Tổ chức bộ máy thực hiện quản lý chi thƣờng xuyên NSNN địa

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên NSNN tại phòng tài chính kế hoạch thị xã gia nghĩa, tỉnh đắk nông (Trang 26 - 28)

8. Tổng quan về tài liệu

1.2.4. Tổ chức bộ máy thực hiện quản lý chi thƣờng xuyên NSNN địa

- Trong quá trình tổ chức thực hiện dự toán chi thƣờng xuyên mỗi ngành, mỗi cấp, mỗi đơn vị phải căn cứ vào dự toán kinh phí đã đƣợc duyệt mà phân bổ và sử dụng cho các khoản mục chi và phải hạch toán theo đúng mục lục NSNN đã quy định.

- Xây dựng các định mức, tiêu chuẩn chi tiêu phù hợp với từng đối tƣợng hay tính chất công việc; đồng thời lại phải có tính thực tiễn cao.

- Khi đánh giá tính hiệu quả của chi ngân sách địa phƣơng phải đạt đƣợc lợi ích kinh tế - xã hội mà địa phƣơng đƣợc thụ hƣởng.

1.2.4. Tổ chức bộ máy thực hiện quản lý chi thƣờng xuyên NSNN địa phƣơng địa phƣơng

Quản lý NSĐP nói chung, quản lý chi NSĐP cho chi thƣờng xuyên nói riêng luôn có sự tham gia của nhiều cơ quan khác nhau. Trong đó, đứng đầu là cơ quan quyền lực nhà nƣớc tại địa phƣơng là cơ quan quyết định mọi chủ trƣơng, kế hoạch thực hiện và giám sát toàn bộ hoạt động quản lý NSĐP; tiếp đến là cơ quan hành chính nhà nƣớc tại địa phƣơng chịu trách nhiệm thực hiện quản lý chung về tài chính ngân sách tại địa bàn quản lý; trực tiếp tham gia các hoạt động quản lý ngân sách là các cơ quan chuyên môn, bao gồm cơ quan tài chính, KBNN các cấp.

Việc tổ chức bộ máy quản lý chi thƣờng xuyên NSĐP gồm nhiều cơ quan với chức năng, nhiệm vụ cụ thể nhƣ sau:

Hội đồng nhân dân:

Quyết định dự toán và phân bổ NSĐP; phê chuẩn quyết toán NSĐP; Quyết định điều chỉnh dự toán NSĐP trong trƣờng hợp cần thiết; Giám sát việc thực hiện ngân sách đã đƣợc HĐND quyết định.

Lập dự toán và phƣớng án phân bổ NSĐP, dự toán điều chỉnh NSĐP. Trong trƣờng hợp cần thiết trình HĐND c ng cấp quyết định và báo cáo cơ quan hành chính NN, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp; Lập quyết toán NSĐP trình HĐND c ng cấp phê chuẩn và báo cáo cơ quan hành chính NN, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp; Kiểm tra Nghị quyết của HĐND cấp dƣới về dự toán ngân sách và quyết toán ngân sách; Căn cứ và Nghị quyết của HĐND c ng cấp, quyết định giao nhiệm vụ thu, chi NS cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc, nhiệm vụ thu chi và mức bổ sung cho NS cấp dƣới; Tổ chức thực hiện NSĐP; Phối hợp với các cơ quan NN cấp trên trong việc quản lý NSNN theo lĩnh vực trên địa bàn; Báo cáo về NSNN theo quy định của pháp luật.

Cơ quan tài ch nh

Cơ quan tài chính các cấp là những cơ quan chuyên môn trực tiếp tham mƣu cho UBND các cấp trong việc quản lý, điều hành công tác quản lý chi thƣờng xuyên, ngoài ra còn một số cơ quan khác có liên quan.

Cơ quan tài chính là cơ quan tham mƣu giúp cơ quan hành chính nhà nƣớc trong việc tổng hợp dự toán ngân sách và phƣơng án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình. Cơ quan tài chính phải thƣờng xuyên xem xét khả năng đảm bảo kinh phí cho nhu cầu chi thƣờng xuyên từ nguồn NSNN.

- Thƣờng xuyên kiểm tra, giám sát tình hình nhận và sử dụng kinh phí tại đơn vị đƣợc cấp, các khoản chi tiêu đảm bảo đúng quy định hiện hành. Việc kiểm tra, giám sát phải đƣợc tiến hành một cách liên tục và có hệ thống thông qua các hình thức sau:

+ Thực hiện kiểm tra, giám sát thƣờng xuyên thông qua mỗi nghiệp vụ cấp phát kinh phí cho nhu cầu chi.

+ Thực hiện kiểm tra, giám sát định kỳ bằng việc thẩm định các báo cáo tài chính hàng quý của các đơn vị sử dụng ngân sách.

+ Thực hiện kiểm tra, giám sát một cách đột xuất tại đơn vị bằng việc tổ chức thanh tra tài chính.

- Sau khi năm ngân sách kết thúc, các đơn vị dự toán phối hợp với cơ quan tài chính để thực hiện quyết toán chi ngân sách. Cơ quan tài chính sẽ đề nghị xuất toán các khoản chi không đúng với quy định trong dự toán đã giao.

- Hàng năm, tổ chức tập huấn các văn bản, nghị định của Chính phủ, thông tƣ mới của Bộ Tài chính, đồng thời trên cơ sở các văn bản cấp trên, ban hành văn bản hƣớng dẫn về công tác tài chính ngân sách đến các đơn vị cấp dƣới và các đơn vị dự toán ngân sách.

Kho bạc Nhà nước:

Kiểm soát, đối chiếu các khoản chi so với dự toán ngân sách nhà nƣớc, bảo đảm các khoản chi phải có trong dự toán ngân sách nhà nƣớc đƣợc cấp có thẩm quyền giao, số dƣ tài khoản dự toán của đơn vị còn đủ để chi. Kiểm tra, kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của các hồ sơ, chứng từ theo quy định đối với từng khoản chi.

Kiểm tra, kiểm soát các khoản chi, bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quy định. Đối với các khoản chi chƣa có chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc, Kho bạc nhà nƣớc căn cứ vào dự toán ngân sách nhà nƣớc đã đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền giao để kiểm soát.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên NSNN tại phòng tài chính kế hoạch thị xã gia nghĩa, tỉnh đắk nông (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)