8. Bố cục của đề tài
1.2.3. Đánh giá kết quả mẫu
a. Tính toán kết quả chọn mẫu
Xác định các kết quả chọn mẫu trong chọn mẫu thuộc tính có thể đƣợc thực hiện bằng chƣơng trình máy tính hoặc các bảng chọn thuộc tính. Kiểm toán viên tính độ sai lệch mẫu và tỷ lệ sai lệch cao nhất đã tính toán. Tỷ lệ sai lệch chọn mẫu là số sai lệch đƣợc phát hiện trong mẫu chia cho số lƣợng khoản mục. Tỷ lệ sai lệch phản ánh ƣớc lƣợng tốt nhất của KTV về tỷ lệ sai lệch tổng thể. Tỷ lệ sai lệch cao nhất đã tính toán thể hiện giới hạn phía trên cho tỷ lệ sai lệch tổng thể đƣợc dựa trên cỡ mẫu, số lƣợng sai lệch, mức rủi ro theo kế hoạch trong đánh giá rủi ro về độ tin cậy cao vào hệ thống kiểm soát nội bộ.
b. Thực hiện phân tích sai lệch
Kiểm toán viên nên đánh giá những khía cạnh chất lƣợng của các sai lệch đƣợc nhận diện. Điều này có liên quan đến hai vấn đề cần xem xét:
- Thứ nhất là bản chất của sai lệch và nguyên nhân của sai lệch.
- Thứ hai là KTV nên xem xét những sai lệch này có thể ảnh hƣởng nhƣ thế nào tới các giai đoạn khác nhau của cuộc kiểm toán.
c. Đưa ra kết luận cuối cùng
Trong kết luận về việc ứng dụng chọn mẫu thống kê trong thử nghiệm kiểm soát, KTV so sánh tỷ lệ sai lệch có thể chấp nhận đƣợc với tỷ lệ sai lệch cao nhất theo tính toán.
- Nếu tỷ lệ sai lệch cao nhất theo tính toán thấp hơn tỷ lệ sai lệch chấp nhận đƣợc, KTV đƣa ra kết luận: có thể tin và dựa vào hệ thống kiểm soát.
- Nếu tỷ lệ sai lệch cao nhất theo tính toán lớn hơn tỷ lệ sai lệch chấp nhận đƣợc, KTV phải kết luận: hệ thống kiểm soát đang hoạt động thấp hơn mức có thể chấp nhận đƣợc, cho nên không thể dựa vào hệ thống kiểm soát nội bộ.
Tuy nhiên kết luận cuối cùng về rủi ro kiểm soát đối với hệ thống kế toán sẽ đƣợc kiểm tra dựa vào những đánh giá mang tính chuyên nghiệp của các KTV từ kết quả chọn mẫu và những thử nghiệm kiểm soát có liên quan nhƣ phỏng vấn hay quan sát…