Những mặt hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác bảo đảm tín dụng trong cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh đà nẵng (Trang 84 - 93)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, công tác BĐTD trong cho vay XNK còn tồn tại những hạn chế nhất định.

a. Những mặt hạn chế

- Thứ nhất, công tác thẩm định TSBĐ là lô hàng nhập khẩu còn nhiều hạn chế .

Khi khách hàng thê chấp, cầm cố lô hàng nhập khẩu, cán bộ thẩm định không thể trực tiếp kiểm tra hàng hóa, hơn nữa còn phải thẩm định đối tác của khách hàng. Trong khi những đối tác này ở xa nhau về điều kiện địa lý nên khó thẩm định đƣợc tƣ cách ngƣời bán nếu họ có ý định gian lận. Việc thẩm định TSBĐ là giá trị L/C xuất khẩu cũng khó khăn tƣơng tự do chi nhánh khó thẩm định đƣợc uy tín, kinh nghiệm của ngƣời mua cũng nhƣ ngân hàng phát hành L/C.

- Thứ hai, việc định giá TSBĐ tại chi nhánh còn nhiều bất cập, chủ yếu còn mang tính chủ quan từ phía cán bộ tín dụng.

Để xác định đƣợc chính xác giá trị thực của TSBĐ tại thời điểm thực hiện hợp đồng cần phải có những nhà thẩm định có chuyên môn về lĩnh vực

tài sản đó. Nhƣng, hiện nay Chi nhánh chƣa đƣợc sự giúp đỡ tích cực của cơ quan chuyên môn độc lập nào về định giá tài sản, nên mọi quyết định phụ thuộc vào trình độ chuyên môn của các cán bộ tín dụng.

Phƣơng pháp định giá TSBĐ chủ yếu sử dụng phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp chi phí. Những phƣơng pháp này tƣơng đối đơn giản vể mặt kỹ thuật lại đƣa ra kết quả nhánh chóng nhƣng đem lại rủi ro cho ngân hàng. Cán bộ thẩm định chƣa kết hợp nhiều phƣơng pháp để định giá là hạn chế rất lớn. Điều này dẫn đến tỷ lệ bù đắp giá trị khoản vay chƣa đạt 100%.

-Thứ ba, chi nhánh không có kho bãi để lƣu giữ hàng hóa là TSBĐ của khách hàng.

Đối với TSBĐ là máy móc thiết bị, phƣơng tiện vận tải hay lô hàng hóa, chi nhánh phải lƣu tại kho khách hàng do không có diện tích để bảo quản. Chi nhánh khó quản lý TSBĐ dẫn đến mất mát, hƣ hỏng, giảm giá trị TSBĐ.

Đối với TSBĐ là hàng hóa hình thành từ quá trình SXKD, chi nhánh tạo điều kiện cho khách hàng đƣợc xuất kho để đƣa vào sản xuất nhƣng chủ quan không đến tận nơi chứng kiến, chỉ căn cứ vào thông báo của khách hàng. Đây là lỗ hỏng khách hàng có thể lợi dụng để gian lận.

- Thứ tư, công tác xử l tài sản còn nhiều hạn chế:

Do nhiều nguyên nhân, bao gồm cả nguyên nhân chủ quan và khách quan chẳng hạn nhƣ việc thẩm định TSBĐ của cán bộ thẩm định không tốt, hay do những quy định, chính sách của các cơ quan, ban ngành còn nhiều bất cập, đã gây ra những tranh chấp, khó khăn trong việc xử lý tài sản thu hồi nợ đọng, nợ quá hạn, tốn kém nhiều công sức và chi phí.

Thời gian xử lý TSBĐ chƣa có văn bản hƣớng dẫn cụ thể và cũng không có cơ sở để yêu cầu cơ quan thi hành án tham gia cƣỡng chế thu hồi tài sản trong trƣờng hợp ngƣời thế chấp không tự nguyện giao tài sản.

Bên cạnh đó, trong việc xử lý TSBĐ, ngân hàng còn gặp phải rủi ro giảm giá tài sản do biến động của thị trƣờng vƣợt xa dự tính ban đầu của NH hoặc do tâm lý thị hiếu khi mua tài sản phát mãi.

