Thành công và hạn chế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 86 - 90)

6. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

2.3.1. Thành công và hạn chế

- Thành công

Trong những năm qua, công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện đƣợc trển khai thực hiện khá tích cực và đầy đủ, luôn bám sát sự chỉ đạo của UBND huyện và Sở Lao động – Thƣơng binh và Xã hội tỉnh, đảm bảo hài hòa mối quan hệ giữa công bằng xã hội và tăng trƣởng kinh tế trong hoạt động bảo trợ xã hội. Một số lĩnh vực trọng tâm đạt kết quả bằng và cao hơn so với cùng kỳ năm trƣớc, có thể tóm lƣợc một số kết quả trong công tác bảo trợ xã hội ở huyện Phong Điền trong thời gian qua nhƣ sau:

+ Nguồn kinh phí thực hiện BTXH trên địa bàn huyện ngày càng tăng, Trong đó, tốc độ tăng nguồn ngân sách Trung ƣơng đang có xu hƣớng giảm dần, nguồn kinh phí từ việc huy động có tốc độ tăng khá cao do ngày càng nhiều các chủ thể tham gia hoạt động bảo trợ bao gồm các tổ chức chính trị xã hội, xã hội nghề nghiệp, các tổ chức phi Chính phủ và tổ chức xã hội tự nguyện và cá nhân trong và ngoài nƣớc. Điều đó, vẫn một phần nào đó đảm bảo đƣợc nguồn ngân sách theo yêu cầu để thực hiện chính sách, đồng thời tiết kiệm chi phí cho hệ thống thực thi. Ngoài ra, việc quản lý, sử dụng công

khai, minh bạch và đúng mục đích kinh phí trợ cấp bảo đảm tính hiệu quả của chƣơng trình.

+ Đối tƣợng thuộc diện đƣợc bảo trợ ngày càng đƣợc mở rộng. Do điều kiện đƣợc hƣởng chính sách trợ giúp xã hội từng bƣớc đƣợc cải tiến, mở rộng nên số lƣợng đối tƣợng gia tăng nhanh. Bên cạnh đó, việc xác định, quản lý và nắm bắt đối tƣợng thụ hƣởng ngày càng có hiệu quả, hạn chế tình trạng bỏ sót đối tƣợng khiến số lƣợng đối tƣợng bảo trợ từ 4.732 đối tƣợng vào năm 2012 đã tăng lên đến 6.485 đối tƣợng vào năm 2016.

+ Mạng lƣới hoạt động bảo trợ xã hội đƣợc mở rộng, xây dựng mô hình bảo trợ đem lại hiệu quả thiết thực. Hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ bảo trợ xã hội tại cộng đồng bƣớc đầu đƣợc quy hoạch phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn, đáp ứng đƣợc phần nào yêu cầu chăm sóc đối tƣợng ngày càng tốt hơn. Nhiều mô hình giúp đối tƣợng đã giúp họ tiếp cận và thụ hƣởng đƣợc dễ dàng hơn; các hoạt động tƣ vấn miễn phí, tuyên truyền đƣợc triển khai thƣờng xuyên; hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao đƣợc duy trì và tổ chức tốt, tạo điều kiện để các đối tƣợng tham gia ngày một nhiều, góp phần giúp các đối tƣợng bảo trợ hòa nhập cộng đồng một cách dễ dàng.

+ Hình thức bảo trợ xã hội trên địa bàn thực hiện đúng với quy định chung của chính phủ. Việc lựa chọn trợ cấp bằng tiền, hiện vật (gạo, thuốc men, và các nhu yếu phẩm khác…) hay thông qua giá (nhƣ chăm sóc sức khỏe, giáo dục, dạy nghề, việc làm và hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ công…) khá phù hợp với từng nhu cầu thực tế của từng đối tƣợng. Đặc biệt công tác cứu trợ đột xuất đƣợc huyện kịp thời thực hiện, luôn đẩy mạnh công tác huy động phong trào tƣơng thân, tƣơng ái của mọi tầng lớp nhân dân, của các tổ chức quần chúng, các doanh nghiệp, tổ chức quốc tế và cộng đồng ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài, chính vì sự quyết tâm của các cấp chính quyền trên địa bàn huyện nhƣ vậy đã góp phần hỗ trợ, khắc phục và giảm thiểu khó khăn cho

nhân dân, trong huyện không có trƣờng hợp nào gặp khó khăn, đói, rét…do thiên tai hay các nguyên nhân bất khả kháng khác.

+ Mức trợ cấp đƣợc nâng cao đã góp phần khiến chất lƣợng bảo trợ xã hội đƣợc nâng cao giúp cải thiện và ổn định cuộc sống cho đối tƣợng BTXH, họ dễ dàng tiếp cận các điều kiện nhƣ mua sắm lƣơng thực, thực phẩm để đảm bảo chế độ dinh dƣỡng, đi học, chăm sóc sức khỏe…đảm bảo bình đẳng ngay trong từng nhóm đối tƣợng thụ hƣởng. Đã có sự khuyến khích phản hồi về chất lƣợng công tác bảo trợ, nhiệt tình hỏi han, lắng nghe, giải thích tận tình về những thắc mắc trong quá trình tiếp nhận và xét duyệt hồ sơ nhận trợ cấp, thôi hƣởng trợ cấp, chuyển đổi mức trợ cấp…

- Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc trong những năm qua, công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn vẫn còn tồn tại những hạn chế nhƣ sau:

+ Cơ chế tài chính để thực hiện chính sách BTXH chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tế. Mặc dù, nguồn kinh phí từ huy động có xu hƣớng tăng qua các năm. Tuy nhiên việc khai thác kinh phí tài trợ từ nguồn lực này vẫn còn hạn chế, và thiếu sức hút. Bên cạnh đó, tình trạng thâm hụt nguồn thu ngân sách nhà nƣớc nhƣ hiện nay trở thành những mối lo ngại về việc đảm bảo thực hiện hoạt động bảo trợ xã hội.

