MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác bảo đảm tín dụng trong cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh đà nẵng (Trang 103)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.3.1. Đối với chính phủ

Trên cơ sở tìm hiểu những mặt đã làm đƣợc và những tồn tại cần khắc phục trong hoạt động bảo đảm tín dụng của NH Vietinbank CN Đà Nẵng, em

xin mạnh dạn đƣa ra một số kiến nghị đối với Nhà nƣớc và các bộ ngành nhằm hoàn thiện hoạt động bảo đảm tiền vay nhƣ sau:

- Nhà nƣớc cần nhanh chóng hoàn thiện môi trƣờng pháp lý, bảo đảm tính đầy đủ, thống nhất và nâng cao chất lƣợng các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động bảo đảm tiền vay của ngân hàng

- Chỉ đạo các Bộ, ngành ban hành các văn bản hƣớng dẫn thi hành luật cần kịp thời, đồng bộ, rõ ràng, thống nhất và sát thực tế hơn, loại bỏ những bất cập và chồng chéo, tránh tình trạng Luật đã có hiệu lực thi hành mà chƣa có văn bản hƣớng dẫn.

- Trong quy chế về xử lý tài sản bảo đảm, Nhà nƣớc nên giao quyền chủ động hơn cho các TCTD. Bởi vì tài sản bảo đảm thƣờng bị xử lý khi khách hàng vi phạm điều khoản nghĩa vụ trong hợp đồng bảo đảm, việc xử lý tài sản bảo đảm là để bảo vệ quyền và lợi ích của TCTD.

- Các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền cần xem xét, hoàn thiện các quy định về đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất cho phù hợp với thực tiễn các giao dịch bảo đảm hiện nay, góp phần đảm bảo các quyền của ngƣời sử dụng đất, có tài sản trên đất mà pháp luật đã thừa nhận.

- Các bộ ngành, UBND các cấp có sự chỉ đạo cụ thể hơn để tạo đƣợc sự ủng hộ tích cực trong quá trình giúp TCTD xử lý tài sản bảo đảm. Ví dụ có thể thành lập trung tâm bán đấu giá tại các tỉnh trong cả nƣớc để giúp các TCTD thuận tiện trong xử lý tài sản bảo đảm

3.3.2. Đối với NHNN

Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, Ngân hàng Nhà nƣớc nên giao quyền tự chủ cho các ngân hàng nhiều hơn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng để các ngân hàng có thể tránh đƣợc một số rủi ro do có sự chủ động đối phó với những tình huống bất ngờ, đồng thời có thể tận dụng

những cơ hội khi thời cơ đến. Hiện nay các quy định về chế độ hạch toán về cho vay có bảo đảm bằng tài sản do TCTD tự lựa chọn, cho vay theo chỉ định của Chính phủ chƣa cụ thể, Ngân hàng Nhà nƣớc nên có sự điều chỉnh cho hợp lý. Đặc biệt ngân hàng Nhà nƣớc cần nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng (CIC) để cho nó trở thành nơi cung cấp thông tin nhanh, chính xác kịp thời về khách hàng cho các TCTD. Mục tiêu hoạt động của CIC là giúp các TCTD phòng ngừa và hạn chế đến mức thấp nhất những khả năng rủi ro trong kinh doanh, góp phần xây dựng một hệ thống ngân hàng bền vững. Muốn vậy CIC phải cập nhật đƣợc sự phân loại khách hàng theo từng khoản nợ, đánh giá theo từng khoản nợ của khách hàng. Yêu cầu đặt ra khá cao là bắt buộc là các TCTD phải chấp hành nghiêm túc chế độ báo cáo thông tin cho CIC. Nếu thông tin về khách hàng không đƣợc cập nhật thƣờng xuyên, số liệu phản ánh không kịp thời thì tính pháp lý cũng nhƣ giá trị của thông tin do CIC cung cấp ra sẽ không đáp ứng. đƣợc yêu cầu của sự đánh giá. Do vậy để đáp ứng yêu cầu xử lý thông tin do các TCTD báo cáo cũng nhƣ quá trình tổng hợp và quản trị kho dữ liệu, cung cấp thông tin, CIC cần phải chuẩn hoá các quy trình, nghiệp vụ, áp dụng chƣơng trình tự động xử lý dữ liệu. Các cơ quan giám sát, đánh giá và các TCTD phải tham gia vào mạng của CIC và khai thác thông tin để đƣa ra đánh giá nợ chính xác và kịp thời. Ngoài nghiệp vụ cung cấp tác nghiệp cho các TCTD, CIC phải đƣợc giao nhiệm vụ thực hiện hỗ trợ các tổ chức, đơn vị có chức năng và nhiệm vụ phân loại, đánh giá các khoản nợ của các khách hàng của các TCTD. CIC phải đƣợc quyền cung cấp kết quả đánh giá phân loại nợ của các TCTD, của đơn vị giám sát có chức năng đánh giá nợ cho các TCTD. Những thông tin do CIc cung cấp đòi hỏi phải phản ánh trung thực, khách quan và đặc biệt phải đảm bảo tính thời gian. Nhƣ vậy để CIC hoạt động thực sự có hiệu quả, cần tăng cƣờng hơn nữa vai trò của CIC trong điều kiện hiện nay, tăng cƣờng năng lực