- Thứ năm, danh mục tài sản đảm bảo chƣa đƣợc đa dạng:

Chi nhánh chỉ áp dụng một số TSBĐ thông dụng, có độ an toàn cao nhƣ nhà ở, quyền sử dụng đất, máy móc, thiết bị, sổ tiết kiệm, trái phiếu, kỳ phiếu… Sự tập trung quá nhiều vào một số loại TSBĐ sẽ gây ra rủi ro tiềm ẩn cho ngân hàng. Một số tài sản khác, dễ xác định giá trị nhƣ các khoản phải thu, hàng hóa trong kho, quyền đòi nợ…lại chƣa có đƣợc quan tâm đúng

Trong cơ cấu cho vay XNK có bảo đảm bằng tài sản thì hình thức bảo đảm bằng TSBĐ hình thành từ vốn vay thấp. Trong khi ngân hàng Công Thƣơng cho phép tỷ lệ phần trăm cơ cấu cho vay theo hình thức này lên đến 30% tổng dƣ nơ.

Ngoài nh ng hạn chế trên, chi nhánh còn một số nh ng tồn tại khác như:

Chi nhánh còn chủ quan trong cho vay đối với các khoản tín chấp. Vì những khoản cho vay này đa phần là cho các doanh nghiệp XNK truyền thống. Cán bộ tín dụng thƣờng ỷ lại mối quan hệ lâu năm này trong xét duyệt hồ sơ dẫn đến tăng tỷ lệ nợ xấu trong cho vay không có TSBĐ

Tỷ lệ cho vay so với giá trị tài sản bảo đảm vẫn chƣa đƣợc linh hoạt, phù hợp.

Đối tƣợng khách hàng còn bó hẹp trong một số ngành, một số lĩnh vực nhất định nhƣ dệt may, sắt thép, dƣợc thiết bị y tế mà chƣa có đƣợc sự tiếp cận tích cực trong việc cấp tín dụng đối với thành phần kinh tế liên doanh hoặc 100% vốn nƣớc ngoài trong các khu công nghiệp.

Chi nhánh chƣa có quy định cụ thể về tỷ lệ khấu trừ giá trị TSBĐ đối với những TSBĐ mang tính chất đặc thù trong cho vay XNK. Điều này dẫn

đến việc trích lập giá trị dự phòng xử lý rủi ro còn nhiều lúng túng, mang tính chất chủ quan.

Hệ thống thông tin dữ liệu trong ngân hàng còn kém, chủ yếu phụ thuộc vào trung tâm CIC, ngân hàng nhà nƣớc. chi nhánh chƣa xây dựng một hệ thống thông tin chuyên dùng để nhân viên có thể có nhiều nguồn tài nguyên tham khảo khi định giá TSBĐ.

Bên cạnh đó, chi nhánh vẫn còn thiếu cán bộ có kiến thức sâu về mảng kỹ thuật nghiệp vụ để phân tích và dự báo các rủi ro khi thị trƣờng hàng hóa chƣa phát triển hoàn thiện, có nhiều biến động phức tạp. Cán bộ quan hệ khách hàng là đầu mối tiếp nhận hồ sơ của khách hàng nhƣng do áp lực công việc cao, số lƣợng hồ sơ nhiều đã không tận tình tƣ vấn cho khách hàng lựa chọn những loại TSBĐ phù hợp với giá trị khoản vay, gây ra nhiều khó khăn cho khách hàng lẫn ngân hàng.

b. Nguyên nhân của hạn chế:

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hạn chế công tác BĐTD trong cho vay XNK gồm có nguyên nhân bên ngoài và nguyên nhân bên trong ngân hàng.

* Nguyên nhân bên ngoài

- Yếu tố cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM:

Tính cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh giữa các NHTM ngày càng cao, dẫn đến các NHTM ngày càng có xu hƣớng nới lỏng các điều kiện vay vốn nhằm thu hút khách hàng, tăng dƣ nợ cho vay, chấp nhận mạo hiểm để thực hiện mục tiêu mở rộng thị phần và tối đa hoá lợi nhuận. Hoạt động trong môi trƣờng cạnh tranh khắc nghiệt đó, Chi nhánh không thể đi ngƣợc với xu hƣớng tất yếu trên, vấn đề là ở chỗ làm sao có thể quản lý RRTD nhằm hạn chế rủi ro trong điều kiện cho phép

