3.3.1 Tiếp nhận - Kiểm tra nguyên liệu:
Nguyên liệu trứng sau kiểm tra, tiến hành nhập kho: Trứng được đặc trên vỉ nhựa 24 trứng/vỉ, 18 vỉ/sọt, 15 sọt/pallet
Hình ảnh minh họa:
Hình 24 Hình minh họa nguyên liệu trứng nhập kho bảo quản
3.3.2 Rửa
Sử dụng phương pháp rửa xối để rửa nguyên liệu, thường dùng tia nước phun hay vòi hoa sen để xối, thường dùng tia nước phun (p=2-3at) để xối.
Máy minh họa:
Thông số kỹ thuật:
Công suất: 0.37kW
Sản lượng: 9500quả/giờ
Kích thước 4760W×1200L×1140H mm
Thân máy Inox SUS304
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động:
Hình 25 Máy rửa trứng tự động (VT-MRT02)
- Thân (2): có dạng khung hình chữ nhật kéo dài theo chiều dọc
- Băng tải (3): di chuyển được theo chiều dọc của thân (2) nhờ con lăn (8), giúp vận chuyển khay (6) đựng trứng (7) bên trong thân (2).
- Các chổi quét (4) có gắn cọ quét (9): được đặt theo phương thẳng đứng và cách đều nhau theo chiều dọc của thân (2).
- Dàn phun nước (5): gồm hai ống dẫn nước chính (17) và các vòi phun (18) được đặt ở giữa các chổi quét (4). Khi khay (6) được băng tải (3) đưa qua khe hở giữa các chổi quét (4), chổi quét (4) được dẫn động xoay tròn để tạo lực ma sát giữa cọ quét (9) và trứng (7), đồng thời dàn phun (5) phun nước trực tiếp lên bề mặt trứng (7) để làm sạch chất bẩn. Trứng qua xử lý có bề mặt sạch sẽ, bảo đảm an toàn và dự trữ được lâu hơn.
Hình ảnh minh họa công đoạn rửa:
Công nhân đổ vỉ trứng vào máy, máy
rửa kéo trứng lên từng hàng theo các
rãnh
Hệ thống chổi quét sạch bề mặt vỏ.
Kết hợp hệ thống tia
nước áp suất 2-3ap Trứng sau rửa sạch được đi ra thành các hàng dọc. Qua hệ thống quạt thổi giúp làm ráo.
Hình 28 Hình minh họa công đoạn rửa trứng
3.3.3 Tách vỏ
Máy minh họa:
Hình 29 Máy tách lòng đỏ trứng
Cấu tạo: Kẹp gắp trứng, thanh kim loại dẹp, bộ phận hứng trứng sau tách vỏ, tay chìa hứng lòng trắng trứng,…
Nguyên lý hoạt động:
- Thiết bị hoạt động xoay vòng
- Trứng gà sau rửa nguyên quả được kẹp giữ, ở giữa kẹp có thanh kim loại tác động từ dưới lên vào giữa quả trứng, lúc này quả trứng vỡ ra làm đôi.
- Lòng trắng và lòng đỏ quả trứng gơi xuống tay chìa (bộ phận hứng) có rãnh hẹp lòng trắng trứng chảy qua rãnh rơi xuống máng nhỏ hứng bên dưới
- Lòng trắng và lòng đỏ được xoay đến khu vực xả liệu: Lòng đỏ và lòng trắng được trượt vào hai máng rơi xuống bồn chứa khác nhau. Sau khi bỏ lòng đỏ và lòng trắng trứng, kẹp thả vỏ trứng rơi vào bể thải vỏ. Tiếp tục xoay vòng lại nhận trứng nguyên quả
- Các quả trứng hư được công nhân đứng gần cuối máy loại bỏ trực tiếp.
Hình ảnh minh họa:
Kẹp gắp lấy quả trứng
Thanh kim loại dẹp tác dụng lực từ dưới lên làm vỡ, vỏ trứng tách làm đôi, bộ phận hứng trứng có rãnh nhỏ, lòng trắng chảy qua rảnh rơi xuống tay chìa phía dưới.