cho CIC cả về điều kiện vật chất kỹ thuật, cũng nhƣ con ngƣời.

3.3.3. Đối với ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam

Trên cơ sở thực tế tại NH Vietinbank Chi nhánh Đà Nẵng, nhận thức đƣợc những thành tựu cũng nhƣ những tồn tại khó khăn tại Chi nhánh trong hoạt động bảo đảm tiền vay, bên cạnh những giải pháp đã đề cập ở trên, em xin mạnh dạn kiến nghị một số vấn đề sau:

- Trong công tác chỉ đạo điều hành của Chi nhánh phải thƣờng xuyên phổ biến các văn bản có liên quan đến hoạt động tín dụng, bảo đảm tín dụng, các văn bản của Ngân hàng Nhà nƣớc, thƣờng xuyên tổ chức họp phòng để nắm bắt kịp thời những khó khăn vƣớng mắc trong hoạt động tín dụng, bảo đảm tín dụng để từ đó có những điều chỉnh kịp thời.

- Cần đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ đối với đội ngũ cán bộ nghiệp vụ nhằm trang bị kiến thức, tránh lạc hậu về chuyên môn, pháp luật, các thông lệ quốc tế trong giai đoạn đầu của tiến trình hội nhập quốc tế.

- Nên tổ chức hội nghị khách hàng tại các chi nhánh để lắng nghe những ý kiến đánh giá của khách hàng về những việc đã làm đƣợc, chƣa làm đƣợc của chi nhánh, ghi nhận những đóng góp, những mong muốn của khách hàng. Trên cơ sở đó mà Chi nhánh có thể có những chính sách điều chỉnh hợp lý đáp ứng tốt tâm tƣ nguyện vọng của khách hàng theo đúng quy định của pháp luật.

- Cần đúc rút các kinh nghiệm của các Chi nhánh khác trong hệ thống Vietinbank cũng nhƣ các chi nhánh khác hệ thồng, đồng thời tham khảo kinh nghiệm của các ngân hàng thƣơng mại khác trong nƣớc và trên thế giới, để đề xuất những chính sách hợp lý, phù hợp hoạt động ngân hàng của mình. Thƣờng xuyên cập nhật những thông tin trên website nội bộ để mỗi chi nhánh học tập và đúc kết kinh nghiệm.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Trong chƣơng 3, luận văn dựa trên định hƣớng chung của NH Vietinbank Chi nhánh Đà Nẵng. Từ đó, đƣa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác bảo đảm tiền tín dụng tại NgânVietinbank chi nhánh Đà Nẵng. Qua đó, đƣa ra các kiến nghị đối với Chính phủ, các bộ ngành, với Ngân hàng Nhà nƣớc, ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam.

