8. Bố cục của đề tài
2.2.1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
Trong bƣớc lập kế hoạch kiểm toán, AFA sẽ thực hiện các thủ tục để đạt đƣợc sự hiểu biết sâu sắc về hoạt động kinh doanh của khách hàng, hệ thống kiểm soát nội bộ và hệ thống kế toán của khách hàng. Trên cơ sở của sự hiểu biết này để đánh giá các rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát gắn liền với hoạt động kinh doanh và báo cáo tài chính của khách hàng. Cũng trong giai đoạn này, AFA sẽ thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ nhằm đánh giá sơ bộ về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của các khách hàng trong năm và làm cơ sở để xác định các rủi ro có thể có đối với báo cáo tài chính và hoạt động kinh doan của khách hàng.
Trên cơ sở những hiểu biết và đánh giá trên, AFA sẽ tập trung vào việc đánh giá rủi ro chi tiết cho từng loại tài khoản và nghiệp vụ chủ yếu trên báo cáo tài chính của khách hàng, từ đó lập kế hoạch kiểm toán chi tiết.
Kế hoạch kiểm toán sẽ đƣợc lập bởi trƣởng nhóm kiểm toán và đƣợc soát xét bởi chủ nhiệm kiểm toán phụ trách khách hàng, thành viên Ban Tổng Giám đốc phụ trách khách hàng, thành viên ban Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm kiểm soát rủi ro và chất lƣợng kiểm toán.
Các bƣớc thực hiện chi tiết nhƣ sau:
- Thu thập toàn bộ các tài liệu và thông tin cần thiết để có thể hiểu biết sâu sắc về đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty bao gồm việc tìm hiểu về các yếu tố bên trong doanh nghiệp nhƣ cơ cấu tổ chức quản lý, mục tiêu kinh doanh, các hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp, các nguồn tài chính và chính sách kế toán của các đơn vị; các yếu tố bên ngoài nhƣ môi trƣờng kinh doanh, tình hình cạnh tranh trên thị trƣờng, các vấn đề đặc thù của ngành, các quy định pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh của
Công ty và quá trình kiểm soát rủi ro nhƣ môi trƣờng kiểm soát, quá trình đánh giá rủi ro, kiểm soát hoạt động và thông tin của Ban lãnh đạo Công ty.
- Thu thập tài liệu, thực hiện phỏng vấn và quan sát các nhân viên của Công ty để có thể hiểu à đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ và hệ thống kế toán của doanh nghiệp. Công việc này bao gồm việc tìm hiểu và đánh giá các chu trình kinh doanh sau:
o Chu trình lập báo cáo tài chính theo quy định hiện hành;
o Quy trình quản lý tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng và các giao dịch bằng tiền trong doanh nghiệp;
o Chu trình quản lý doanh thu, thu nhập khác và các khoản phải thu;
o Chu trình quản lý và theo dõi việc sử dụng tài sản cố định và các khoản đầu tƣ;
o Chu trình quản lý và theo dõi hàng tồn kho; chi phí mua sắm;
o Chu trình quản lý và theo dõi tiền lƣơng và các khoản than toán cho ngƣời lao động;
o Chu trình theo dõi thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nƣớc;
o Chu trình theo dõi và quản lý các khoản vay, nợ.
Trong việc soát xét các quy trình này, các kiểm toán viên của AFA phải hiểu đƣợc về các hoạt động kinh doanh chủ yếu trong mỗi chu trình, việc ứng dụng tin học trong quản lý mỗi chu trình để có thể rút ra các kết luận sơ bộ về mức độ tin cậy của quy trình xử lý các thông tin tài chính.
- Phân tích sơ bộ tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị. Công việc này bao gồm việc thu thập các thông tin tài chính và phi tài chính của đơn vị; thực hiện tính toán và so sánh các chỉ số và thông tin; phân tích kết quả dựa trên các tính toán ban đầu và phân tích sâu hơn trên cơ sở kết hợp các thông tin với kết quả đạt đƣợc trong các tính toán ban đầu.
- Đánh giá rủi ro cho các khoản mục chủ yếu trên báo cáo tài chính của Công ty. Công việc này bao gồm việc xem xét các rủi ro phát hiện trong quá trình tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của đơn vị, tìm hiểu về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị, phân tích sơ bộ tình hình tài chính và kết quả kinh doanh trong các bƣớc trên và xác định thêm các rủi ro chi tiết liên quan đến từng tài khoản và số dƣ cụ thể;
- Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết cho từng khoản mục trên báo cáo tài chính.