Nghiên cứu xây dựng định mức phân bổ dự toán chi thƣờng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên NSNN tại phòng tài chính kế hoạch thị xã gia nghĩa, tỉnh đắk nông (Trang 87 - 89)

8. Tổng quan về tài liệu

3.2.1.Nghiên cứu xây dựng định mức phân bổ dự toán chi thƣờng

xuyên NSNN cho chi quản lý Nhà nƣớc, Đảng, Đoàn thể áp dụng giai đoạn 2016-2020

Việc xây dựng định mức phân bổ chi thƣờng xuyên để làm cơ sở cho việc lập dự toán góp phần cải thiện tính minh bạch dự toán, đồng thời xoá bỏ triệt để cơ chế “xin – cho”; tạo sự bình đ ng, giám sát lẫn nhau đối với dự toán chi thƣờng xuyên giữa các cơ quan, đơn vị với nhau.

a. Sự cần thiết xây dựng định mức phân bổ chi thường xuyên

Tạo sự chủ động cho địa phƣơng trong công tác xây dựng dự toán, phân bổ ngân sách hàng năm.

Hệ thống tiêu chí phân bổ cụ thể rõ ràng, minh bạch, dể tính toán, đảm bảo tính công bằng, hợp lý trong phân bổ chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc.

Tổ chức thực hiện đúng quy trình theo Luật ngân sách, đảm bảo đƣợc công bằng, minh bạch trong việc phân bổ ngân sách cho đơn vị sử dụng ngân sách, đáp ứng nhu cầu sử dụng kinh phí hoạt động thƣờng xuyên của các đơn vị sử dụng ngân sách trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phƣơng.

b. Các yêu cầu xây dựng định mức chi thường xuyên

Để xây đƣợc định mức phân bổ chi thƣờng xuyên đạt hiệu quả cao, cần phải tuân thủ các yêu cầu sau:

- Biên chế đƣợc các phòng, ban, đơn vị thuộc thị xã quản lý đƣợc cấp có thẩm quyền giao biên chế cụ thể, rõ ràng.

- Định mức phân bổ chi thƣờng xuyên không bao gồm các lƣơng và các khoản có tính chất lƣơng nhƣ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, ...

- Định mức phân bổ chi thƣờng xuyên phải tính đến tất cả các khoản chi hành chính phục vụ hoạt động thƣờng xuyên bộ máy các cơ quan phát sinh hàng năm (đã bao gồm các khoản khen thƣởng theo chế độ, phúc lợi tập thể, thông tin liên lạc, công tác phí, hội nghị phí, đoàn ra, đoàn vào, văn phòng phẩm, điện nƣớc, xăng dầu ). Các khoản chi nghiệp vụ mang tính thƣờng xuyên phát sinh hàng năm (đã bao gồm chi tập huấn bồi dƣỡng nghiệp vụ chuyên môn; chi quản lý ngành, lĩnh vực; chi thực hiện chỉ đạo, kiểm tra; chi cho công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật ). Các khoản kinh phí mua sắm, thay thế trang thiết bị và phƣơng tiện làm việc; kinh phí sửa chữa thƣờng xuyên tài sản.

- Định mức phân bổ chi thƣờng xuyên xây dựng theo khung biên chế để dễ điều chỉnh khi phát sinh tăng, giảm biên chế. Ở thị xã Gia Nghĩa biên chế đƣợc giao cho các phòng, ban, đơn vị thuộc thị xã quản lý dao động từ 4- 13 biên chế, khi đó ta có thể xây dựng định mức phân bổ chi thƣờng xuyên theo hƣớng nhƣ sau:

Biên chế đƣợc giao Định mức phân bổ

Dƣới 5 biên chế triệu đồng/biên chế/năm

Từ 5 đến 10 biên chế triệu đồng/biên chế/năm

Từ 11 biên chế trở lên triệu đồng/biên chế/năm

- Khi xây dựng định mức phân bổ ngân sách chi thƣờng xuyên phải đo lƣờng và dự báo các yếu tố ảnh hƣởng trong thời kỳ ổn định ngân sách nhƣ mức độ trƣợt giá, diễn biến và tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong các năm tiếp theo để xây dựng định mức cho phù hợp.

Ngoài ra để xây dựng định mức phân bổ chi thƣờng có chất lƣợng, trở thành chuẩn mực để phân bổ kinh phí hay kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng kinh phí và quyết toán kinh phí chi thƣờng xuyên thì các định mức chi đƣợc xây dựng phải thỏa mãn các yêu cầu sau:

- Các định mức chi phải đƣợc xây dựng một các khoa học. Từ việc phân loại đối tƣợng đến trình tự, cách thức xây dựng định mức phải đƣợc tiến hành một cách chặt chẽ và có cơ sở khoa học xác đáng. Nhờ đó mà các định mức chi đảm bảo đƣợc tính phù hợp với mỗi loại hình hoạt động, phù hợp với từng đơn vị.

- Định mức chi phải có tính thực tiễn cao. Tức là, nó phải phản ánh mức độ phù hợp của các định mức với nhu cầu kinh phí cho các hoạt động. Chỉ có nhƣ vậy thì định mức chi mới trở thành chuẩn mực cho cả quá trình quản lý kinh phí chi thƣờng xuyên.

- Định mức chi phải đảm bảo tính thống nhất đối với từng khoản chi và đối với từng đối tƣợng thụ hƣởng NSNN cùng loại hình hoặc cùng loại hoạt động.

- Định mức chi phải đảm bảo tính pháp lý cao, tức là ban hành dƣới dạng văn bản quy phạm pháp luật, trình tự ban hành theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên NSNN tại phòng tài chính kế hoạch thị xã gia nghĩa, tỉnh đắk nông (Trang 87 - 89)