KẾT LUẬN

Công tác bảo đảm tín dụng là một phần của việc thực hiện quy trình cho vay, đặc biệt trong hoạt động cho vay xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, do tác động của nhiều nhân tố khách quan và chủ quan, nên công tác bảo đảm tín dụng trong cho vay xuất nhập khẩu của Chi nhánh còn nhiều khó khăn vƣớng mắc, hạn chế nhất định đến hiệu quả hoạt động. Do đó, hoàn thiện công tác bảo đảm tín dụng trong cho vay xuất nhập khẩu sẽ giúp ngân hàng phòng ngừa và hạn chế đến mức thấp nhất các tổn thất có thể xảy ra đối với các khoản cho cho vay xuất nhập khẩu.

Nội dung đề tài tập trung vào việc phân tích thực trạng công tác bảo đảm tín dụng trong cho vay xuất nhập khẩu NHTMCP Công thƣơng Việt Nam – CN Đà Nẵng để tìm ra các ƣu điểm, nhƣợc điểm và những khó khăn vƣớng mắc trong việc thực hiện, từ đó đƣa ra những giải pháp nhằm cơ bản cùng với những kiến nghị, hy vọng sẽ góp phần thiết thực cho việc hoàn thiện công tác bảo đảm tín dụng hoạt động cho vay xuất nhập khẩu nói riêng và hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh nói chung, qua đó góp phần giúp Chi nhánh tăng sức cạnh tranh, vững bƣớc cùng với ngành ngân hàng tiến vào con đƣờng hội nhập kinh tế và tăng cƣờng vị thế của mình trên thị trƣờng trong nƣớc.

Bởi vì vấn đề nghiên cứu rộng và phức tạp, do vậy nên kết quả nghiên cứu đƣa ra trong luận văn không tránh khỏi những hạn chế và sai sót nhất định. Vì vậy, tác giả rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp, sự giúp đỡ, chỉ bảo của các thầy cô, bạn bè đồng nghiệp để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.

Để hoàn thành bài luận văn ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến PGS.TS Nguyễn Hòa Nhân đã tận tình hƣớng dẫn trong việc nghiên cứu và hoàn thành đề tài này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng cùng toàn thể các đồng nghiệp tại Chi nhánh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Lê Văn Tề (2013), Tín dụng ngân hàng., NXB Lao Động, Hà Nội

[2] Peter S.Rose (2004), Quản trị Ngân hàng Thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội

[3] Nguyễn Minh Kiều (2012), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Lao động, Hà Nội

[4] Nguyễn Văn Tiến (2013), Quản trị Ngân hàng Thương mại, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội

[5] Lƣơng Minh Trí (2011), Bảo đảm tiền vay tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng,

Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học kinh tế Đà Nẵng.

[6] Lƣu Thị Hồng Hạnh (2011), Thực tiễn cho vay có bảo đảm bằng tài sản đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội, Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học kinh tế Đà Nẵng. [7] Lê Thị Uyên Sa (2013), Hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay bằng tài

sản tại chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp& phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam, Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học kinh tế Đà Nẵng.

[8] Nguyễn Thị Ngọc Thúy (2012), Hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại ngân hàng TMCP Đầu tư& Phát triền Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy, Luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh. Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội

[9] Sổ tay tín dụng Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam.

[10] Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam – CN Đà Nẵng, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013, 2014, 2015.

[11] Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 về giao dịch bảo đảm, Nƣớc CHXHCN Việt Nam.

[12] Nghị định số 75/2000/NĐ-CP của CP về công chứng, chứng thực, Bộ Tƣ pháp

[13]Quốc hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng.

[14], Thông tƣ 02/2013/TT- NHNNQuy định về phân loại tài sản có, mức trích, phƣơng pháp trích lập dự phòngrủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài

[15] Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam ( 2005), Quyết định số 493/2005 – QĐNHNN ngày 22/04/2005, Hà Nội.

[16] Trang web www.vietinbank.vn, www.danang.gov.vn, www.sbv.gov.vn và các trang web khác có liên quan.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác bảo đảm tín dụng trong cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh đà nẵng (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)