Thực trạng quản lý chi thƣờng xuyên NSNN tại Phòng Tài chính

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên NSNN tại phòng tài chính kế hoạch thị xã gia nghĩa, tỉnh đắk nông (Trang 46 - 55)

8. Tổng quan về tài liệu

2.2.2.Thực trạng quản lý chi thƣờng xuyên NSNN tại Phòng Tài chính

chính - Kế hoạch thị xã Gia Nghĩa giai đoạn 2012-2015

a. Quản lý công tác lập dự toán chi thường xuyên NSNN

Công tác lập dự toán chi NSNN thƣờng xuyên trong các đơn vị thụ hƣởng NSNN tại thị xã Gia Nghĩa đƣợc thực hiện trên cơ sở Luật ngân sách Nhà nƣớc ngày 16/12/2002 và các văn bản hƣớng dẫn thi hành luật này, gồm: Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/06/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành luật ngân sách Nhà nƣớc và Thông tƣ số 59/2003/TT-BTC ngày 23/06/2003 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/06/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành luật ngân sách Nhà nƣớc.

Trình tự thực hiện:

Hàng năm căn cứ vào thông báo của UBND tỉnh, Sở Tài chính về hƣớng dẫn xây dựng dự toán ngân sách năm sau. UBND thị xã tổ chức triển khai công tác xây dựng dự toán ngân sách nhà nƣớc cho năm sau và đồng thời giao cho Phòng tài chính - kế hoạch thị xã chủ trì hƣớng các đơn vị xây dựng dự toán và tổng hợp dự toán ngân sách thị xã.

Căn cứ vào thông báo số kiểm tra dự toán chi thƣờng xuyên NS cấp thị xã thông báo và thực hiện năm trƣớc. Kế toán các đơn vị lập dự toán chi

thƣờng xuyên NS, gửi báo cáo thủ trƣởng đơn vị trƣớc ngày 30/6 năm trƣớc. Sau khi dự toán đƣợc thủ trƣởng đơn vị xem xét, kế toán các đơn vị tham mƣu giúp thủ trƣởng đơn vị mình gửi báo cáo tới Phòng Tài chính - Kế hoạch thị xã trƣớc ngày 05/7 năm trƣớc.

Trên cơ sở dự toán ngân sách chi thƣờng xuyên cho năm sau của các đơn vị xây dựng, Phòng Tài chính - Kế hoạch thị xã tiến hành thực hiện kiểm tra nhƣ sau:

- Đối với kinh phí tự chủ: Phòng Tài chính - Kế hoạch thị xã căn cứ vào biên chế đƣợc cấp có thẩm quyền giao, quỹ tiền lƣơng của các đơn vị để làm cơ sở xây dựng kinh phí chi thƣờng xuyên cho các đơn vị đối với chi quản lý Nhà nƣớc, Đảng, Đoàn thể. Đƣợc xác định trên cơ sở đảm bảo tỷ lệ chi tổng quỹ tiền lƣơng (gồm chi lƣơng, phụ cấp và các khoản có tính chất lƣơng) bằng 70% tổng chi quản lý, chi thực hiện nhiệm vụ không kể chi tiền lƣơng và các khoản có tính chất lƣơng là 30% tổng chi quản lý. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, chúng ta so sánh hai cơ quan có số biên chế nhƣ nhau:

- Phòng Quản lý đô thị thị xã: Số biên chế đƣợc giao là 10 biên chế, biên chế có mặt là 10 ngƣời, đa số là cán bộ hạn chế thời gian về thâm niên công tác, quỹ lƣơng bình quân cả phòng 420 triệu đồng/năm, lƣơng lƣơng cơ sở là 730.000 đồng. Dự toán chi thƣờng xuyên của cơ quan này ổn định giai đoạn 2011-2015 là 180 triệu đồng/năm (420trđ*30%/70%). Bình quân một biên chế là: 18 triệu đồng.

- Phòng Tài chính - Kế hoạch thị xã: Số biên chế đƣợc giao là 10 biên chế, biên chế có mặt là 10 ngƣời, đa số là cán bộ có thâm niên công tác lâu năm, quỹ lƣơng bình quân cả phòng 560 triệu đồng/năm, lƣơng lƣơng cơ sở là 730.000 đồng. Dự toán chi thƣờng xuyên của cơ quan này ổn định giai đoạn 2011-2015 là 240 triệu đồng/năm (560trđ*30%/70%). Bình quân một biên chế là: 24 triệu đồng.

Nhƣ vậy đơn vị nào có quỹ tiền lƣơng cao thì sẽ kéo theo chi quản lý hành chính cao.

