Thực trạng về nguồn tài trợ bảo trợ xã hội

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 57 - 63)

6. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

2.2.1. Thực trạng về nguồn tài trợ bảo trợ xã hội

Nguồn tài trợ BTXH của huyện Phong Điền bao gồm: Nguồn tài trợ từ ngân sách Trung ƣơng, nguồn từ ngân sách địa phƣơng và nguồn kinh phí huy động từ các tổ chức, cá nhân.

Tổng nguồn tài trợ cho hoạt động BTXH tại huyện Phong Điền liên tục tăng qua các năm. Trong đó, ngân sách Trung ƣơng nhiều nhất và ngân sách từ huy động ít nhất trong tổng nguồn kinh phí tài trợ của huyện, điều này đƣợc thể hiện tại Bảng 2.6 dƣới đây:

Bảng 2.6. Tình hình nguồn ngân sách phục vụ bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền giai đoạn 2012 - 2016

ĐVT: triệu đồng

TT Nguồn tài trợ Năm

2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 1 Ngân sách Trung ƣơng 12.001,5 12.740,7 13.345,6 17.800,1 18.951,4 2 Ngân sách địa phƣơng 1.050,6 1.142,1 1.226,5 2.123,8 2.532,3 3 Nguồn kinh phí huy động 311,8 543,4 770,4 1.342,3 1.446,6 Tổng 13.363,9 14.426,2 15.342,5 21.266,2 22.930,3

Qua bảng cho thấy mỗi một nguồn tài trợ cho đối tƣợng BTXH đều có xu hƣớng tăng. Năm 2012 tổng nguồn kinh phí từ các nguồn hỗ trợ cho các đối tƣợng là 13.363,9 triệu đồng, đến năm 2016 là 22.930,3 tức tăng gần gấp hai lần so với năm 2012. Thực trạng trên cho chúng ta thấy rằng mặc dù thực tế vẫn còn nhiều khó khăn, nhƣng để trợ giúp các đối tƣợng BTXH khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống cả về vật chất và tinh thần thì Đảng, Nhà nƣớc và cộng đồng luôn dành những nguồn kinh phí nhất định để tài trợ cho các đối tƣợng xã hội.

Cụ thể nhƣ sau:

- Nguồn kinh phí tài trợ cho bảo trợ xã hội từ ngân sách trung ƣơng qua các năm ngày càng tăng. Cụ thể là năm 2012 là 12.001,5 triệu đồng chiếm 89,81% đến năm 2016 là 22.930,3 triệu đồng chiếm đến 82,65% so với tổng nguồn kinh phí tài trợ, điều này đƣợc thể hiện tại Bảng 2.7 dƣới đây:

Bảng 2.7. Nguồn kinh phí do Trung ương tài trợ trên địa bàn huyện Phong Điền giai đoạn 2012 – 2016

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tổng nguồn tài trợ (triệu

đồng) 13.363,9 14.426,2 15.342,5 21.266,2 22.930,3 Trong đó:

- Ngân sách trung ƣơng

(triệu đồng) 12.001,5 12.740,7 13.345,6 17.800,1 18.951,4 - Tỷ lệ NS Trung ƣơng so

với tổng nguồn tài trợ (%) 89,81 88,32 86,98 83,70 82,65 - Tốc độ tăng nguồn kinh

phí Trung ƣơng tài trợ năm sau so năm trƣớc

6,11 6,16 4,75 33,38 6,47

Nguồn: Phòng Lao động – Thương binh & Xã hội huyện Phong Điền

Từ bảng cho thấy, năm 2015 so với năm 2014 ngân sách tăng đáng kể tăng từ 13.345,6 triệu đồng lên đến 17.800,1 triệu đồng khiến tốc độ tăng nguồn kinh phí năm 2015 đạt 33,38% cao nhất so với cả giai đoạn. Từ năm

2012-2014 tốc độ tăng khá thấp nguyên nhân một phần là do ảnh hƣởng của tình trạng suy thoái toàn cầu. Nhìn tổng thể cả giai đoạn thì kinh phí nguồn tài trợ tăng tƣơng đối, tốc độ tăng trung bình cả giai đoạn khoảng 12,1%.

