Kết quả công tác bảo đảm tín dụng trong cho vayXNK tại NHTM

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác bảo đảm tín dụng trong cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh đà nẵng (Trang 69 - 82)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.3. Kết quả công tác bảo đảm tín dụng trong cho vayXNK tại NHTM

NHTM Công Thƣơng CN Đà Nẵng

a. Tình hình dư nợ cho vay XNK.

Tình hình dƣ nợ cho vay tại ngân hàng Vietinbank CN Đà Nẵng qua các năm tăng trƣởng liên tục. Dƣ nợ cho vay XNK cũng tăng với tốc độ khá cao từ năm 2013-2015.

Bảng 2.3. Dƣ nợ cho vay XNK tại CN Đà Nẵng 2013-2015

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Chênh lệch 2014/2013 Chênh lệch 2015/2014 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) DN CV XK 103,489 32.21 162,980 44.27 254,389 39.53 59,491 57.49 91,409 56.09 DN CV NK 217,850 67.79 205,164 55.73 389,076 60.47 - 12,686 - 5.82 183,912 89.64 DN CV XNK 321,339 100 368,144 100 643,465 100 46,805 14.57 275,321 74.79

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Vietinbank)

Dƣ nợ cho vay XNK trong những năm qua liên tục tăng.

Trong ba năm qua, dƣ nợ cho vay XNK tăng trƣởng đều đặn. Năm 2013, dƣ nợ cho vay đạt 321,339 triệu đồng, sang năm 2014 dƣ nợ cho vay tăng thêm 46,805 triệu đồng tƣơng đƣơng 14.57%. Năm 2015, dƣ nợ cho vay XNK tăng trƣởng mạnh mẽ, gần gấp đôi năm 2013 và tăng 275,321 triệu đồng so với năm 2014.

Trong cơ cấu cho vay giữa XK và NK thì cho vay nhập khẩu luôn chiếm tỷ trọng cao hơn, nhƣng tỷ trọng này đang giảm dần qua các năm từ 67.79% năm 2013, xuống còn 55.73% năm 2014 và 60.47% năm 2015. Dƣ nợ

cho vay xuất khẩu thì ngƣợc lại tăng đều đặn qua các năm. Năm 2013 chiếm 32,21% tổng dƣ nợ cho vay XNK, năm 2014 tăng lên 44.27% và năm 2015 chiếm 39.53% tổng dƣ nợ cho vay XNK.

Sự tăng trƣởng của dƣ nợ XNK trong ba năm qua là do chi nhánh đẩy mạnh cho vay XNK, nhiều chƣơng trình ƣu đãi dành cho doanh nghiệp với mức lãi suất rất cạnh tranh. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng đã cung cấp đƣợc nhiều gói sản phẩm rất đa dạng để khách hàng có thể tiếp cận đƣợc vốn vay dễ dàng hơn.

Năm 2014, dƣ nợ cho vay XK tăng đã làm cho nguồn vốn ngoại tệ của ngân hàng cũng tăng mạnh, tạo đà tăng trƣởng vƣợt bậc trong năm 2015.

Để đánh giá chính xác hơn về tình hình công tác bảo đảm tín dụng trong cho vay XNK, chúng ta cùng xem xét các chỉ tiêu sau:

b. Cơ cấu dư nợ cho vay XNK theo hình thức bảo đảm.

Cho vay XNK theo hình thức bảo đảm có hai loại: cho vay có TSBĐ và cho vay không có TSBĐ. Phân tích cơ cấu dƣ nợ theo hình thức bảo đảm đƣợc thể hiện thông qua bảng sau:

Bảng 2.4. Cơ cấu dƣ nợ cho vay XNK theo hình thức bảo đảm tại NH Vietinbank Đà Nẵng 2013-2015

ĐVT:triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Chênh lệch 2014/2013 Chênh lệch 2015/2014 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Dƣ nợ cho vay XNK 321,339 100 368,144 100 643,465 100 46,805 14.57 275,321 74.79 Cho vay có TSBĐ 225,745 70.25 251,054 68.19 418,252 65.00 25,309 11.21 167,198 66.60 Cầm cố 56,743 25.14 56,857 22.65 89,007 21.28 114 0.20 32,150 56.55 Thế chấp 123,237 54.59 154,398 61.50 243,564 58.23 31,161 25.29 89,166 57.75