Lòng đỏ và lòng trắng trượt qua hai máng vào hai bồn chứa khác nhau
Rác vỏ trứng được kẹp gắp giữ đến thả rơi vào máng thải, vỏ trượt xuống thùng rác.
Tiếp tục xoay vòng lại kẹp gắp lấy quả trứng.
Hình 30 Hình minh họa công đoạn tách lòng đỏ trứng
3.3.4 Cân
Máy minh họa:
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động: Cân định lượng hoạt động nhờ vào cảm biến tải trọng được lắp đặt dưới cửa nạp nhiên liệu hoặc trong hệ thống phần mềm được kết nối bằng máy tính và lập trình sẵn cho những mục đích sử dụng cụ thể.
Trước khi bắt đầu hoạt động, cần đảm bảo rằng cân định lượng có phễu rỗng và khi khối lượng đạt đến con số đã được cài đặt các bộ phận cung cấp chất liệu hoặc van sẽ được đóng lại. Và phần dung lượng trong cân phễu sẽ được đổ vào quá trình sản xuất.
Để có thể hoạt động chính xác, cân định lượng được thiết đặt tín hiệu dừng tắt dòng nguyên liệu. Về điều khiển cân định lượng có cả phần cứng và phần mềm. Trong đó phần cứng là hệ thống sử dụng để định lượng nhiều lần một vật liệu hoặc cho các quá trình định lượng. Đảm bảo rằng phễu cân được đặt trên cảm biến tải trọng… và những con số đã được thiết đặt trước đó sẽ giúp cân định lượng hoạt động chính xác…
Đối với phần mềm điều khiển cân vi lượng có thể thiết lập linh hoạt thông qua bàn phím hoặc thiết bị thu hồi tín hiệu. Khi đó ta dễ dàng điều khiển quá trình định lượng, kiểm soát bán tự động hoặc điều khiển bằng tay.
Đối với hệ cân định lượng cảm biến tải trọng được thiết đặt tùy chỉnh phụ thuộc vào chủ đầu tư và mục đích sử dụng. Hệ thống cân định lượng có thể điều chỉnh được độ mở của cửa cấp liệu với sai số tối thiểu giúp hoạt động sản xuất hiệu quả nhanh chóng.
3.3.5 Thanh trùng:
Máy minh họa:
Hình 32 Máy thanh trùng hai vỏ OC-500L
Mã máy OC-500L Vật liệu Thép 304 không rỉ Điện năng 380v 50Hz Công suất 9kw Kích thước 1020*870*2100 Động cơ khuấy 0.55kw Tốc độ khuấy 36 r/min Maximum temperature: 60-900C
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động:
Hình 33 Sơ đồ thiết bị thanh trùng hai vỏ và cấu tạo bình ngưng tụ
Cấu tạo: Thiết bị có vỏ bên ngoài được bọc ngoài một lớp cách nhiệt và vỏ bên trong tiếp xúc với thực phẩm nên được chế tạo bằng thép 304 không rỉ, chống ăn mòn, bộ phận điều khiển, hệ thống bình ngưng tụ, cánh khuấy,…
Nguyên lý hoạt động: Hơi nước theo van vào phòng hơi ( 1 ) truyền nhiệt cho sản phẩm qua bề mặt trao đổi nhiệt ( 4 ), khí không ngưng tụ được xã định kỳ theo van ( 2 ) , còn nước ngưng tụ được tháo qua van xã nước ngưng tụ hoặc qua bình ngưng tụ (5) .
Bình ngưng làm việc như sau : Khi thân ( 3 ) ( hình 32b ) tập trung được một lượng nước ngưng tụ, thì phao (2) nối liền với van thoát (4) được nâng lên theo hướng vào cốc (1) và các lỗ thoát mở ra để tháo nước ngưng tụ. Khi tháo được một phần nước ngưng ra ngoài thì phao sẽ hạ xuống và đậy kín lỗ tháo nhưng không cho hơi thoát ra khỏi ống tháo. Để tăng cường khả năng truyền nhiệt và đun nóng đều, thiết bị có cánh khuấy được lắp bên dưới giúp quá trình truyền nhiệt thanh trùng mang lại hiệu quả cao.
