Mở rộng đối tƣợng nhận bảo trợ xã hội

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 104 - 155)

6. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

3.2.2. Mở rộng đối tƣợng nhận bảo trợ xã hội

Bảo trợ xã hội tạo nên tấm lƣới cuối cùng của hệ thống lƣới an sinh để bảo vệ sự an toàn cho mọi thành viên trong xã hội khi họ rơi vào tình trạng rủi ro có thể lâm vào tình cảnh bần cùng hóa và gây ra bất ổn xã hội. Mở rộng đối tƣợng thụ hƣởng sẽ góp phần quan trọng thực hiện công bằng xã hội. Do vậy, để mở rộng đối tƣợng tài trợ trong thời gian tới cần tiến hành các hƣớng cơ bản sau đây:

- Tổng điều tra đối tƣợng yếu thế trên địa bàn, phân loại và quản lý đối tƣợng trên phạm vi toàn huyện, xây dựng cơ sở dữ liệu, lập hồ sơ quản lý đối tƣợng bảo trợ xã hội tại cộng đồng, định kỳ thống kê, rà soát có sự tham gia của ngƣời dân giúp cho công tác xét, chọn đúng đối tƣợng thuộc diện xét trợ cấp cho phù hợp và khách quan. Bên cạnh đó, nghiên cứu xây dựng chƣơng trình phần mềm quản lý đối tƣợng phổ biến và áp dụng cho cả xã, thị trấn tạo điều kiện thuận lợi trong quản lý hoạch định chính sách và phân bổ kinh phí trợ cấp cho từng đối tƣợng. Mức chuẩn trợ cấp phải đƣợc điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội; đảm bảo đáp ứng mức sống tối thiểu của đối tƣợng.

- Rà soát xây dựng lại tiêu chí đánh giá, xác định đối tƣợng theo hƣớng linh hoạt, loại bỏ đi một số điều kiện khắt khe, cứng nhắc mà nên quan tâm đến điều kiện thực tế để thực sự bao phủ hết toàn bộ dân cƣ có điều kiện khó

khăn cần phải BTXH trong huyện. Trƣớc hết, rà soát xác định điều kiện thực tế bao gồm hoàn cảnh sống khó khăn, sức khỏe, độ tuổi, thu nhập của các đối tƣợng; điều kiện liên quan đến gia đình nhƣ hộ gia đình thuộc diện nghèo có thể thay thế bằng hộ gia đình thu nhập thấp. Khi kinh tế phát triển cao loại bỏ điều kiện liên quan đến gia đình mà chỉ cần căn cứ vào điều kiện của cá nhân..

- Đơn giản hóa thủ tục hành chính để các đối tƣợng dễ dàng tiếp cận hơn với các chính sách trợ giúp.

- Hỗ trợ bộ phận ngƣời nghèo có việc làm, tăng thu nhập, có khả năng vƣơn lên thoát nghèo. Đồng thời hỗ trợ ngƣời mới thoát nghèo có nguy cơ tái nghèo, ngƣời nghèo tạm thời do bị rủi ro về kinh tế, về sức khỏe và thiên tai.

- Đối với đối tƣợng nghèo kinh niên cần phải đƣa họ sang nhóm đƣợc hƣởng các chính sách trợ giúp xã hội

- Hỗ trợ toàn diện đối với đối tƣợng là trẻ em nghèo về các hoạt động tài trợ nhƣ giáo dục, dinh dƣỡng, chăm sóc sức khỏe, nhà ở, nƣớc và vệ sinh, giải trí và một số hoạt động bảo trợ xã hội khác.

- Tiếp tục thực hiện các chƣơng trình trợ giúp xã hội tạo điều kiện cho các đối tƣợng ngày càng tiếp cận thuận lợi hơn, bình đẳng hơn, chất lƣợng hơn với các dịch vụ xã hội cơ bản và các chƣơng trình về sinh kế để ổn định cuộc sống có tính dài hạn. Kế hoạch thực hiện chƣơng trình cho ngƣời cao tuổi, ngƣời tàn tật, chƣơng trình chăm sóc thay thế trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng vận động các tổ chức quốc tế tại trợ để thực hiện các dự án hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp cho đối tƣợng bảo trợ xã hội tạo điều kiện thuận lợi để các đối tƣợng yếu thế ổn định cuộc sống, hòa nhập với cộng đồng.

