trị đƣợc kiểm toán viên đặt ra mà dựa vào đó kiểm toán viên mong muốn đạt đƣợc mức độ đảm bảo hợp lý rằng sai sót thực tế của tổng thể không vƣợt quá giá trị đặt ra. Có mối quan hệ nghịch giữa quy mô của sai số chấp nhận đƣợc với quy mô mẫu yêu cầu. Nếu kiểm toán viên quyết định giảm sai số chấp nhận đƣợc thì quy mô mẫu cần cho quá trình chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ sẽ tăng lên [5].
Rủi ro có thể chấp nhận đƣợc của việc chấp nhận sai là rủi ro mà kiểm toán viên không chấp nhận một số dƣ là đúng khi sai số thực sự của số dƣ đó bằng hoặc lớn hơn rủi ro chấp nhận đƣợc. Có mối quan hệ nghịch giữa rủi ro có thể chấp nhận đƣợc của việc chấp nhận sai và quy mô mẫu yêu cầu [5].
1.3.2. Thực hiện kỹ thuật chọn mẫu
Để thực hiện các thủ tục kiểm toán, trƣớc hết kiểm toán viên chọn một mẫu căn cứ trên các đơn vị tiền và nhận diện các đơn vị vật chất có chứa các đơn vị tiền đó bằng cách sử dụng một trong những phƣơng pháp nhƣ: bảng số ngẫu nhiên, chọn mẫu có hệ thống hoặc dựa vào chƣơng trình máy tính… Sau đó kiểm toán viên áp dụng các thủ tục kiểm toán thích hợp để xác định từng đơn vị vật chất có hay không có bao gồm sai số [5].
Ví dụ trong quá trình xác nhận các khoản phải thu, kiểm toán viên sẽ chọn mẫu công nợ phải thu khách hàng để gửi thƣ xác nhận và xác định số tiền sai sót trong từng đối tƣợng đã xác nhận. Đối với những yêu cầu xác nhận không đƣợc hồi âm, KTV sẽ áp dụng các thủ tục thay thế để xác định sai số.
Kiểm toán viên có thể áp dụng các thủ tục kiểm toán thích hợp đối với mỗi khoản mục mà kiểm toán viên chọn mẫu nhằm xác định xem liệu có tồn tại những chênh lệch đòi hỏi phải điều tra và theo dõi hay không. Kiểm toán viên phải áp dụng thủ tục kiểm toán thay thế phù hợp với các mục tiêu kiểm toán đối với những khoản mục mà kiểm toán viên không thể thực hiện thủ tục kiểm toán chính.
1.3.3. Đánh giá kết quả mẫu
a. Tính toán kết quả chọn mẫu
Kiểm toán viên phải ƣớc tính tỷ lệ của sai số đối với từng phần tử của tổng thể có sai số.
- Phƣơng pháp tỷ số: đƣợc sử dụng khi sai sót của một phần tử liên quan đến giá trị của phần tử. Sai sót dự tính đƣợc xác định theo công thức: Sai
sót tiềm tàng dự tính = (Sai sót phát hiện được trong mẫu * Giá trị tổng thể)/(Giá trị của mẫu) [5].
- Phƣơng pháp chênh lệch: đƣợc thực hiện khi sai sót không có sự liên quan đến giá trị của phần tử, nghĩa là sai sót sẽ không thay đổi đối với tất cả phần tử và sẽ tăng lên tƣơng ứng với số lƣợng phần tử trong tổng thể. Sai sót tiềm tàng dự tính đƣợc tính theo công thức: Sai sót tiềm tàng dự tính = (Sai
sót phát hiện được trong mẫu * Số lượng phần tử tổng thể)/(Số lượng phần tử của mẫu) [5].
Các kết quả thống kê khi chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ đƣợc sử dụng xem nhƣ các giới hạn của sai số. Cả giới hạn trên và giới hạn dƣới của sai số đều phải đƣợc tính.
b. Thực hiện phân tích sai số
Kiểm toán viên cần phải đánh giá bản chất và nguyên nhân của các sai số. Ví dụ, khi xác nhận các khoản phải thu, giả sử tất cả các sai số đều vì công ty khách hàng không vào sổ hàng hóa bị trả lại. Kiểm toán viên phải xác định
vì sao loại sai số đó phát sinh thƣờng xuyên nhƣ vậy và liệu sai số đó có ảnh hƣởng đến sự trung thực của báo cáo tài chính hay không.
Phần quan trọng của việc phân tích sai số là việc quyết định liệu có cần bất kỳ sự sửa đổi nào đối với mô hình rủi ro kiểm toán hay không. Nếu kiểm toán viên kết luận là việc không ghi sổ hàng hóa trả lại là do nhƣợc điểm của quá trình kiểm soát nội bộ thì có thể cần đánh giá lại rủi ro kiểm soát. Điều này dẫn đến kiểm toán viên giảm rủi ro chấp nhận đƣợc của việc chấp nhận sai, khiến các giới hạn sai số của các tính toán trong chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ tăng lên [5].
c. Đưa ra kết luận cuối cùng
Nguyên tắc quyết định của cách chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ là: nếu cả giới hạn dƣới lẫn giới hạn trên của sai số nằm giữa các số tiền sai số báo cáo dƣ và báo cáo thiếu chấp nhận đƣợc thì chấp nhận kết luận là giá trị ghi sổ không bị báo cáo sai một số tiền nghiêm trọng, nếu khác thì kết luận là giá trị ghi sổ bị báo cáo sai một số tiền nghiêm trọng [5].
Thực hiện khảo sát kiểm toán mở rộng trong các lĩnh vực đặc thù: nếu quá trình phân tích các sai số chỉ rõ là hầu hết các sai số là dạng đặc biệt thì nên hạn chế nỗ lực kiểm toán thêm đối với lĩnh vực có vấn đề đó [5].
Tăng quy mô mẫu: khi kiểm toán viên tăng quy mô mẫu, cả giới hạn trên và dƣới của sai số đều nhỏ hơn nếu tỷ lệ của các sai số trong mẫu mở rộng. Tăng dung lƣợng mẫu có thể thỏa mãn các yêu cầu về sai số chấp nhận đƣợc của kiểm toán viên [5].
Điều chỉnh số dƣ tài khoản: khi một trong những giới hạn sai số lớn hơn mức mà kiểm toán viên chấp nhận thì khách hàng có thể điều chỉnh giá trị ghi sổ. Số tiền điều chỉnh thƣờng đƣợc tính bằng cách sử dụng các phƣơng pháp phi thống kê hoặc kỹ thuật chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ nâng cao [5].
Yêu cầu khách hàng sửa lại tổng thể: trong một số trƣờng hợp sổ sách của khách hàng không đầy đủ, cần phải sửa lại toàn bộ tổng thể trƣớc khi cuộc kiểm toán có thể hoàn thành. Ví dụ, trong các khoản phải thu, khách hàng có thể đƣợc yêu cầu lập bảng kê theo thời gian nếu kiểm toán viên kết luận có những sai số đáng kể [5].
Từ chối đƣa ra ý kiến chấp nhận toàn phần: nếu kiểm toán viên tin là các số tiền ghi sổ của các khoản phải thu hoặc của bất kỳ tài khoản nào khác không đƣợc báo cáo trung thực thì cần phải theo ít nhất một trong các phƣơng án ở trên hoặc đƣa ra ý kiến kiểm toán một cách thích hợp [5].
CHƢƠNG 2
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG KỸ THUẬT CHỌN MẪU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH ÁP DỤNG TẠI
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AFA