Ts hình thành từ vốn vay 20,034 8.87 21,309 8.49 33,654 8.05 1,275 6.36 12,345 57.93 Bảo lãnh bên thứ 3 25,731 11.40 18,490 7.36 52,027 12.44 - 7,241 -28.14 33,537 181.38 Cho vay không TSBĐ 95,594 29.75 117,090 31.81 225,213 35.00 21,496 22.49 108,123 92.34

(Nguồn: kết quả hoạt động kinh doanh ngân hàng Vietinbank)

Nhƣ đã xem xét ở trên, ba năm qua, dƣ nợ cho vay xuất nhập khẩu luôn tăng trƣởng. Trong dƣ nợ cho vay XNK thì dƣ nợ cho vay có tài sản bảo đảm luôn chiếm tỷ trọng cao hơn hẳn so với dƣ nợ cho vay không TSBĐ.

Cụ thể, năm 2013 dƣ nợ cho vay XNK có TSBĐ chiếm 70.25% tổng dƣ nợ thì năm 2014 giảm 2.06% còn 68.19% và năm 2015 giảm thêm 3.19% còn 65%. Dƣ nợ cho vay XNK không có TSBĐ vì thế tăng dần qua các năm. Đây là chính sách mở rộng cho vay XNK của chi nhánh. Tuy nhiên, việc này đem lại nhiều rủi ro cho ngân hàng.

Cho vay có TSBĐ: Cầm cố:

Dƣ nợ cho vay XNK theo hình thức cầm cố có xu hƣớng giảm dần trong ba năm qua. Năm 2014, dƣ nợ cho vay từ hình thức cầm cố đạt 56,857 triệu đồng chiếm tỷ trọng 22.65% tổng dƣ nợ cho vay XNK, giảm 2.49% so với năm 2013 và giảm thêm 1.37% so với năm 2015. Việc cho vay cầm cố tại chi nhánh chủ yếu là cầm cố sổ tiết kiệm của chính chi nhánh phát hành và phần lớn là do khách hàng chủ động đem giấy tờ có giá đến ngân hàng cầm cố, thực tế ngân hàng chƣa chủ động tìm kiếm khách hàng để cho vay mà hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu tự nhiên của khách hàng các năm. Vì vậy tỷ trọng cho vay cầm cố thấp và giảm dần qua các năm.

kiệm thì mức tín dụng bằng số tiền gốc cộng lãi đƣợc hƣởng trừ đi lãi phải trả cho ngân hàng và khoản lãi phải trả cho ngân hàng thƣờng nhỏ hơn số lãi bị mất do rút vốn trƣớc hạn. Đây thƣờng là những tài sản có giá trị thanh khoản cao và dễ chuyển nhƣợng nên khi thanh lý sẽ đơn giản hơn và tiết kiệm chi phí.

Với hình thức này thì khách hàng nhanh chóng đƣợc chấp nhận nên sẽ nhanh đƣợc cấp tín dụng vì không đòi hỏi tài sản phải chỉ rõ quyền sở hữu và không phải đăng ký giao dịch bảo đảm.

Tuy nhiên việc cho vay cầm cố bằng cổ phiếu vẫn còn thấp do thị trƣờng chứng khoán nƣớc ta chƣa thật phát triển và thƣờng thì mệnh giá không cao nên giá trị món vay nhỏ.

Thế chấp:

Nhƣ chúng ta đã biết, thế chấp là một trong những biện pháp bảo đảm tín dụng đang đựơc các ngân hàng áp dụng phổ biến, ngân hàng Vietinbank Đà Nẵng cũng nằm trong số đó:

Dƣ nợ cho vay của hình thức thế chấp tăng dần qua các năm do dƣ nợ cho vay XNK nói chung tăng trƣởng tốt.

Tại ngân hàng Vietinbank, hình thức thế chấp chủ yếu là thế chấp quyền sử dụng đất và nhà ở.

Dƣ nợ cho vay XNK theo hình thức thế chấp năm 2014 đạt 154,398 triệu đồng chiếm tỷ trọng 61.50% tổng dƣ nợ cho vay XNK có TSBĐ, tăng 6.91% so với năm 2013 nhƣng giảm 3.27% so với năm 2015.