3.2.3. Mở rộng mạng lƣới bảo trợ xã hội

- Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho mọi tầng lớp dân cƣ, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nƣớc hiểu và coi việc trợ giúp các đối tƣợng yếu thế là trách nhiệm của cộng đồng; thay đổi cách nhìn từ khía cạnh hoạt động nhân đạo từ thiện sang khía cạnh chia sẻ trách nhiệm xã hội và dựa vào nhƣ cầu và quyền con ngƣời, vận động toàn dân tham gia công tác bảo trợ xã hội.

- Mở rộng mô hình chăm sóc tại gia đình cho từng đối tƣợng, ngoài chính sách hỗ trợ trực tiếp đối với từng đối tƣợng cần có chính sách hỗ trợ đối với những hộ gia đình tham gia vào việc chăm sóc đối tƣợng. Chính sách này chỉ mới thực hiện đối với cá nhân và hộ gia đình nhận nuôi dƣỡng trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi chƣa áp dụng đối với đối tƣợng là ngƣời cao tuổi, ngƣời tàn tật. Tuy nhiên, việc mở rộng theo hƣớng này cần xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện cho phù hợp với tình hình thực tế của huyện.

- Huyện đang rất cần thành lập mới các trung tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn. Tất nhiên việc xây dựng sẽ liên quan đến nguồn đầu tƣ, chi phí, con ngƣời để quản lý hoạt động, nhƣng việc lựa chọn tối ƣu các lợi thế sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc phục vụ hạ tầng, dễ dàng cho các tổ chức trong và ngoài nƣớc dễ dàng tiếp cận đƣợc đối tƣợng để hỗ trợ vật chất và tinh thần một cách tốt nhất.

- Trong thời gian tới huyện cần có chính sách khuyến khích phát triển hệ thống cơ sở bảo trợ xã hội và mạng lƣới cung cấp dịch vụ công tác xã hội theo hƣớng đa dạng hóa loại hình, thành phần tham gia, hoạt động theo cơ chế mở bao gồm việc chăm sóc nuôi dƣỡng đối tƣợng xã hội bằng ngân sách Nhà nƣớc, bằng sự huy động của cộng đồng và sự tự nguyện đóng góp của đối tƣợng, ngƣời thân, ngƣời đỡ đầu; nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở bảo trợ xã hội. Đặc biệt, phát triển dịch vụ chăm sóc ngƣời cao

tuổi tại các nhà dƣỡng lão ngoài công lập. Nhà nƣớc cần tạo điều kiện một số nội dung sau: Thủ tục thành lập dễ dàng thuận lợi; hỗ trợ về đất đai xây dựng cơ sở, miễn giảm thuế. Các cơ quan quản lý đƣợc xây dựng và ban hành tiêu chuẩn, quy chế hoạt động đối với các nhà dƣỡng lão và thƣờng xuyên thanh tra, kiểm tra để đảm bảo chất lƣợng dịch vụ.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội đủ về số lƣợng, đạt yêu cầu về chất lƣợng gắn với phát triển hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội của huyện.

- Cần phát triển mạng lƣới nhân viên xã hội nhằm tham vấn, giúp các đối tƣợng tiếp cận với chính sách BTXH. Mở rộng chức năng, nhiệm vụ đặc biệt là chức năng chăm sóc khẩn cấp, chức năng chăm sóc tự nguyện và hệ thống dịch vụ về công tác xã hội theo hƣớng chuyên nghiệp. Xây dựng thí điểm mô hình nhà công tác xã hội, mái ấm, trung tâm nhân đạo…để nuôi dƣỡng, chăm sóc đối tƣợng bảo trợ xã hội tại cộng đồng.

- Với chính sách và cơ chế miễn giảm đối với các đối tƣợng đƣợc bảo trợ họ khó có thể tiếp cận các dịch vụ tài trợ gián tiếp thông qua giá nhƣ: Khám chữa bệnh, giáo dục đào tạo, việc làm đào tạo nghề một cách công bằng và có chất lƣợng nhƣ những ngƣời bình thƣờng. Làm cho họ có cảm giác đƣợc thƣơng hại nhiều hơn là thông cảm và sẻ chia khi tiếp cận với các loại dịch vụ này và không tiếp cận đƣợc với dịch vụ chất lƣợng cao vì họ không trực tiếp bỏ tiền ra để trả cho các chi phí dịch vụ mà họ cần. Do đó, Nhà nƣớc cần đổi mới hình thức tài trợ thông qua giá theo hƣớng cung cấp tiền mặt để các đối tƣợng đƣợc quyền lựa chọn các dịch vụ và tự chi trả phí dịch vụ khi họ cần, có nhƣ vậy các đối tƣợng đƣợc bảo trợ mới tự tin hơn vào chính bản thân họ và có quyền yêu cầi các cơ sở dịch vụ cung cấp dịch vụ có chất lƣợng phù hợp với điều kiện của họ. Đồng thời mức trợ cấp bằng tiền phải ngang bằng với chi phí dịch vụ mang tính phổ biến ở từng địa bàn.