Hình 34 Hình minh họa công đoạn thanh trùng lòng đỏ trứng
Thông số công nghệ: quá trình thanh trùng ở nhiệt độ 60C trong 3,5 - 5 phút.
3.3.6 Khuấy trộn
Máy minh họa:
Cấu tạo: (1) phễu nhập liệu (các tank chứa nguyên liệu), (2) máy trộn, (3) cánh khuấy, (4) ống tháo liệu, motor,cánh, 4 chân trụ vững chắc giúp máy trộn không bị run lắc trong hoá trình vận hành.
Nguyên lý hoạt động: Nguyên liệu lòng đỏ trứng, nước, dấm, nguyên liệu khô,được bổ sung vào máy qua cửa nạp liệu trung tâm, dầu thực vật được bổ sung từ từ qua phểu nạp liệu bên hong của thiết bị. Được cánh khuấy, khuấy đảo đến khi hỗn hợp có cấu trúc mịn đồng nhất, tắt máy khuấy và xả hổn hợp qua máy đồng hóa
Hình ảnh minh họa: 4 3 2 1 2 Hình 35 Thiết bị khuấy trộn
Bước 1: Cân và Phối trộn nguyên liệu khô (Màu -caroten, đường, muối,..) Cân chất ổn định: E1422, E415. Chuẩn bị: Dầu, nước sẵn sàng.
Bước 2: Xả tank lòng đỏ trứng vào thiết bị khuấy trộn
Bước 3: Thêm 1/3 Lượng nước+chất ổn định E1422, E415.
Bước 4: Bổ sung nguyên liệu khô vào khuấy.
Bước 5: Sau đó bổ sung nhanh dầu đến khi được 1/2 lượng dầu.
Bước 6: Giấm, nước còn lại đến đồng thời thêm 1/2 lượng dầu còn lại. Tiếp tục khuấy tạo hỗn hợp phối trộn thô đồng nhất
Bước 7: Kết thúc khuấy trộn, xả liệu qua máy đồng hóa.
Hình 36 Hình ninh họa công đoạn khuấy trộn
3.3.7 Đồng hóa
Máy minh họa:
Hình 38 Mô tả hoạt động của thiết bị đồng hóa
Cấu tạo: Bộ phận điều khiển (thời gian, nhiệt độ, tốc độ, lực đồng hóa,..), bơm khí nén, van đồn hóa, bồn dầu, van xả liệu,…
Nguyên lý hoạt động: Máy đồng hóa là 1 máy cơ học với rotor quay với tốc độ cao
( trung bình 3600rpm/phút) và 1 stator phù hợp. Máy đồng hóa hoạt động, van đồng hóa va đập mạnh vào các nguyên liệu tạo các hạt nguyên liệu kích thước nhỏ đồng nhất.
Thông số kỹ thuật:
Tên máy 100 L Mayonnaise Processing Machine Vật liệu Thép 304 không rỉ
Điện năng 380v 50Hz, 220V Năng suất tối đa 5000kg/mẻ Khối lượng máy 850kg Công suất 2kw
Kích thước 1900*780*2380mm Tốc độ rotor 0-7200rpm/phút
Hình ảnh minh họa:
Hình 39 Hình minh họa công đoạn đồng hóa, lấy mẫu kiểm tra sau đồng hóa
3.3.8 Rót chai: Rót định lượng
Hình 40 Thiết bị chiết rót đinh lượng
Cấu tạo: Cấu tạo máy chiết rót gồm 3 bộ phận chính là bồn chứa nguyên liệu, vòi chiết và thanh chỉnh định lượng. Máy chiết rót làm hoàn toàn bằng inox 304, dễ dàng chiết rót các dung dịch lòng và không làm biết đổi chất lượng, cấu trục của nguyên liệu chiết rót.
Nguyên lý hoạt động: Điều chính định mức của bình định lượng sao cho phù hợp với dung tích của chai/lọ được chiết rót bằng cách kéo dài hoặc rút ngắn thanh điều chỉnh định lượng. Cho dung dịch vào bồn chứa nguyên liệu, và gạt cần chiết, dung dịch từ từ chảy vào chai/lọ được đặt sẵn phía dưới.