Sở dĩ dƣ nợ cho vay XNK theo hình thức thế chấp luôn chiếm tỷ trọng cao hơn hẳn so với các hình thức khác do: Trong cho vay XNK, giá trị các món vay thƣờng ở mức vừa và lớn, doanh nghiệp đi vay cũng thƣờng là các doanh nghiệp có tình hình tài chính vững mạnh. Các tài sản đem đi thế chấp vay vì thế cũng có giá trị lớn nhƣ; quyền sử dụng đất và nhà ở, máy móc thiết bị…

Năm 2014, dƣ nợ cho vay XNK theo hình thức thế chấp tăng hơn hẳn so với năm 2013. Nhƣ đã phân tích ở trên, năm 2014 dƣ nợ cho vay XK tăng mạnh vƣợt cả dƣ nợ cho vay NK vốn chiếm ƣu thế từ trƣớc đến nay. Nguyên nhân là do, trong năm này, chi nhánh đã đặt quan hệ với khách hàng mới kinh doanh trong lĩnh vực thủy sản. Nhu cầu thu mua nguyên liệu xuất khẩu là rất lớn. Do đó, khi tài trợ cho nhu cầu này, chi nhánh đã cho vay theo hình thức thế chấp nhà xƣởng, máy móc thiết bị, dẫn đến dƣ nợ thế chấp tăng hơn hẳn các năm qua.

Tài sản hình thành từ vốn vay:

Theo hình thức này thì khách hàng sẽ đuợc cấp tín dụng khi tài sản chƣa hình thành nên rủi ro về phía ngân hàng là khá cao, và hoạt động quản lý trong quá trình hình thành tài sản cũng còn nhiều khó khăn, phụ thuộc rất lớn vào trình độ quản lý của ngân hàng.

Hình thức cho vay bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay tại chi nhánh chiếm tỷ trọng nhỏ trên tổng dƣ nợ . Trong cho vay XNK, tài sản hình thành từ vốn vay chính là lô hàng nhập khẩu. Loại tài sản này ngân hàng bị hạn chế là chƣa thẩm định trực tiếp hàng hóa mà chỉ thông qua giấy tờ liên quan đến loại hàng đó. Do đó, chi nhánh rất khó xác định và gặp nhiều rủi ro. Vì hàng hóa hình thành từ vốn vay phải chịu những rủi ro về tỷ giá có thể làm giảm giá trị của lô hàng XNK, rủi ro vận chuyển khi hàng đƣợc chuyển từ nƣớc này qua nƣớc khác, rủi ro về chính sách ngoại thƣơng của các quốc gia dẫn đến việc hình thành tài sản từ vốn vay thiếu sự chắc chắn… Do đó, chi nhánh rất e ngại khi cho vay theo loại hình này.

Theo bảng số liệu ta thấy, dƣ nợ cho vay XNK theo hình thức tài sản hình hành từ vốn vay chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dƣ nợ cho vay XNK có TSBĐ. Năm 2013, dƣ nợ này đạt 20,034 triệu đồng chiếm 8.87 % và giảm xuống còn 8.49% tƣơng ứng với giá trị 21,309 triệu đồng trong năm 2014.

Năm 2015 dù dƣ nợ loại hình này tăng lên 33,654 triệu đồng nhƣng chỉ chiếm tỷ lệ 8.05% tổng dƣ nợ.

Bảo lãnh của bên thứ ba:

Khi áp dụng hình thức này thì bên bảo lãnh phải hiểu rõ đƣợc tình hình hoạt động SXKD cũng nhƣ khả năng tài chính của bên đƣợc bảo lãnh, tin tƣởng vào khả năng thanh toán nợ của khách hàng nhằm tránh rủi ro phải thanh toán hộ khách hàng. Do đó bên bảo lãnh sẽ chịu trách nhiệm lớn hơn, họ sẽ vừa là ngƣời giúp ngân hàng giám sát khoản vay, thúc giục bên đi vay phát triển sản xuất để trả nợ vừa đồng thời là con nợ của ngân hàng. Điều này làm tăng chất lƣợng của món vay.

