Phối hợp hoàn thiện công tác định giá TSBĐ:

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác bảo đảm tín dụng trong cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh đà nẵng (Trang 97 - 101)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.2. Phối hợp hoàn thiện công tác định giá TSBĐ:

- Phối hợp linh hoạt các phương pháp định giá TSBĐ:

Phƣơng pháp so sánh và phƣơng pháp chi phí là hai phƣơng pháp đƣợc sử dụng phổ biến nhất do kỹ thuật đơn giản, kết quả nhanh chóng. Tuy nhiên, hai phƣơng pháp này bộc lộ các hạn chế làm ảnh hƣởng đến công tác định giá TSBĐ. Do đó, khi áp dụng phƣơng pháp so sánh, cán bộ thẩm định cần thu thập thông tin tài sản so sánh từ những nguồn tin cậy nhƣ công ty định giá Vietinbank, công ty quản lý nợ Vietinbank các sàn giao dịch BĐS uy tín. Ngoài ra, cần xây dựng đơn giá đất thị trƣờng theo từng khu vực, tuyến đƣờng làm cơ sở cho việc hình thành hệ thống thông tin dữ liệu nội bộ phục vụ công tác định giá. Đây là yếu tố quan trọng và cần thiết để đẩy nhanh tiến độ thực hiện hồ sơ.

Khi áp dụng phƣơng pháp chi phí: cần quy định rõ chất lƣợng còn lại của tài sản bảo đảm (nhà ở, máy móc thiết bị, phƣơng tiện vận tải…). Đối với từng loại nhà cần quy định cụ thể về áp dụng đơn giá xây dựng, quy định thời gian khấu hao của từng loại công trình để tránh tình trạng ƣớc tình theo chủ quan của CBTD. Khi dự đoán thời gian còn lại để tính khấu hao cần phải trừ đi thời gian vay của khách hàng. Ngoài ra, cần phải tính toán cả giảm giá gây ra do thị trƣờng và các yếu tố khác nhƣ lạc hậu, lỗi thời…

Cần kết hợp sử dụng phƣơng pháp so sánh với phƣơng pháp thu nhập, phƣơng pháp thặng dƣ, phƣơng pháp lợi nhuận để việc định giá hiệu quả hơn.

- Thường xuyên định giá lại TSBĐ:

Cán bộ tín dụng dựa trên các tiêu chí về thực trạng tài sản, thực trạng sử dụng và bảo quản của khách hàng, tham khảo các thông tin trên thị trƣờng nhƣ giá cả, xu hƣớng phát triển công nghệ, các mặt hàng thay thế…để có cơ sở đánh giá lại TSBĐ.

Trong cho vay XNK, hàng hóa chịu nhiều ảnh hƣởng từ tình hình kinh tế chính trị trong và ngoài nƣớc, có những món vay có giá trị rất cao nếu rủi ro xảy ra thì sẽ ảnh hƣởng lớn đến tình hình kinh doanh của ngân hàng.

Đối với mỗi loại TSBĐ thì có những hình thức kiểm tra, quản lý khác nhau: Các TSBĐ phải thƣờng xuyên đƣợc theo dõi, đặc biệt các món tài trợ XNK dài hạn thì thời gian định giá lại TSBĐ không đƣợc đánh đồng nhau bởi mỗi tài sản có 1 mức khấu hao khác nhau nên thời gian thẩm định lại giá trị cũng khác nhau, nếu không sau một thời gian, chẳng may xảy ra rủi ro ngân hàng phải phát mãi tài sản thì sẽ không thu đƣợc giá trị ban đầu ƣớc tính. Trong trƣờng hợp TSBĐ bị giảm giá, cán bộ chi nhánh cần yêu cầu khách hàng bổ sung thêm TSBĐ hoặc giảm giá trị món vay tƣơng ứng với sự sụt giảm giá trị TSBĐ. Có nhƣ vậy, chi nhánh mới bảo đảm thu hồi đƣợc nợ vay và hạn chế rủi ro xảy ra.

3.2.3. Tăng cƣờng công tác xếp hạng tín dụng và kiểm tra sau giải ngân trong cho vay XNK không bảo đảm bằng tài sản.

Tại NH Vietinbank CN Đà Nẵng, dƣ nợ cho vay XNK không có TSBĐ mặc dù không chiếm ƣu thế nhƣ cho vay XNK có TSBĐ. Tuy nhiên, nhƣ đã phân tích, dƣ nợ của loại hình cho vay này đang có xu hƣớng mở rộng dần qua các năm. Bên cạnh đó, dƣ nợ xấu đối với hoạt động cho vay không có TSBĐ cũng tăng dần. Điều này là hồi chuông cảnh báo chi nhánh về chất lƣợng tín dụng đối với các món vay này. Tăng trƣởng dƣ nợ luôn phải đi đôi với chất lƣợng, hiệu quả của món vay. Do đó, để đảm bảo an toàn cho các món vay XNK không có TSBĐ, chi nhánh cần:

Rà soát lại các tiêu chí xếp hạng tín dụng nội bộ. Vì đối tƣợng ngân hàng cho vay không có TSBĐ đa phần là các doanh nghiệp truyền thống lâu năm, đƣợc xếp hạng tín dụng từ AA trở lên. Nhƣng các doanh nghiệp này trong quá trình vay vốn lại phát sinh nợ xấu ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Do đó, việc xem xét lại các tiêu chí xếp hạng doanh nghiệp, loại bỏ những tiêu chí không còn phù hợp để sàng lọc những khách hàng không uy tín.

