8. Tổng quan về tài liệu
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế
a. Nguyên nhân khách quan
- Thứ nhất, Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến công tác quản lý chi ngân sách, trong thời gian qua, liên tục đƣợc bổ sung, sửa đổi, chƣa đồng bộ, đôi khi còn chồng chéo. Điều
đó đã gây khó khăn trong công tác quản lý NSNN nói chung và lĩnh vực quản lý chi thƣờng xuyên NSNN nói riêng.
- Thứ hai, do nguồn thu ngân sách thị xã chƣa đảm bảo nhu cầu chi ngân sách thị xã, do đó các nhiệm vụ chi thƣờng xuyên còn phụ thuộc vào ngân sách tỉnh bổ sung hàng năm. Do nguồn thu đƣợc phân cấp, điều tiết thì nhỏ và tăng thu chậm mà nhu cầu chi cho việc phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phƣơng lại lớn dẫn đến căng th ng trong cân đối ngân sách. Hàng năm trông chờ vào kết quả bổ sung ngân sách cấp tỉnh mới có cơ sở bố trí nhiệm vụ chi thƣờng xuyên cho các cơ quan, đơn vị.
- Thứ ba, nguyên nhân thực hiện cao hơn so với dự toán, đó là do thực hiện chi trả chế độ tiền lƣơng mới và ngân sách tỉnh cấp bổ sung có mục tiêu và các chế độ chính sách nhƣ phụ cấp ƣu đãi cho đối với công chức, viên chức; phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo; các chế đội chính sách đối với v ng đồng bào khó khăn ...vv..
- Thứ tư, một số khoản chi ngân sách do ngân sách tỉnh cấp bổ sung vào cuối năm, do đó phải chuyển nguồn sang năm sau, dẫn đến số chi chuyển nguồn hàng năm lớn.
b. Nguyên nhân chủ quan
- Thứ nhất, công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt luật NSNN đến các đơn vị sử dụng NS chƣa sâu sắc, chƣa sâu rộng, chƣa đạt đƣợc mục tiêu đề ra, do vậy nhận thức về luật NSNN và các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng chi thƣờng xuyên NSNN của các cơ quan, đơn vị và của cán bộ còn hạn chế.
- Thứ hai, trình độ xây dựng dự toán của các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách còn yếu vì nhiều cán bộ làm công tác kế toán tại các cơ quan, đơn vị không đƣợc đào tạo bài bản, điều đó cho thấy khâu lựa chọn, tuyển cán bộ đầu vào chất lƣợng chƣa cao, đa số không đúng chuyên ngành cần tuyển mà
chủ yếu tuyển đầu vào những ngƣời có cùng nhóm ngành, nhƣ vị trí việc làm cần tuyển là chuyên ngành kế toán hành chính sự nghiệp nhƣng lại tuyển đầu vào ngành kế toán doanh nghiệp. Trong quá trình lập dự toán, một số đơn vị thƣờng lấy số dự toán giao năm trƣớc nhân với một tỷ lệ nhất định để lập dự toán năm sau mà chƣa căn cứ vào định mức phân bổ ngân sách ổn định trong từng thời kỳ; chƣa căn cứ vào việc điều chỉnh giảm hay bổ sung nhiệm vụ chi; vào việc thay đổi chính sách về tiền lƣơng, định mức chi tiêu của Nhà nƣớc. Số liệu dự toán đƣợc các đơn vị xây dựng không chính xác, thƣờng cao hơn so với định mức phân bổ ngân sách theo quy định mà không giải trình đƣợc nguyên nhân. Một số cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách còn có tƣ tƣởng đề phòng dự toán sẽ bị Phòng Tài chính – Kế hoạch thị xã cắt giảm bớt nên đã
lập dự toán cao hơn so với định mức và nhu cầu chi thực tế “đa số các đơn vị
có sử dụng ngân sách nhà nước có tư tưởng lập dự toán chi thường xuyên thường là ba chân nhằm để đề phòng Phòng Tài chính – Kế hoạch thị xã cắt giảm một chân còn lại hai chân”.
- Thứ ba, việc chấp hành dự toán chi thƣờng xuyên NSNN: bổ sung dự toán chi từ nguồn dự phòng để chi cho các nhiệm vụ không cấp bách, chƣa cần thiết còn cao, nhƣ bổ sung chi tổ chức các hội nghị ngành là chƣa ph hợp Luật ngân sách nhà nƣớc năm 2002, từ đó tạo tính ỷ lại cho một số đơn vị dự toán trong công tác lập dự toán hàng năm. Việc chấp hành cơ chế quản lý tài chính, quản lý chi tiêu thƣờng xuyên NSNN không đúng quy định là nguyên nhân nảy sinh lãng phí ở một số khâu, một số khoản chi. Không ít lãnh đạo các cơ quan, đơn vị còn tƣ tƣởng vận dụng tuỳ tiện, thiếu trách nhiệm trong việc quản lý các khoản chi này. Một số ít lãnh đạo, cán bộ công chức ở các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách chƣa nâng cao ý thức tiết kiệm trong chi tiêu
ngân sách“có tư tưởng cha chung không ai khóc”. Trách nhiệm của các thủ
vi phạm còn thiếu dẫn đến khi có vụ việc vi phạm về tài chính xảy ra thƣờng khó quy trách nhiệm cá nhân. Mặt khác, do thiếu cơ chế ràng buộc trách nhiệm đối với cán bộ lãnh đạo cơ quan đơn vị dẫn đến tình trạng ngƣời thực hiện đúng và sử dụng có hiệu quả các khoản chi thƣờng xuyên thì không đƣợc khen thƣởng; ngƣời sử dụng tuỳ tiện kém hiệu quả thì không bị xử lý.