Hình ảnh minh họa:
Chai sốt sạch được chuyển đến bằng hệ thống băng tải.
Hệ thống chia từng chai trên một khay nhỏ
Rút đầu mút trên đầu nắp chai ( Đầu mút giữ môi trường trong chai sạch)
Chai sau rút đầu mút đi ra tạo thành hàng dọc
Hình 42 Hình minh họa công đoạn rót định lượng sốt mayonaise.
3.3.9 Ghép nắp
Máy minh họa:
Hình 43 Máy đóng nắp chai tự động
Cấu tạo: Máy đóng nắp chai tự động được cấu tạo gồm bốn phần:
- Phần cấp nắp sử dụng công nghệ tiên tiến và hoàn toàn tự động; đảm bảo quá trình cấp nắp đều, không bị ngược cũng như không làm trầy xước nắp.
- Phần xoáy nắp sử dụng công nghệ lực vô cấp, đảm bảo nắp được đóng kín hoàn toàn, không bị rò rỉ nguyên liệu hay không khí đi vào làm hư hỏng nguyên liệu.
- Phần băng tải khung sườn được làm bằng inox 304 chất lượng cao, chống rỉ sét, rất bền bỉ và dễ lau sạch.
- Phần chuyển động sử dụng động cơ giảm tốc; hệ thống điều chỉnh tốc độ Inverter đảm bảo băng tải luôn chạy ổn định nhẹ nhàng, không bị đổ chai.
Nguyên lý máy hoạt động: Sau khi sốt mayonnaise được rót vào chai sẽ chuyển qua thiết bị ghép nắp, thiết bị ghép nắp tiến hành ép một miếng seal nhôm lên miệng chai, lấy nắp trên dây chuyền kết hợp hoạt động dựa trên nguyên tắc chuyển động tịnh tiến và quay đều của cặp đầu xoáy cùng sự kết hợp với trọng lực để tỳ vào bền mặt của nút chai giúp xiết chặt và kín hoàn toàn tạo ra những sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm được tối ưu.
Hình ảnh minh họa:
Máy ghép nắp Dây chuyền nắp chai
Phần xoáy nắp sử dụng công nghệ lực vô cấp, đảm bảo nắp được đóng kín hoàn toàn.
Hình 44 Hình minh họa công đoạn ghép nắp chai
3.3.10 Cân kiểm tra:
Máy minh họa:
Hình 46 Cơ cấu loại sản phẩm lỗi - Cơ cấu tay gạt
Cấu tạo:
Hình 47 Cấu tạo một hệ thống cân kiểm tra tự động hoàn thiện
Gồm: Bộ phận điều khiển, màng hình cảm ứng, băng tải giãn cách sản phẩm, băng tải cân kiểm tra, cơ cấu gạt loại sản phẩm lỗi.
Nguyên lý hoạt động: Khi một sản phẩm được đưa đến băng tải của hệ hống, hệ thống cân sẽ cân khối lượng của sản phẩm đang nằm trên cân băng tải. Trong trường hợp kết quả cân cao hơn hoặc thấp hơn giá trị đúng quy định được cài đặt trước, sản phẩm sẽ tự động bị loại bỏ khỏi dây chuyền sản xuất bởi hệ thống loại bỏ sản phẩm lỗi.
Cơ cấu loại sản phẩm bằng cơ cấu tay gạt là một cơ cấu loại bỏ sản phẩm phổ thông nhất dùng trong cân kiểm tra, hoạt động loại bỏ sản phẩm lỗi bằng một tay gạt.
Hình 48 Hình minh họa công đoạn cân kiểm tra
3.3.11 Dò kim loại:
Máy minh họa:
Hình 49 Máy dò kim loại
Cấu tạo:
- Cuộn dây dò: Bộ phận này có nhiệm vụ phát hiện sự có mặt của kim loại.
- Bộ điều khiển (Control panel): Đây là bộ phận gắn trên đầu dò hoặc được đặt từ xa theo thiết kế từng dòng máy. Khi đó, người dùng sẽ sử dụng bộ phận này để thực hiện thao tác cài đặt và điều chỉnh thông số kỹ thuật trong quá trình vận hành máy.