Nhƣ đã đề cập ở trên, một trong các mục tiêu của công tác BĐTD trong cho vay XNK chính là tạo động lực cho khách hàng phát triển hoạt động kinh doanh. Những doanh nghiệp XNK nhận đƣợc những món vay tín chấp từ ngân hàng một cách dễ dãi sẽ có tâm lý chủ quan, không phấn đấu kinh doanh để trả nợ ngân hàng. Do đó, đối với những món vay này, cán bộ tín dụng cần phải thực hiện kiểm tra sau giải ngân với tần suất cao hơn những doanh nghiệp vay có TSBĐ để đảm bảo khách hàng sử dụng vốn vay ví dụ 1 tháng một lần…

Ngoài ra, cán bộ tín dụng cần thƣờng xuyên liên hệ với doanh nghiệp để vừa gia tăng mối quan hệ vừa để nắm tình hình doanh nghiệp. khi thị trƣờng

có những biến động liên quan đến mặt hàng doanh nghiệp XNK vay, chi nhánh cần thông báo cho khách hàng biết đồng thời tìm hƣớng giải quyết hỗ trợ khách hàng.

3.2.4. Nâng cao chất lƣợng công tác xử lý TSBĐ.

Công tác xử lý TSBĐ rất phức tạp, nó liên quan đến nhiều tổ chức cũng nhƣ các văn bản pháp luật để điều chỉnh. Trong nhiều trƣờng hợp, việc xử lý TSBĐ gặp phải khó khăn về thủ tục pháp lý, hay nhƣ chủ tài sản không chịu giao tài sản cho NH xử lý nhƣ đã cam kết, NH không đƣợc giúp đỡ của các cơ quan chức năng trong việc thu hồi TSBĐ… Hơn thế nữa, việc phát mại tài sản có khi phải tốn rất nhiều chi phí, hoặc tài sản không có thị trƣờng tiêu thụ làm cho giá trị phát mại của TSBĐ không đủ để bù đắp giá trị khoản vay. Để việc xử lý tài sản đƣợc thực hiện nhanh chóng và bảo đảm thu hồi đủ nợ, Chi nhánh phải hoàn thiện công tác xử lý TSBĐ.

Trong công tác phát mại TSBĐ nếu khách hàng có thiện chí trả nợ chi nhánh nên để họ tự phát mại tài sản, để hạn chế việc tài sản bị định giá thấp hơn giá trị thực khi thực hiện bán đấu giá.

Ngoài ra, chi nhánh có thể xử lý TSBĐ thông qua việc gửi thƣ ngỏ, lời mời đến những doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành nghề, hàng hóa với loại TSBĐ cần xử lý. Điều đặc biệt là những doanh nghiệp này đang có tài khoản tại ngân hàng Vietinbank CN Đà Nẵng. giải pháp này giúp cho việc xử lý TSBĐ có thể đẩy nhanh hơn và hạn chế chi phí quảng cáo, chi phí thuê công ty đấu giá…

Đối với tài sản dây chuyền máy móc không đồng bộ thì cần tham khảo ý kiến tƣ vấn của các nhà chuyên môn để việc xử lý đạt hiệu quả và tốn chi phí thấp nhất.

Chi nhánh cần thành lập một bộ phận chuyên trách việc xử lý các khoản nợ nợ quá hạn cũng xử lý TSBĐ. Bộ phận này có trách nhiệm phối hợp với

các cơ quan chức năng nhƣ: tòa án, công ty môi giới, trung tâm định giá, trung tâm tổ chức đấu giá để có thể đẩy nhanh tốc độ và hiệu quả xử lý TSBĐ thu hồi nợ. Đồng thời kết hợp cùng các cơ quan nhƣ, Toà án, Công an, Chính quyền địa phƣơng để thuyết phục thậm chí bắt buộc khách hàng phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ, tạo đƣợc thế chủ động, quyền ƣu tiên trong xử lý TSBĐ. Trong trƣờng hợp TSBĐ chƣa đƣợc quyết định xử lý thì NH có thể sử dụng một số biện pháp nhƣ: cho thuê, góp vốn liên doanh, cải tạo xây dựng thành cơ sở phục vụ cho hoạt động kinh doanh của NH…để tăng thêm thu nhập lại giảm bớt chi phí bảo quản tài sản đó.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác bảo đảm tín dụng trong cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh đà nẵng (Trang 97 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)