Trên thực tế thì nền kinh tế ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tín dụng ngân hàng phát triển. Nền kinh tế ổn định, lạm phát thấp không có khủng hoảng, hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp tiến hành tốt có hiệu quả mang lại lợi nhuận cao, doanh nghiệp hoàn trả đƣợc vốn vay ngân hàng cả gốc và lãi, nên hoạt động tín dụng của ngân hàng phát triển,chất lƣợng tín dụng đƣợc nâng cao. Ngƣợc lại trong thời kỳ suy thoái kinh tế, sản xuấtkinh doanh bị thu hẹp, đầu tƣ, tiêu dùng giảm sút, lạm phát cao, nhu cầu tín dụng giảm,vốn tín dụng đã thực hiện cũng khó có thể sử dụng có hiệu quả hoặc trả nợ đúng hạn chongân hàng. Hoạt động tín dụng ngân hàng giảm sút về quy mô và chất lƣợng

- Hành lang pháp lý về BĐTD chƣa hoàn thiện.

Từ khi có Nghị định chính thức về BĐTD cho đến nay, đã có rất nhiều các văn bản có liên quan đƣợc ban hành để hƣớng dẫn thực hiện nghiệp vụ này, với số lƣợng không phải là ít. Nhƣng chất lƣợng của các văn bản pháp qui đó vẫn chƣa hoàn chỉnh, đồng bộ. Việc sửa đổi, bổ sung lại chồng chéo, mâu thuẫn với các văn bản trƣớc, hoặc các văn bản khác, gây khó khăn không chỉ đối với ngân hàng mà còn cả đối với khách hàng vay vốn. Có thể thấy rằng, môi trƣờng pháp lý ở nƣớc ta vẫn chƣa hoàn chỉnh và phù hợp cho hoạt động BĐTD phát huy đƣợc hiệu quả nhƣ mong muốn

- Nguyên nhân từ phía khách hàng:

Các khách hàng có nhu cầu vay vốn ngân hàng nhƣng tài sản bảo đảm chƣa đủ điều kiện để tham gia làm tài sản bảo đảm thì trong nhiều trƣờng hợp xảy ra việc khách hàng cố ý lừa đảo ngân hàng bằng cách khai không đúng sự thật.

Ngoài ra có nhiều khách hàng vay trốn tránh nghĩa vụ trả nợ, cố tình không trả, khi bị xử lý tài sản đảm bảo thì họ tìm mọi cách để trì hoãn, cản trở việc phát mại, dựa vào quyền dân sinh họ chống lại quyết định thu hồi nhà,

đất của NH, gây khó khăn cho công tác xử lý TSBĐ và khả năng thu hồi vốn của các NH.

Một số doanh nghiệp tƣ nhân kinh doanh thua lỗ, không có khả năng thanh toán nợ cho Ngân hàng khi đến hạn, nhƣng lại không tự nguyện giao nhà đất (tài sản thế chấp cho Ngân hàng) mà chây ỳ, cản trở việc thu nợ của Ngân hàng nên Ngân hàng không thể phát mại đƣợc.

* Nguyên nhân bên trong:

Công tác thẩm định gặp nhiều khó khăn do trong cho vay XNK, phạm vi thẩm định rộng. Bên cạnh thẩm định khách hàng vay vốn, ngân hàng còn thẩm định đối tác của khách hàng, ngân hàng phát hành L/C, hàng hóa dùng làm TSBĐ rất đa dạng…

Chi nhánh chƣa đề ra đƣợc một quy trình chuẩn trong việc thực hiện BĐTD trong cho vay XNK. Không có một quy trình chuẩn nhất định đối với TSBĐ cụ thể ví dụ nhƣ là tài sản bảo đảm là lô hàng nhập khẩu phải có tính lỏng cao nhƣng tính lỏng nhƣ thế nào là phù hợp thì không có đề cập tới, do đó khó để thẩm định TSBĐ

Thời gian thực hiện hồ sơ không đủ để đảm bảo chất lƣợng kết quả định giá. Thời gian này ngày càng rút ngắn do áp lực từ khách hàng cũng nhƣ sự cạnh tranh của các ngân hàng trên địa bàn dẫn đến cán bộ tín dụng sử dụng phƣơng pháp định giá đơn giản, phổ biến để cho kết quả nhanh chóng,

Khả năng áp dụng nhiều phƣơng pháp định giá khác nhau phụ thuộc vào trình độ của cán bộ thẩm định.