3.2.4. Mở rộng hình thức bảo trợ xã hội

- Hình thức tài trợ trực tiếp: Đối tƣợng của bảo trợ xã hội rất đa dạng, mức độ hoàn cảnh khó khăn của các nhóm đối tƣợng cũng khác nhau trong khi khả năng hỗ trợ của Nhà nƣớc của địa phƣơng và cộng đồng không phải là vô hạn. Vì vậy, BTXH trực tiếp thông qua hình thức tài trợ bằng tiền hoặc hiện vật khi đƣa ra phải theo chiều hƣớng giải quyết ƣu tiên theo nhóm đối tƣợng có hoàn cảnh khó khăn có thể duy trì đƣợc cuộc sống bình thƣờng, khoảng cách không quá xa cách với mức sống trung bình của cƣ dân địa phƣơng đồng thời có một khoản tiền để giải quyết những nhu cầu trƣớc mắt.

- Hình thức tài trợ thông qua giá: Thông qua các chính sách chăm sóc sức khỏe, giáo dục đào tạo, việc làm đào tạo nghề, cung cấp các dịch vụ xã hội khác đƣợc pháp luật về bảo trợ xã hội quy định đối với đối tƣợng bảo trợ xã hội theo phân cấp quản lý.

Hoàn thiện hình thức hỗ trợ người dân có việc làm nâng cao thu nhập

+ Ngƣời nghèo, ngƣời dễ tổn thƣơng không có nhiều cơ hội tiếp cận đƣợc các việc làm tốt, thu nhập ổn định. Một trong những nguyên nhân cơ bản là do trình độ học vấn thấp, sức khỏe kém, ít thông tin về thị trƣờng lao động, hạn chế về năng lực mặc cả, đàm phán…kinh nghiệm quốc tế cho thấy, tạo nhiều cơ hội việc làm, thu nhập cao và ổn định thông qua đào tạo nghề, vốn vay tạo việc làm, tiếp cận thông tin thị trƣờng lao động để tìm đƣợc việc làm và nâng cao thu nhập là giải pháp an sinh xã hội hiệu quả nhất. Vì vậy, các hoạt động BTXH đòi hỏi phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ ngƣời dân có việc làm, tăng thu nhập.

+ Tiếp tục thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia về việc làm, thực hiện giao chỉ tiêu tín dụng cho vay giải quyết việc làm cho ngân hàng chính sách xã hội, huy động để cho vay. Ngân hàng nhà nƣớc cấp bù lãi suất và phí

quản lý, ƣu tiên các chƣơng trình tín dụng, các hoạt động phát triển thị trƣờng lao động cho khi vực nông thôn.

+ Xây dựng một hệ thống chính sách tín dụng thống nhất trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện các chính sách tín dụng ƣu đãi hiện hành. Bổ xung đối tƣợng đƣợc vay vốn ƣu đãi đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp tạo nhiều việc làm, sử dụng nhiều lao động thuộc nhóm đối tƣợng bảo trợ xã hội, cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

+ Tập trung triển khai các đề án hiện hành theo hƣớng kết hợp đào tạo kỹ thuật cao, chuyên sâu với những nghề thông dụng nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng và năng lực của từng nhóm đối tƣợng và thị trƣờng lao động. Tập trung hỗ trợ và nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề. Nâng cao hiệu quả cá chƣơng trình đào tạo. Xây dựng chính sách hỗ trợ đào tạo nghề kết hợp với bố trí việc làm tại doạnh nghiệp.

+ Triển khai các chƣơng trình, dự án di dân, định canh định cƣ cho ngƣời dân gắn với điều kiện cụ thể của các vùng nhằm ổn định cuộc sống cho nhân dân, tạo điều kiện chuyển đổi nghề, đặc biệt cần tập trung vào những vùng thƣờng xuyên bị bão lũ.

+ Giải quyết việc làm cho dân cƣ vùng núi, vùng sâu vùng xa với rừng trong chƣơng trình phủ xanh đất trống đồi trọc. Tổ chức việc làm tạm thời cho ngƣời lao động nghèo bị thất nghiệp, thiếu việc làm trong các hộ gia đình nghèo hoặc cận nghèo thông qua các dự án phát triển cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ nông thôn, bảo vệ môi trƣờng. Ngƣời tham gia các dự án này đƣợc trả công bằng hiện vật (suất ăn, lƣơng thực, thực phẩm), tiền lƣơng theo ngày tƣơng đƣơng với mức lƣơng tối thiểu hoặc kết hợp cả hai hình thức trên.

