Các nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cải thiện chất lượng mô men động cơ bldc rotor ngoài trong truyền động trực tiếp (Trang 30)

Hiện tại ở Việt Nam, các nghiên cứu về động cơ nam châm vĩnh cửu nói chung và động cơ BLDC nói riêng chưa có công bố về phương pháp giảm mô men đập mạch. Các nghiên cứu đã công bố tập trung vào thiết kế, chế tạo, tối ưu hiệu suất hay cải thiện đặc tính khởi động, có thể tóm tắt một số nghiên cứu:

Báo cáo tổng kết đề tài cấp thành phố Hà Nội do TS Bùi Đức Hùng chủ nhiệm và cộng sự (2013) [19] đã nghiên cứu thiết kế và chế tạo thành công động cơ nam châm vĩnh cửu (PMSM) có công suất dưới 1 kW.

TS Nguyễn Vũ Thanh (2015) [20] với đề tài luận án TS: “Nghiên cứu thiết kế tối ưu động cơ đồng bộ 3 pha nam châm vĩnh cửu (LSPMSM)”. Trong nghiên cứu, tác giả tập trung xem xét thuật toán thiết kế, chế tạo hoàn chỉnh động cơ đồng bộ 3 pha nam châm vĩnh cửu khởi động trực tiếp từ lưới điện, từ đó thực hiện tối ưu để nâng cao hiệu suất, hệ số công suất 𝑐𝑜𝑠𝜑 và giảm thể tích nam châm vĩnh cửu động cơ chế tạo theo công nghệ đề xuất.

TS Lê Anh Tuấn (2018) [21] với đề tài luận án TS: “Nghiên cứu đặc tính động cơ đồng bộ nam châm vĩnh cửu khởi động trực tiếp có xét đến ảnh hưởng của bão hòa mạch từ và hiệu ứng mặt ngoài”. Trong nghiên cứu, tác giả tập trung đánh giá những yếu tố, thông số chính ảnh hưởng đến quá trình khởi động. Tính toán đặc tính điện cảm từ hóa đồng bộ dọc trục (Lmd), ngang trục (Lmq) của LSPMSM có xét đến ảnh hưởng bão hòa mạch từ và chế tạo động cơ thực nghiệm đặc tính khởi động, hiệu suất và hệ số công suất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cải thiện chất lượng mô men động cơ bldc rotor ngoài trong truyền động trực tiếp (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)