Mặc dù, tỷ lệ ngân sách trung ƣơng so với tổng nguồn tài trợ giảm dần qua các năm, tốc độ tăng chƣa cao song vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất và luôn là nguồn tài trợ chính hằng năm của hoạt động bảo trợ xã hội tại huyện. Thời gian qua, Phong Điền là huyện còn nhiều khó khăn về thu ngân sách, tuy nhiên nguồn kinh phí hỗ trợ cho các đối tƣợng bảo trợ xã hội qua các năm luôn đƣợc sự quan tâm của lãnh đạo huyện với mục tiêu thể hiện chức năng cơ bản là trợ giúp để ổn định và trợ giúp để tự lo, trong đó việc trợ giúp để tự lo có ý nghĩa rất quan trọng. Thực trạng về nguồn kinh phí trên đƣợc minh họa qua Hình vẽ 2.1 sau:

Hình2.1. Nguồn kinh phí do Trung ương tài trợ cho bảo trợ xã hội ở huyện Phong Điền giai đoạn 2012 - 2014

- Nguồn kinh phí tài trợ cho bảo trợ xã hội từ ngân sách địa phƣơng đều tăng qua các năm. Năm 2012 là 1.050,6 triệu đồng đến năm 2016 là 2.532,3 triệu đồng tức là tăng gấp 2,4 lần sau năm năm, điều này đƣợc thể hiện tại Bảng 2.8 dƣới đây:

Bảng 2.8. Nguồn kinh phí do địa phương tài trợ trên địa bàn huyện Phong Điền giai đoạn 2012 – 2016

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tổng nguồn tài trợ (triệu đồng) 13.363,9 14.426,2 15.342,5 21.266,2 22.930,3 Trong đó:

- Ngân sách địa phƣơng

(triệu đồng) 1.050,6 1.142,1 1.226,5 2.123,8 2.532,3 - Tỷ lệ NS địa phƣơng so

với tổng nguồn tài trợ (%) 7,86 7,92 7,99 9,99 11,04 - Tốc độ tăng nguồn kinh phí

địa phƣơng tài trợ năm sau so năm trƣớc

7,32 8,71 7,39 73,16 19,23

Nguồn: Phòng Lao động – Thương binh & Xã hội huyện Phong Điền

Từ bảng số liệu cho thấy, trong năm 2014 nguồn ngân sách mới chỉ dƣới 1.500 triệu đồng sau một năm đạt trên 2.000 triệu đồng năm 2015. Xét về góc độ phát triển thì chúng ta thấy rằng tỷ lệ này qua các năm có xu hƣớng tăng giảm đầy biến động, rõ ràng thấy rằng năm 2014 tốc độ tăng nguồn kinh phí địa phƣơng đạt 7,39 % thấp hơn năm trƣớc đó là năm 2013 đạt 8,71%, tuy nhiên đến năm 2015 tỷ lệ này lại tăng cao đạt 73,16%.

Ngoài ra, ta cũng nhận thấy rằng tỷ lệ ngân sách địa phƣơng so với tổng nguồn tài trợ cũng có xu hƣớng tăng qua các năm, tuy nhiên vẫn chiến tỷ lệ còn thấp. Cụ thể là từ năm 2012 chiếm 7,86% so với tổng nguồn tài trợ, qua các năm 2013 (7,92%), năm 2014 (7,99%), năm 2015 (9,99%), đến năm 2016 tỷ lệ tăng lên đến 11,04%. Thực trạng về nguồn kinh phí trên đƣợc minh họa qua Hình vẽ 2.2 sau:

Hình 2.2. Nguồn kinh phí do địa phương tài trợ cho bảo trợ xã hội ở huyện Phong Điền giai đoạn 2012 - 2014

- Nguồn kinh phí huy động từ cộng đồng cũng có xu hƣớng tăng dần qua các năm. Năm 2012, chỉ đạt 311,8 triệu đồng nhƣng đến năm 2016 nguồn kinh phí này đã tăng lên đến 1.446,6 triệu đồng tức tăng gấp 4,7 lần so với năm 2012, và là nguồn kinh phí có tốc độ tăng cao nhất so với hai nguồn kinh phí còn lại, điều này đƣợc thể hiện tại Bảng 2.9 dƣới đây:

Bảng 2.9. Nguồn kinh phí huy động tài trợ trên địa bàn huyện Phong Điền giai đoạn 2012 – 2016 Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tổng nguồn tài trợ (triệu đồng) 13.363,9 14.426,2 15.342,5 21.266,2 23.930,3 Trong đó:

- Nguồn kinh phí huy động

(triệu đồng) 311,8 543,4 770,4 1.342,26 1.446,6

- Tỷ lệ NS huy động so với

tổng nguồn tài trợ (%) 2,33 3,77 5,02 6,31 6,05 - Tốc độ tăng nguồn kinh phí

huy động tài trợ năm sau so

năm trƣớc 56,2 74,28 41,77 74,23 7,77

Từ bảng số liệu cho thấy, nếu đánh giá cả toàn giai đoạn thì nguồn kinh phí này có tốc độ tăng khá nhanh và tốc độ trung bình của cả giai đoạn 2012- 2016 đạt 46,7%. Tuy nhiên tốc độ tăng qua các năm có sự biến đổi khá mạnh mẽ, không ổn định. Khởi đầu năm 2012 tốc độ tăng nguồn kinh phí này khá cao đạt 56,2% sau đó lại tăng lên đến 73,28% vào năm 2013. Nhƣng đến năm 2014 tốc độ là giảm xuống chỉ còn 41,77%, năm 2015 (74,23%) và năm 2016 thì chỉ đạt tỷ lệ rất thấp là 7,77%.

Về cơ cấu tỷ lệ nguồn kinh phí này so với tổng nguồn kinh phí tài trợ của huyện thì chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Tuy nhiên tỷ lệ này lại có xu hƣớng tăng dần. Cụ thể là năm 2012 kinh phí huy động từ cộng đồng đạt 331,8 triệu đồng chiếm 2,33% nhƣng đến năm 2016 lên tới 1.446,6 tỷ chiếm 6,05%. Thực trạng về nguồn kinh phí trên đƣợc minh họa qua Hình vẽ 2.3 sau:

Hình 2.3. Nguồn kinh phí từ huy động tài trợ cho bảo trợ xã hội ở huyện Phong Điền giai đoạn 2012 - 2014

Tóm lại, trong những năm qua ngoài nguồn tài trợ chủ yếu từ ngân sách Trung ƣơng, của địa phƣơng cho hoạt động bảo trợ xã hội; địa bàn huyện đã vận động, kêu gọi đƣợc các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nƣớc, sự ủng hộ của các tổ chức phi chính phủ đã góp phần đảm bảo

nguồn vốn cho hoạt động BTXH, với nhiều chƣơng trình bảo trợ khác nhau nhƣ: cứu trợ đối tƣợng bị thiệt hại do thiên tai, bão lũ; chăm sóc và nuôi dƣỡng ngƣời có công, trẻ mồ côi, trẻ lang thang, trẻ bị bỏ rơi, ngƣời tàn tật, ngƣời già cô đơn; khám chữa bệnh và cấp thuốc miễn phí cho các đối tƣợng nghèo có honà cảnh khó khăn, ở vùng sâu, vùng xa; hỗ trợ phẫu thuật, chỉnh hình và cấp xe lăn; hỗ trợ xây nhà ở, tổ chức thăm hỏi, tặng quà, hỗ trợ sách vở, quần áo, phƣơng tiện đi lại, dụng cụ học tập và học bổng cho học sinh, sinh viên; nhận đỡ đầu trẻ mồ côi không nơi nƣơng tựa; giúp đỡ các đối tƣợng tệ nạn xã hội, bị nhiễm HIV/AIDS…giúp các đối tƣợng khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống về vật chất lẫn tinh thần, giúp họ từng bƣớc hòa nhập vào đời sống cộng đồng, định hƣớng phát triển ổn định lâu dài.

Để làm đƣợc điều đó thì chính quyền địa phƣơng cần phải có các chủ trƣơng, chính sách thật cụ thể, thiết thực và đầu tƣ thỏa đáng nhằm đảm bảo công tác bảo trợ xã hội đƣợc diễn ra hiệu quả. Ngoài các nguồn ngân sách của Trung ƣơng và địa phƣơng cho lĩnh vực công tác này, rất cần có sự quan tâm chung tay góp sức của cả cộng đồng, vì đây là nguồn lực có tiềm năng và ngày càng góp phần quan trọng trong việc thực hiện công tác trợ giúp cho các đối tƣợng yếu thế, dễ bị tổn thƣơng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 57 - 63)