Công tác chuẩn bị lập BCTC hợp nhất

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tập đoàn trường thịnh (Trang 63 - 64)

7. Tổng quan tài liệu

2.2.3. Công tác chuẩn bị lập BCTC hợp nhất

a. Công tác đối chiếu công nợ

Vào cuối mỗi quý và cuối năm, đối với các khoản công nợ nội bộ với đơn vị trực thuộc, kế toán lập bảng tổng hợp chi tiết công nợ với từng đơn vị, thực hiện đối chiếu và kiểm tra các khoản công nợ tƣơng ứng ở mỗi đơn vị

(Phụ lục 2). Sau khi có biên bản xác định công nợ nội bộ chính xác, kế toán thực hiện lập BCTC tổng hợp ở công ty mẹ dựa trên các BCTC của các đơn vị trực thuộc và biên bản đối chiếu công nợ nội bộ.

Đối với các khoản công nợ với các thành viên khác trong nội bộ và bên ngoài Tập đoàn, kế toán lập các biên bản đối chiếu các khoản phải thu và các khoản phải trả bằng các tổng hợp số liệu tài khoản chi tiết của TK 131 và TK 331 theo từng mã đối tƣợng.

b. Công tác kiểm kê tài sản

Vào cuối mỗi năm, Tập đoàn đều tổ chức kiểm tra toàn bộ tài sản của các công ty một cách chặt chẽ. Đặc biệt là số lƣợng tài sản lớn hơn 400 xe và đầu máy thi công đƣợc phân bố tại các công trình xây dựng từ Quảng Bình đến Huế, hơn 2000 danh mục công cụ, dụng cụ, vật tƣ và thiết bị của khu Sun Spa resort và khu du lịch sinh thái động Thiên Đƣờng. Mặt khác, Tập đoàn lại không xây dựng mã số tài sản trên các biên bản kiểm kê cho các tài sản (Phụ lục 3) nên công tác kiểm kê thực sự gặp nhiều khó khăn và chƣa đảm bảo tính chính xác.

Công tác kiểm kê tài sản đƣợc thực hiện nghiêm túc nhằm đánh giá tình trạng sử dụng của các tài sản, phát hiện tài sản thiếu hoặc thừa và tìm hiểu nguyên nhân. Từ đó tổ chức xử lý sau kiểm kê, truy cứu trách nhiệm, thu hồi tài sản (nếu thiếu) và ghi vào sổ kế toán.

c. Xử lý các bút toán vào cuối niên độ kế toán

- Tính khấu hao TSCĐ

Các TSCĐ của công ty chủ yếu là văn phòng, nhà xƣởng, các xe, đầu máy xây dựng và các tài sản khác đều có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài. Tập đoàn áp dụng chính sách trích khấu hao theo phƣơng pháp đƣờng thẳng cho toàn bộ TSCĐ. Phƣơng pháp này giúp kế toán để áp dụng và theo dõi tình hình biến động TSCĐ.

- Trích lập dự phòng

Vào ngày kết thúc niên độ kế toán, kế toán phải xác định các khoản dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng giảm giá hàn tồn kho cần phải trích lập. Nếu số cần trích lập cho mỗi tài khoản lớn hơn số đã trích thì kế toán trích lập thêm. Nếu khoản cần thích lập thêm nhỏ hơn thì kế toán phải hoàn nhập phần chêch lệch. Năm 2014, căn cứ vào tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty mẹ đã không trích lập các khoản dự phòng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tập đoàn trường thịnh (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)