Hoàn thiện hình thức hỗ trợ người dân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

+ Nhà nƣớc đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng các chế độ, cơ chế khuyến khích cá nhân và doanh nghiệp tham gia hệ thống BHXH thông qua việc cung cấp các hình thức bảo hiểm đa dạng.

+ Nghiên cứu và hoàn thiện chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện.

+ Nâng cao ý thức của ngƣời dân tham gia bảo hiểm y tế, đặc biệt chú trọng đối với nhóm ngƣời lao động trong khu vực phi chính thức, ngƣời dân sinh sống ở khu vực nông thôn.

+ Tiếp tục hoàn thiện mức đóng, hƣởng bảo hiểm y tế để đảm bảo khả năng cân đối quỹ bảo hiểm y tế.

3.2.5. Nâng cao chất lƣợng công tác bảo trợ xã hội

- Tiếp tục hoàn thiện bộ máy tổ chức thực hiện chính sách BTXH, trên địa bàn huyện đặt trong tổng thể hệ thống tổ chức từ tỉnh đến cơ sở, ƣu tiên bảo đảm cấp xã, thị trấn có một cán bộ công tác xã hội để thực hiện nhiệm vụ của ngành Lao động - Thƣơng binh và Xã hội, trong đó thực hiện chính sách bảo trợ xã hội.

- Cán bộ đóng trò quan trọng, là điều kiện cần và đủ để thực hiện chính sách. Cần tăng cƣờng số lƣợng cán bộ để đủ ngƣời làm công tác BTXH. Cán bộ thực hiện chính sách bao gồm chuyên viên nghiên cứu chính sách cho đến cán bộ tổ chức thực hiện chính sách ở cơ sở và những nhân viên xã hội giúp đỡ đối tƣợng, Cần nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ và tăng số lƣợng cán bộ, nhất là cán bộ cơ sở…Trong những năm tới cần xác định công tác xã hội là một nghề có lƣơng và có phụ cấp đặc biệt. Đồng thời xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác xã hội có tính chuyên nghiệp trên cơ sở triển khai thực hiện hiệu quả những chƣơng trình, đề án của chính phủ trên địa bàn huyện.

Giải quyết tình trạng yếu của cán bộ cơ sở, nhất là cán bộ cấp xã, thị trấn bằng cách tiếp tục tăng cƣờng đào tạo ngắn hạn thông qua việc tổ chức huấn luyện theo từng chuyên đề. Phát triển nguồn nhân lực cán bộ xã hội và hệ

thống mạng lƣới tổ chức sử dụng nhân viên công tác xã hội ở địa phƣơng trong hệ thống tỉnh để có đƣợc đội ngũ nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp, hoạt động có hiệu quả.

- Tăng cƣờng hệ thống theo dõi, giám sát, đánh giá việc thực hiện chính sách. Việc giám sát, đánh giá việc thực hiện chính sách BTXH là một nội dung quan trọng trong quá trình xây dựng chính sách và cơ chế BTXH. Đổi mới về thủ tục thực hiện, theo dõi giám sát, xác định đối tƣợng. Thống nhất quy trình xác định đối tƣợng thụ hƣởng từ cấp huyện, xã, thị trấn. Xã, thị trấn là đơn vị hành chính xác định đối tƣợng thụ hƣởng, cấp huyện là cơ quan giám sát huy động nguồn lực thực hiện.

- Để tạo điều kiện cho các đối tƣợng đƣợc hƣởng chính sách xã hội tiếp cận nhanh và đảm bảo đúng đối tƣợng, ngoài việc kiểm chứng tính chính xác, cần rút ngắn trình tự, thời gian và thủ tục ra quyết đinh.

- Tăng cƣờng việc hƣớng dẫn triển khai thực hiện các chính sách hiện có và nhất là các chính sách mới ban hành. Cần xây dựng các tài liệu hƣớng dẫn thực hiện chính sách mới ban hành. Cần xây dựng các tài liệu hƣớng dẫn thực hiện chính sách theo hƣớng gọn nhẹ, có thể bỏ túi đƣợc, khi cần có thể tra cứu để thực hiện đúng đối tƣợng, đúng mục tiêu, hạn chế sai sót và thất thoát nguồn lực.

- Từng bƣớc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đối tƣợng xã hội và chi trả trợ cấp, nâng cao hiệu quả quản lý và hạn chế sai sót trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách trợ cấp.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 104 - 155)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)