Theo bảng số liệu trên, dƣ nợ cho vay XNK bằng hình thức bảo lãnh của bên thứ ba chiếm tỷ lệ không cao trong tổng dƣ nợ cho vay XNK có TSBĐ. Cụ thể, năm 2013 dƣ nợ cho vay theo loại hình này đạt 25,731 triệu đồng chiếm 11.40%. Năm 2014, dƣ nợ giảm 4.04% đạt 18,490 triệu đồng chiếm 7.36% và tăng lên 52,027 triệu đồng năm 2015 tƣơng ứng với tỷ trọng 12.44% tổng dƣ nợ.

Năm 2015, dƣ nợ cho vay theo loại hình này tăng là do chi nhánh đã đẩy mạnh hoạt động cho vay XNK, có nhiều gói sản phẩm hỗ trợ doanh nghiệp XNK đƣợc đƣa ra. Bên cạnh đáp ứng nhu cầu vốn của các doanh nghiệp lớn, đã bổ sung thêm các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mở rộng chính sách đã khuyến khích nhiều loại doanh nghiệp tham gia vay vốn. Các doanh nghiệp nhỏ khi vay thƣờng là các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn. Vì vậy, khi mới tham gia cần có sự bảo lãnh của bên thứ ba. Đối với công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn thì bên bảo lãnh thƣờng là thành viên trong công ty hoặc ngƣời thân của các thành viên này. Bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba chủ yếu là sự bảo đảm bằng thế chấp nhà đất.

Cho vay không có TSBĐ khá rủi ro đối với mỗi ngân hàng. Trong điều kiện nền kinh tế thế giới nói chung và trong nƣớc nói riêng chƣa phục hồi hoàn toàn sau cuộc khủng hoảng gần đây nhất, thì việc cho vay không có nguồn thu nợ thứ hai khiến các ngân hàng phải rất thận trọng.

Tuy nhiên, theo bảng số liệu trên ta thấy, ngân hàng Vietinbank Đà Nẵng đang dần mở rộng cho vay XNK theo hình thức không có TSBĐ.

Cụ thể, năm 2014 dƣ nợ cho vay XNK theo hình thức này là 117,090 triệu đồng tƣơng ứng với tỷ trọng 31.81%, tăng 21,496 triệu đồng so với năm 2013 với tốc độ tăng 22.49%. Năm 2015, dƣ nợ cho vay XNK không có TSBĐ là 225,213 triệu đồng chiếm 35% tổng dƣ nợ cho vay XNK, tăng mạnh 108,123 triệu đồng với tốc độ tăng 92.34%.

Rõ ràng, tốc độ tăng nhƣ vậy đã phản ánh thực tế chính sách cho vay XNK “thoáng” tại NH Vietinbank Đà Nẵng. Trong khi các ngân hàng khác đang giữ một chính sách cho vay có TSBĐ khoảng 80% thì tại NH Vietinbank Đà Nẵng, tỷ lệ này đang là 65%.

Tại ngân hàng Vietinbank Đà Nẵng, cho vay XNK chủ yếu là các đơn vị truyền thống có tình hình tài chính ổn định. Khi đã cho vay nhiều năm, hiểu rõ đƣợc đặc điểm kinh doanh cũng nhƣ năng lực tài chính của khách hàng nên chi nhánh đã mạnh dạn cho vay không TSBĐ. Khi những khách hàng này vay mới thì chi nhánh cũng không yêu cầu tài sản bổ sung. Điều này đã giúp chi nhánh tăng trƣởng đƣợc dƣ nợ cho vay XNK. Đa phần khách hàng vay XNK của chi nhánh là những lâu năm, nếu giữ tỷ lệ cho vay có TSBĐ ở mức 70% thì có thể phản ánh chính sách của chi nhánh đang quá chặt đối với chính khách hàng thân thiết của mình, hạn chế việc mở rộng kinh doanh của chính bản thân ngân hàng. Bên cạnh đó, áp lực cạnh tranh gay gắt để giữ những doanh nghiệp lớn, truyền thống cũng là một nguyên nhân khiến cho tỷ lệ cho vay này tăng. Cho vay có TSBĐ thƣờng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ,

những doanh nghiệp mới giao dịch lần đầu hoặc những món vay chi nhánh cần thực hiện thêm biện pháp bảo đảm bổ sung.