+ Mặc dù số lƣợng đối tƣợng đƣợc hƣởng trợ cấp tăng về cả số lƣợng và quy mô (tỷ lệ) đối tƣợng đƣợc hƣởng, nhƣng độ bao phủ chƣa cao (chỉ chiếm % dân số), so với đối tƣợng cần đƣợc bảo trợ tại cộng đồng thì số đó vẫn còn thấp. Số lƣợng đối tƣợng yếu thế chƣa đƣợc hƣởng chính sách vẫn còn cao, tuy số lƣợng đối tƣợng đƣợc bảo trợ tại cộng đồng cao nhƣng đối tƣợng tại cơ sở bảo trợ là không có, nhóm đối tƣợng có nguy cơ cao rơi vào nhóm yếu thế cũng chƣa có những chính sách hỗ trợ cụ thể, giúp họ không rơi xuống nhóm đối tƣợng yếu thế.

+ Mạng lƣới BTXH chƣa rộng khắp, chƣa có cơ sở bảo trợ xã hội , chỉ mới có các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo trợ xã hội tại cộng đồng cơ bản nhƣ : Công trình giao thông, cơ quan hành chính nhà nƣớc, bệnh viện, trƣờng học…Việc đầu tƣ kinh phí cơ sở vật chất cho ngƣời yếu thế, đặc biệt là ngƣời khuyết tật còn hạn chế, các phong trào dành cho các nhóm yếu thể còn thiếu tính đa dạng chƣa thu hút đƣợc toàn bộ các nhóm đối tƣợng bảo trợ tham gia dẫn đến sự hạn chế về hiệu quả thực hiện mục tiêu của chƣơng trình.

+ Mức trợ cấp của từng loại trợ cấp đúng với quy định của trung ƣơng nhƣng so với mức sống trung bình của ngƣời dân còn thấp, chƣa phù hợp với sự phát triển kinh tế, xã hội của huyện trong những năm qua. Công tác cứu trợ đột xuất luôn là vấn về cấp bách, song công tác tổng hợp về số liệu thiệt hại gây ra về cơ sở hạ tầng, về sản xuất và đời sống dân sinh còn thiếu chính xác, ảnh hƣởng phƣơng án quyết định hình thức trợ giúp. Việc chi trả trợ cấp thƣờng xuyên cũng bộc lộ những yếu kém, đó là: hồ sơ quản lý đối tƣợng bảo trợ xã hội không đầy đủ, thiếu thống nhất, thậm chí bị thất lạc, quản lý, theo dõi chi trả không đồng bộ, thiếu khoa học; việc quản lý bằng sổ sách ở địa phƣơng còn một số hạn chế, việc cập nhật các thông tin liên quan đến đối tƣợng chƣa kịp thời, lọc dữ liệu thủ công khó khăn trong công tác báo cáo, kiểm tra đối tƣợng trợ giúp xã hội; báo cáo của một số huyện còn mang tính chung chung, không có phân tích cũng nhƣ không có đánh giá, nhận xét. Một số biểu mẫu báo cáo làm mang tính có số liệu, chƣa hết nội dung, chƣa đúng so với yêu cầu báo cáo của đơn vị quản lý cấp trên, chƣa thể hiện hết trách nhiệm của ngƣời làm báo cáo, cũng nhƣ đơn vị, cơ sở.

+ Năng lực tổ chức thực hiện công tác BTXH còn hạn chế, chất lƣợng chƣa cao. Đối tƣợng chƣa tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ còn nhiều. Chế độ, chính sách thay đổi liên tục, văn bản hƣớng dẫn thực hiện chậm ảnh hƣởng đến công tác, cán bộ làm công tác BTXH chủ yếu là kiêm nhiệm, bán chuyên

trách trình độ hạn chế nên việc tiếp cận các chủ trƣơng, chính sách mới đôi lúc còn chƣa kịp thời, nhất là trong việc đảm bảo nguyên tắc, thủ tục trong việc xét duyệt hồ sơ đối tƣợng xã hội vẫn còn lúng túng và chƣa kịp thời.

Công tác tuyên truyền, vận động hiểu quả còn chƣa cao, dẫn đến một bộ phận không nhỏ đối tƣợng có khả năng lao động, tìm việc làm để ổn định cuộc sống nhƣng lạo trông chờ, ỷ lại vào sự trợ giúp của xã hội, cộng đồng chƣa có ý thức vƣơn lên.

Chƣa có sự giải thích công bằng, thỏa đáng về điều kiện hƣởng trợ cấp xã hội. Nhìn chung các đối tƣợng hƣởng CTXH thƣờng xuyên điều kiện khá khắt khe, còn chƣa kể đến có những đối tƣợng đã đủ điều kiện để hƣởng CTXH thƣờng xuyên nhƣng lại bị bỏ sót bởi sự thiếu chuyên môn, thếu công tâm và trách nhiệm của những ngƣời làm công tác xét duyệt hồ sơ mà vô tình đã gạt bỏ một lƣợng không nhỏ các đối tƣợng ra ngoài danh sách đƣợc hƣởng CTXH thƣờng xuyên của địa phƣơng mình. Trong khi đó, điều kiện và thực tế thực hiện CTXH đột xuất khá khinh xuất, đại khái.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 86 - 90)