Đối với chi ngân sách thƣờng xuyên cho sự nghiệp giáo dục, theo quy định tỷ lệ chi tiền lƣơng, phụ cấp, các khoản có tính chất lƣơng (nhƣ BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn) tối đa 80% tổng chi sự nghiệp giáo dục, chi giảng dạy và học tập thực hiện nhiệm vụ giáo dục (không kể chi tiền lƣơng và các khoản có tính chất lƣơng) tối thiểu 20% tổng chi sự nghiệp giáo dục (chƣa kể nguồn thu học phí). Quy định này đƣợc xác định trên cơ sở xem xét tính phù hợp giữa tỷ lệ chi cho con ngƣời và chi hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, tránh tình trạng chi cho con ngƣời lớn trong khi không đảm bảo các điều kiện cần thiết (nhƣ trang thiết bị, dụng cụ ) cho dạy, học và ngƣợc lại.

- Đối với kinh phí không tự chủ: Trên cơ sở dự toán của các đơn vị xây dựng, Phòng tài chính - kế hoạch thị xã căn cứ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, chức năng nhiệm vụ cụ thể của từng đơn vị và nhiệm vụ UBND thị xã giao cho các đơn vị.

Phòng Tài chính - Kế hoạch thị xã sau khi thảo luận dự toán chi thƣờng xuyên thì tổng hợp dự toán chi thƣờng xuyên NSNN hàng năm, báo cáo UBND thị xã để trình HĐND thị xã thông qua.

Căn cứ Nghị quyết của HĐND thị xã thông qua, Phòng Tài chính - Kế hoạch thị xã tham mƣu UBND thị xã ban hành quyết định giao chỉ tiêu dự toán chi thƣờng xuyên ngân sách cho các phòng, ban, đơn vị thuộc thị xã quản lý.

Nhận xét:

Việc xây dựng thực hiện dự toán chi thƣờng xuyên ngân sách thị xã đã đảm bảo sát các quy định của pháp luật về NSNN.

Phòng Tài chính - Kế hoạch thị xã đã tham mƣu cho UBND thị xã bố trí kinh phí kịp thời, giúp bộ máy chính quyền ở địa phƣơng hoàn thành tốt

nhiệm vụ đƣợc giao về quản lý kinh tế xã hội văn hóa, các chính sách xã hội đƣợc thực hiện tốt.

Phòng Tài chính - Kế hoạch thị xã thƣờng xuyên cung cấp đầy đủ, kịp thời các văn bản quy định về chế độ, chính sách, các văn bản có liên quan đến vấn đề quản lý chi thƣờng xuyên NS thị xã tới kế toán, cán bộ phụ trách NS chi thƣờng xuyên các đơn vị, nhanh chóng giải quyết các vấn đề vƣớng mắc trong khâu lập dự toán chi thƣờng xuyên NS, đồng thời nhắc nhở, đôn đốc các đơn vị lập dự toán đúng quy định, đảm bảo đúng thời gian nộp dự toán.

Bên cạnh những mặt đƣợc nêu trên, vẫn còn một số hạn chế: đó là chất lƣợng lập dự toán còn nhiều bất cập, chƣa sát với thực tế và yêu cầu chi tiêu công, điều này cho thấy khi Phòng Tài chính - Kế hoạch thị xã tổng hợp và lập dự toán chi NS toàn thị xã còn chƣa thực sự sâu sát với dự toán các đơn vị gửi, nên trong năm NS không đảm bảo các hoạt động thƣờng xuyên cần thiết của đơn vị khiến các đơn vị gặp khó khăn trong việc hoàn thành tốt các nhiệm vụ của thị xã.

Phòng Tài chính - Kế hoạch thị xã tham mƣu HĐND, UBND thị xã giao dự toán NS chi thƣờng xuyên cho chi quản lý Nhà nƣớc, Đảng, Đoàn thể tỷ lệ chi tổng quỹ tiền lƣơng (gồm chi lƣơng, phụ cấp và các khoản có tính chất lƣơng) bằng 70% tổng chi quản lý, chi thực hiện nhiệm vụ không kể chi tiền lƣơng và các khoản có tính chất lƣơng là 30% tổng chi quản lý là chƣa hợp lý, chƣa đảm bảo sự công bằng giữa các đơn vị với nhau trong khi đó cùng thực hiện chức năng, nhiệm vụ nhƣ nhau.

b. Quản lý công tác chấp hành dự toán chi thường xuyên NSNN

Sau khi UBND thị xã tiến hành ra quyết định giao dự toán ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc, Phòng Tài chính - Kế hoạch thị xã căn cứ vào quyết định của UBND thị xã thông báo phân bổ dự toán ngân

sách gửi cho các đơn vị; đồng thời gửi Kho bạc Nhà nƣớc thị xã để phối hợp thực hiện.