- Thứ tư, về quyết toán chi thƣờng xuyên NSNN: đội ngũ cán bộ chuyên trách về quản lý tài chính ở các đơn vị chƣa đƣợc tăng cƣờng đúng mức về chất lƣợng và số lƣợng theo yêu cầu công việc, trình độ nghiệp vụ kế toán chƣa đồng đều giữa các đơn vị, cuối năm công tác khóa sổ, lập báo cáo quyết toán thƣờng chậm trễ, dẫn đến công tác lập báo cáo quyết toán NS thị xã không đảm bảo thời gian. Trong quá trình kiểm tra, xét duyệt quyết toán Phòng Tài chính - Kế hoạch thị xã phát hiện phát hiện sai sót, chi không đúng mục đích nhƣng không xuất toán mà nhắc nhở, cho đơn vị để bổ sung, điều chỉnh. Những vi phạm này chƣa có chế tài xử phạt, do vậy chƣa tạo nên áp lực buộc thủ trƣởng, kế toán trƣởng các đơn vị sử dụng ngân sách phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, hạn chế tối đa vi phạm trong quản lý và sử dụng NSNN đƣợc giao.
- Thứ năm, công tác thanh tra, kiểm tra quyết toán chi thƣờng xuyên NS thực hiện chƣa thực sự tốt, còn mang tính hình thức, thiếu trách nhiệm trong tổ chức phối hợp, hình thức xử lý chƣa nghiêm minh, xử phạt chƣa đúng mức. Sự phối hợp thanh tra, kiểm tra công tác quản lý chi thƣờng xuyên NS chƣa thực sự chặt chẽ, chƣa xử phạt triệt để, có những sai phạm đƣợc phát hiện nhƣng đối tƣợng vi phạm chƣa thực hiện qua nhiều năm nhƣng vẫn chƣa có biện pháp xử lý nghiêm, tuy có phát hiện những bất cập trong chế độ chính sách áp dụng đã cũ nhƣng việc kiến nghị các cấp thẩm quyền cấp trên để hoàn chỉnh hành lang pháp lý chƣa thực sự sâu sát.
- Thứ sáu, Chƣa quan tâm đúng mức công tác ứng dụng tin học trong quản lý, kiểm soát thanh toán chi thƣờng xuyên; hệ thống trang thiết bị công nghệ thông tin còn nhiều thiếu thốn, chƣa đƣợc đầu tƣ đúng mức, chƣa đáp ứng yêu cầu để triển khai mở rộng hệ thống thông tin. Cán bộ tin học là cán bộ kiêm nhiệm, năng lực về công nghệ thông tin chƣa cao nên việc hỗ trợ và xử lý các vấn đề trong việc áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý chƣa đƣợc hiệu quả. Hệ thống quản lý ngân sách TABMIS mới bƣớc đầu đƣa vào sử dụng nên không thể tránh khỏi những vƣớng mắc, khó khăn.
Kết luận chƣơng 2
Trong giai đoạn 2012 - 2015, chi thƣờng xuyên NSNN trên địa bàn thị xã Gia Nghĩa ngày càng tăng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển KT - XH của thị xã, quản lý chi thƣờng xuyên NSNN trên địa bàn thị xã cũng ngày càng hoàn thiện hơn: Xây dựng khuôn khổ pháp lý quản lý chi tiêu ngân sách, nâng cao hiệu quả phân bổ nguồn lực, cải thiện tính minh bạch chi ngân sách, cải thiện tình trạng phân bổ nguồn lực ngân sách.
Tuy nhiên bên cạnh đó quản lý chi thƣờng xuyên NSNN tại Phòng Tài chính - Kế hoạc thị xã Gia Nghĩa vẫn còn một số bất cập nhƣ: lập dự toán chi thƣờng xuyên NSNN chƣa sát nhu cầu với thực tế, chất lƣợng quyết toán còn hạn chế, vẫn xảy ra tình trạng chi ngoài kế hoạch theo cơ chế xin cho,...
Những nghiên cứu thực tiễn quản lý chi NSNN tại Phòng Tài chính - Kế hoạc thị xã Gia Nghĩa đƣợc thực hiện ở chƣơng 2 là một trong những cơ sở thực tiễn tạo điều kiện tốt cho những nghiên cứu và đề xuất giải pháp ở chƣơng 3.
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG QUẢN LÝ CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚCTẠI PHÒNG TÀI CHÍNH
– KẾ HOẠCH THỊ XÃ GIA NGHĨA