- Đầu tìm kiếm (detector): Được thiết kế theo hình hộp chữ nhật rỗng, bên trong chứa cuộn dây dò. Thông thường, bộ phận này được gắn trên hệ thống băng tải để nhanh chóng phát hiện kim loại có trong sản phẩm khi chúng đi qua.
- Bộ phận loại bỏ tự động (: Đây là bộ phận có liên kết chặt chẽ với bộ vi xử lý. Khi thông tin xử lý cho thấy sự hiện diện của kim loại thì bộ phận này sẽ tự động gạt sản phẩm nhiễm rơi khỏi băng tải.
- Công tắc điện (power switch), cầu chì (fuse)
Nguyên lý hoạt động: Gồm 3 cuộn dây dò để phát hiện tạp chất kim loại. Các cuộn dây này được cuốn trên khung phi kim và được đặt song song với nhau. Khi đó, 1 cuộn dây phát có thể tạo ra từ trường đặt ở giữa và 2 cuộn dây thu tín hiệu sẽ đặt ở hai bên. Tạp chất kim loại khi đi qua máy dò sẽ tác động với trường điện từ của cuộn dây phát và cuộn dây thu sẽ thu nhận tín hiệu này để truyền về bộ phận điện tử. Từ đó, phân tích và đánh giá để báo hiệu sản phẩm chứa kim loại lên màng hình cảm ứng. Bộ phận loại bỏ tự động có tác dụng tự động gạt sản phẩm nhiễm kim loại rơi ra khỏi băng tải.
Hình ảnh minh họa:
Hình 50 Hình minh họa công đoạn dò kim loại
3.3.12 Đóng bao gói:
Máy minh họa:
Cấu tạo: Máy bao gói tự động bao gồm:
Phần điện: Phần này bao gồm bộ phận PLC, bộ phận bo mạch chính và đồng hồ điều hiển nhiệt, hệ thống điện trở, motor, sensor quang… Đây là các bộ phận cần sử dụng các năng lượng điện trong máy.
Phần mềm: Để hoạt động được, thiết bị này cần sử dụng ngôn ngữ lập trình PLC. Phần mềm này được thực hiện cài đặt bởi các kỹ thuật viên trên PLC.
Phần cơ khí: Bộ phận cơ khí bao gồm phần chi tiết khung máy. Máng tạo túi, hệ thống phễu chứa nhiên liệu, dao cắt, hộp tốc độ và cả bộ phận định lượng, trục quay…
Nguyên lý hoạt động: Các sản phẩm được chế biến xong sẽ được chuyển tới hệ thống dây chuyền máy đóng gói. Máy sẽ thực hiện đóng gập túi một cách tự động. Chúng sẽ được cài đặt đề tự động cấp túi, gấp túi, mở miệng túi để cho hàng hóa vào bên trong. Cuối cùng là quá trình hàn ép túi, tạo bao gói bên ngoài chai sốt.
Hình ảnh minh họa:
Sản phẩm sau dò kim loại chuyển đến thiết bị đóng bao gói
Cuộn bao bì PE Hệ thống cấp bao gói, hàn túi tự động
Hình 52 Hình minh họa công đoạn bao gói
3.3.13 In hạn sử dụng: In hạn sử dụng lên từng bao gói
Máy minh họa:
Cấu tạo:gồm các bộ phận chính: Thân máy Động cơ Cuộn mực Cảm biến Bảng điều chỉnh,... Nguyên lý hoạt động:
Các gói bao bì di chuyển qua thiết bị in hạn sử dụng nhờ vào băng tải. Khi bao bì chạy qua thiết bị cảm biến ngoại vi, thiết bị cảm biến sẽ phát tính hiệu đi. Sau khi nhận được tín hiệu từ thiết bị cảm biến đến khi bao bì chạy giữa đầu in và trục lăn của băng tải thì đầu in được ép lên trục lăn và quá trình in được bắt đầu, mực in được phun ra khỏi đầu in lên bao bì trong khi chúng đang di chuyển qua. Hình 53 Thiết bị in hạn sử dụng