Thời gian tổ chức chấp hành ngân sách Nhà nƣớc ở nƣớc ta đƣợc tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dƣơng lịch.

Chấp hành dự toán chi thƣờng xuyên trong giai đoạn này tại thị xã Gia Nghĩa đƣợc quản lý theo chu trình ngân sách hay còn gọi là quản lý chi ngân sách theo kế hoạch hàng năm. Bao gồm các giai đoạn:

- Phân bổ các khoản chi thƣờng xuyên.

- Điều chỉnh dự toán chi thƣờng xuyên (nếu có).

Việc quản lý NSNN theo kế hoạch hàng năm cho phép tính toán tƣơng đối sát nguồn lực tài chính có thể có đƣợc, từ đó giúp cho việc bố trí chi tiêu tƣơng ứng với năng lực thực tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phân bổ dự toán NS chi thường xuyên:

Các bƣớc thực hiện phân bổ dự toán NS chi thƣờng xuyên sau khi nhận đƣợc Quyết định giao dự toán của UBND thị xã nhƣ sau:

Bước 1: Đơn vị sử dụng dự toán đề nghị Phòng Tài chính - Kế hoạch thị xã thẩm tra phân bổ dự toán chi thƣờng xuyên cho đơn vị.

Bước 2: Phòng Tài chính - Kế hoạch thị xã thẩm tra và phân bổ dự toán chi thƣờng xuyên theo quyết định của UBND thị xã giao dự toán cho đơn vị.

Bước 3: Đơn vị ra quyết định phân bổ dự toán về cho đơn vị trực thuộc đồng gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch (nếu có).

Bước 4: Phòng Tài chính - Kế hoạch thị xã nhập dự toán vào phần mềm quản lý ngân sách Tabmis thông qua Kho bạc Nhà nƣớc cấp kinh phí hoạt động cho đơn vị.

Điều chỉnh, bổ sung dự toán NS chi thường xuyên:

Các đơn vị nếu có thay đổi mục đích sử dụng đã đƣợc bố trí trong dự toán NS chi thƣờng xuyên đầu năm tƣơng ứng nhiệm vụ đƣợc giao thì các

đơn vị có văn bản gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch thị xã để tổng hợp trình UBND thị xã xem xét điều chỉnh dự toán NS cho ph đúng mục đích sử dụng.

Trong năm dự toán, các nhiệm vụ, chƣơng trình công tác của các cơ quan, phòng, ban, chỉ đạo của UBND thị xã phát sinh thì các đơn vị xác định kinh phí gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch thị xã tổng hợp trình UBND thị xã xem xét, bổ sung kinh phí cho các đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện nhiệm vụ.

Do việc lập dự toán bƣớc đầu vào tháng 10 hàng năm, nên việc bổ sung dự toán trong năm là không thể tránh khỏi. Do đó, hàng năm NS thị xã đều cân đối bổ sung kinh phí để các đơn vị sử dụng thực hiện các chính sách chế độ phát sinh trong năm theo chỉ đạo các cấp có thẩm quyền.

Nhận xét:

Việc cấp phân bổ dự toán giúp Phòng Tài chính - Kế hoạch thị xã kiểm soát đƣợc tình hình sử dụng dự toán của đơn vị qua đó phát hiện đƣợc những bất cập, sai phạm. Việc phân bổ dự toán cho các đơn vị giúp các đơn vị quản lý từng nguồn dự toán sử dụng cho từng nhiệm vụ, tránh tình trạng đơn vị sử dụng sai nguồn chi sai nhiệm vụ. Đôn đốc đơn vị thực hiện các nhiệm vụ đã đƣợc cấp dự toán một cách kịp thời.

Tuy nhiên bên cạnh đó còn có một số hạn chế nhất định, đó là xuất phát từ yếu điểm trong khâu lập dự toán là chƣa sâu sát thực tế nên trong quá trình chấp hành hầu hết các đơn vị phải tiến hành điều chỉnh dự toán. Việc điều chỉnh này gây nhiều khó khăn trong việc đƣa ra các biện pháp tiết kiệm chi, nâng cao hiệu quả sử dụng NS thị xã. Tình hình kinh tế-xã hội không ngừng biến động nên khâu chấp hành chi NS cũng gặp nhiều khó khăn hơn.

c. Quản lý công tác quyết toán chi thường xuyên NSNN

Quyết toán chi thƣờng xuyên NS thị xã là khâu cuối c ng xác định kết quả thực hiện các khoản chi đã ghi trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

trong quá trình quản lý chi thƣờng xuyên NSNN. Là cơ sở để phân tích, đánh giá việc thực hiện các khoản chi ghi trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong quá trình quản lý NSNN, từ đó rút ra ƣu, nhƣợc điểm và bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách thị xã.