Hệ thống thông tin chƣa hiệu quả dẫn đến việc thẩm định và định giá TSBĐ có nhiều sai lệch. Việc thu thập thông tin tín dụng chủ yếu truy cập qua trung tâm dữ liệu CIC của NHNN, chất lƣợng nguồn thông tin này không cao, không đầy đủ và cập nhật. Công tác thu thập và xử lý thông tin còn thiếu tính hệ thống và toàn diện, gây khó khăn cho công tác thẩm định cũng nhƣ ra

quyết định cấp vốn tín dụng, ảnh hƣởng lớn đến chất lƣợng tín dụng và việc triển khai các nghiệp vụ đảm bảo an toàn vốn vay.

Chi nhánh tọa lạc tại trung tâm thành phố, do đó không có điều kiện tốt về kho bãi để lƣu giữ hàng hóa là TSBĐ của khách hàng, diện tích đất hẹp, chủ yếu phục vụ cho mục tiêu kinh doanh. Chính vì thế mà chi nhánh phải thuê kho hoặc tài sản đƣợc lƣu trữ tại kho của khách hàng, điều này dễ dẫn đến mất mát, hƣ hỏng, giảm giá trị của TSBĐ.

Hiện nay, TSBĐ của chi nhánh tập trung chủ yếu ở vài loại TSBD thông dụng chƣa khai thác hết các loại tài sản có thể làm bảo đảm. Sự tập trung này tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu một loại TSBĐ chủ chốt nào đó mất giá. Nguyên nhân là do cán bộ tín dụng thƣờng làm theo một lối mòn của những anh chị hƣớng dẫn, chƣa dám thực hiện những món vay có TSBĐ mới. Cách đây vài năm, danh mục các loại TSBĐ không đƣợc đa dạng, chƣa có văn bản hƣớng dẫn của các cơ quan nhà nƣớc. Vì vậy, những cán bộ tín dụng chỉ nhận những TSBĐ thông thƣờng nhƣ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, máy móc thiết bị... hiện nay, khi danh mục TSBĐ đã đƣợc pháp luật cho phép sử dụng đa dạng hơn, cán bộ tín dụng vẫn đi theo lối mòn của những anh chị đi trƣớc. Do đó, có những trƣờng hợp chƣa tƣ vấn cho khác hàng sử dụng những loại TSBĐ mới theo quy định của pháp luật.

Năng lực thẩm định của cán bộ tín dụng chƣa cao do hiện nay chi nhánh chủ yếu là cán bộ trẻ và mới nên kinh nghiệm chƣa cao. Vì chƣa có nhiều kinh nghiệm cũng nhƣ bản lĩnh nghề nghiệp nên để an toàn, cán bộ thƣờng định giá thấp TSBĐ. Ngoài ra, yếu tố đạo đức nghề nghiệp cũng là một yếu tố cần đƣợc xem xét đến. Tuy nhiên, trong những năm qua, chi nhánh chƣa phát sinh món vay nào dẫn đến nợ xấu liên quan đến đạo đức cán bộ tín dụng. Đây là điều rất đáng ghi nhận trong nỗ lực đào tạo con ngƣời của Vietinbank chi nhánh Đà Nẵng.

Việc định giá lại tài sản chƣa kịp thời, trong điều kiện thị trƣờng luôn biến động. Nhƣ đã biết, hàng hóa XNK luôn chịu tác động của tỷ giá, dẫn đến giá cả thƣờng xuyên biến động. Chi nhánh còn khá chủ quan trong khâu định giá lại TSBĐ nhất là đối với những lô hàng nhập khẩu đƣợc dùng làm TSBĐ.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trong Chƣơng 2, luận văn tập trung trình bày kết quả nghiên cứu về các nội dung chủ yếu: Thực trạng về việc cơ cấu tổ chức tình hình hoạt động kinh doanh. Thực trạng về công tác bảo đảm tín dụng tại NH Vietinbank chi nhánh Đà Nẵng thông qua nội dung thực hiện quy trình công tác BĐTD trong cho vay XNK và kết quả thông qua các tiêu chí đánh giá đƣợc xây dựng từ chƣơng 1. Từ đó, rút ra những kết quả đạt đƣợc, những mặt thành công, hạn chế và phân tích nguyên nhân của những hạn chế đó.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC BẢO ĐẢM TÍN DỤNG TRONG CHO VAY XNK

TẠI NH VIETINBANK CN ĐÀ NẴNG

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác bảo đảm tín dụng trong cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh đà nẵng (Trang 84 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)