Ngoài ra, ba năm qua, khi tình hình kinh tế thế giới đang dần ổn định trở lại, giao thƣơng trở nên nhộn nhịp hơn làm tăng nhu cầu XNK hàng hóa. Từ đó giúp ngân hàng mở rộng đƣợc dƣ nợ cho vay XNK, trong đó có cả cho vay có TSBĐ và không có TSBĐ.

Bên cạnh đó, chính sách cho vay XNK của ngân hàng đã có nhiều cải tiến. Nhiều sản phẩm dịch vụ đƣợc cung ứng đã đáp ứng khá tốt nhu cầu vay vốn của khách hàng. Có những doanh nghiệp đã tập trung vay vốn tại ngân hàng Vietinbank Đà Nẵng, chuyển toàn bộ các món vay kinh doanh XNK về chi nhánh chứ không chia sẻ nhiều ngân hàng nhƣ trƣớc đây. Khi các doanh nghiệp này vay thêm, chi nhánh cũng không yêu cầu thêm TSBĐ.

d. Tỷ lệ nợ xấu theo hình thức bảo đảm:

Tỷ lệ nợ xấu cao hay thấp phản ánh rất nhiều về chất lƣợng, hiệu quả hoạt động cho vay tại mỗi ngân hàng. Tại NH Vietinbank Đà Nẵng, tỷ lệ nợ xấu cụ thể nhƣ sau:

Bảng 2.5. Tỷ lệ nợ xấu trong cho vay XNK của NH Vietinbank Đà Nẵng từ 2013 đến 2015

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Số tiền Số tiền Số tiền Tổng dƣ nợ cho vay 2,134,597 2,321,324 3,044,887 Nợ xấu của ngân hàng 23,456 21,878 26,501 Tỷ lệ nợ xấu/ Tổng dƣ nợ (%) 1.10 0.94 0.87 Dƣ nợ cho vay XNK 321,339 368,144 643,465 Nợ xấu cho vay XNK 2,926 3,497 6,899 Tỷ lệ nợ xấu CV XNK/Dƣ nợ CV XNK

(%) 0.91 0.95 1.07

Qua bảng số liệu trên cho thấy, tỷ lệ nợ xấu trong cho vay XNK đang đi ngƣợc lại xu hƣớng nợ xấu tại ngân hàng Vietinbank. Khi nỗ lực của toàn chi nhánh là nợ xấu chi nhánh giảm dần từ 1.10% năm 2013 xuống còn 0.87% năm 2015, thì nợ xấu cho vay XNK tăng dần từ 0.91% năm 2013 lên 1.07% năm 2015.

Chúng ta tìm hiểu thực chất nợ xấu trong cho vay XNK các năm qua:

Bảng 2.6. Tỷ lệ nợ xấu có TSBĐ và không có TSBĐ trong cho vay XNK tại Vietinbank CN Đà Nẵng 2013-2015

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Số tiền Số tiền Số tiền Nợ xấu CV XNK 2,926 3,497 6,899 Nợ xấu CV XNK có TSBĐ 1,809 2,176 3,223 Nợ xấu CV XNK không có TSBĐ 1,117 1,321 3,676 Dƣ nợ CV có TSBĐ 225,745 251,054 418,252 Dƣ nợ CV không có TSBĐ 95,594 117,090 225,213 TL nợ xấu có TSBĐ/DN có TSBĐ(%) 0.80 0.87 0.77 TL nợ xấu không TSBĐ/ DN không TSBĐ (%) 1.17 1.13 1.63

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh NH Vietinbank)

Qua bảng số liệu trên ta thấy chi tiết hơn về tình hình nợ xấu của các món vay XNK. Nợ xấu của các món dƣ nợ không có TSBĐ đang tăng lên, trong khi nợ xấu của các món dƣ nợ có TSBĐ đang giảm xuống. Nợ xấu không có TSBĐ vƣợt mức 1%, cao hơn nợ xấu của toàn chi nhánh. Điều này chứng tỏ chất lƣợng của các món cho vay không có TSBĐ đang là vấn đề cần

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác bảo đảm tín dụng trong cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh đà nẵng (Trang 69 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)