Hàng năm Phòng Tài chính - Kế hoạch thị xã căn cứ Thông tƣ số 01/2007/TT-BTC ngày 02/01/2007 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn xét duyệt, thẩm định và thông báo quyết toán năm đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức đƣợc ngân sách nhà nƣớc hỗ trợ và ngân sách các cấp.

Quy trình xét duyệt và thông báo quyết toán năm:

- Đơn vị dự toán lập và gửi báo cáo quyết toán năm theo danh mục áp dụng cho các đơn vị kế toán cấp cơ sở quy định tại Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp hiện hành (ban hành kèm theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính) của đơn vị gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch thị xã để xem xét và lập kế hoạch tiến hành xét duyệt quyết toán tại đơn vị.

Nội dung xét duyệt quyết toán theo các nội dung nhƣ sau:

+ Kiểm tra từng chứng từ thu phí, lệ phí và các khoản thu khác đƣợc giao quản lý, thu nộp ngân sách nhà nƣớc theo quy định của pháp luật (nếu có);

+ Kiểm tra tính chính xác và pháp lý của dự toán chi ngân sách đƣợc giao, bảo đảm khớp đúng với dự toán đƣợc cấp có thẩm quyền giao về tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực chi (kể cả dự toán bổ sung, điều chỉnh trong năm).

+ Kiểm tra tính hợp pháp của từng khoản chi, bảo đảm khoản chi phải có trong dự toán ngân sách Nhà nƣớc đƣợc giao, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền quy định hoặc mức chi

theo Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị và đã đƣợc Thủ trƣởng đơn vị hoặc ngƣời đƣợc uỷ quyền quyết định chi;

+ Kiểm tra việc mua sắm, quản lý và xử lý tài sản; việc tổ chức đấu thầu, thẩm định giá đối với những khoản chi mua sắm, sửa chữa lớn; bảo đảm việc mua sắm, quản lý và sử dụng tài sản theo đúng các quy định của pháp luật;

+ Kiểm tra việc hạch toán, kế toán các khoản thu, chi, bảo đảm theo đúng chế độ kế toán, năm ngân sách, cấp ngân sách và Mục lục ngân sách Nhà nƣớc;

+ Kiểm tra tính khớp đúng của số liệu trên các chứng từ thu, chi, sổ kế toán và báo cáo quyết toán;

+ Kiểm tra số dƣ kinh phí đƣợc chuyển sang năm sau sử dụng và thanh toán gồm: Số dƣ kinh phí đã đƣợc cơ quan có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản theo quy định tại Thông tƣ số 108/2008/TT-BTC ngày 18/11/2008 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn xử lý ngân sách cuối năm và lập báo cáo quyết toán ngân sách nhà nƣớc hàng năm. Đối với số dƣ kinh phí không đƣợc chuyển sang năm sau sử dụng và thanh toán thì phải thu hồi nộp ngân sách Nhà nƣớc;

+ Kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị của cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền qua công tác kiểm toán, thanh tra, xét duyệt hoặc thẩm định quyết toán. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Kết thúc việc xét duyệt quyết toán năm, Phòng Tài chính - Kế hoạch thị xã xét duyệt quyết toán phải lập biên bản xét duyệt quyết toán năm để làm căn cứ thông báo quyết toán năm; lập theo Biểu 03 theo quy định tại Thông tƣ số 01/2007/TT-BTC ngày 02/01/2007 của Bộ Tài chính.

- Sau khi xét duyệt quyết toán năm, Phòng Tài chính - Kế hoạch thị xã có quyền:

+ Yêu cầu đơn vị đƣợc xét duyệt giải trình hoặc cung cấp thông tin, số liệu cần thiết cho việc xét duyệt quyết toán;

+ Xuất toán các khoản thu, chi sai chế độ, chi không có trong dự toán ngân sách đƣợc giao;

+ Yêu cầu đơn vị đƣợc xét duyệt điều chỉnh lại số liệu quyết toán nếu có sai sót và điều chỉnh lại báo cáo quyết toán theo kết quả đã đƣợc xét duyệt;

+ Đề nghị KBNN nơi đơn vị đƣợc xét duyệt mở tài khoản giao dịch

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên NSNN tại phòng tài chính kế hoạch thị xã gia nghĩa, tỉnh đắk nông (Trang 46 - 55)