Các nhân tố ảnh hƣởng đến đói nghèo

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác cho vay hộ nghèo tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện hiệp đức, tỉnh quảng nam (Trang 26 - 29)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.1.3 Các nhân tố ảnh hƣởng đến đói nghèo

a. Nhân tố về điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý không thuận lợi: Đa phần hộ nghèo sống ở khu vực miền núi xa xôi hẻo lánh có địa hình phức tạp và vùng hải đảo biên cƣơng, những nơi không có đƣờng giao thông, thiếu phƣơng tiện thông tin liên lạc. Do đó, không có khả năng tiếp cận thị trƣờng, khoa học kỹ thuật công nghệ, làm cho họ lạc hậu, khó phát triển kinh tế, không năng động tìm kiếm việc làm, lƣời biếng lao động.

- Thiếu đất canh tác, đất canh tác kém màu mỡ: Tình trạng không có đất canh tác đang có xu hƣớng tăng lên khiến một bộ phận không nhỏ ngƣời

dân rơi vào tình trạng đói nghèo. Ngoài ra, những hộ nghèo thƣờng sống ở những vùng đất đai lại cằn cõi, ít màu mỡ, khó canh tác, năng suất cây trồng vật nuôi thấp cũng là nguyên nhân thƣờng gặp dẫn đến nghèo đói.

- Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt: Thời tiết khắc nghiệt quanh năm, thƣờng xảy ra hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh, làm cho đời sống ngƣời dân càng trở nên khó khăn, không thể sản xuất đúng thời vụ, dẫn đến họ thƣờng bị bán rẻ hoặc không bán đƣợc, chất lƣợng hàng hoá giảm sút.

b. Nhân tố về điều kiện kinh tế

- Không có nghề nghiệp và mức độ đa dạng hóa nghề nghiệp kém: Đa số những ngƣời nghèo, đồng bào dân tộc ít ngƣời và các đối tƣợng có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt thƣờng có trình độ học vấn thấp, ít có cơ hội kiếm đƣợc việc làm tốt, ổn định. Trong khi nghề nghiệp là nguồn cung cấp thu nhập cho gia đình, quyết định đến mức thu nhập và tính ỏn định của thu nhập thấp, bấp bênh. Mức thu nhập của họ hầu nhƣ chỉ đảm bảo nhu cầu dinh dƣỡng tối thiểu, không có đủ điều kiện nâng cao trình độ của mình trong tƣơng lai, để thoát khỏi cảnh đói nghèo. Thu nhập thấp nên mãi dù họ chỉ có khả năng trang trải tối thiếu các chi phí lƣơng thực nhƣng nó cũng chiếm tỉ trọng lớn trong tổng chi tiêu của họ. Ngoài ra, chi phí cho giáo dục đối với ngƣời nghèo còn rất lớn, chất lƣợng giáo dục mà ngƣời nghèo tiếp cận đƣợc còn hạn chế, gây khó khăn cho họ trong việc vƣơn lên thoát nghèo. Trình độ học vấn thấp, hạn chế khả năng kiếm việc làm trong các khu vực khác, trong các ngành phi nông nghiệp và những công việc mang lại thu nhập cao và ổn định hơn

- Thiếu vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh: Đây đƣợc xem là nguyên nhân chủ yếu nhất của tình trạng đói nghèo. Nông dân thiếu vốn thƣờng rơi vào vòng lẩn quẩn đó là: sản xuất kém, thiếu khả năng tiếp cận các nguồn tín dụng để SXKD, không đủ ăn, phải đi thuê để đảm bảo cuộc

sống tối thiểu hàng ngày. Có thể nói, thiếu vốn sản xuất là một lực cản lớn nhất hạn chế sự phát triển của sản xuất và nâng cao đời sống của hộ nghèo, đó là một trong những nguyên nhân trì hoãn khả năng đổi mới sản xuất, áp dụng khoa học công nghệ, giống mới.

c. Nhân tố về điều kiện xã hội

- Tệ nạn xã hội: Các vấn đề về tệ nạn xã hội nhƣ cờ bạc, rƣợu chè, ma chay, cƣới hỏi,.., ngày càng gia tăng ở những vùng sâu, vùng xa, cùng với trình độ dân trí còn hạn chế khiến cho tình trạng nghèo đói trở nên trầm trọng và ngƣợc lại, hay nói cách khác, tình trạng đói nghèo luôn đồng hành cùng với sự bất ổn về trật tự an ninh.

- Tập quán: Thiếu kiến thức và kỹ năng về sản xuất cùng với tập quán canh tác cổ truyền đã ăn sâu vào tiềm thức. Sản xuất tự cung, tự cấp là chính, chƣa có khái niệm về sản xuất hàng hoá. Kiến thức về marketting không có, bán các sản phẩm làm ra, nhƣng chƣa qua chế biến, nên giá trị thấp, sản phẩm làm ra chƣa xuất phát từ nhu cầu của thị trƣờng (bán sản phẩm của mình có, chứ không bán cái mà thị trƣờng cần).

- Tâm lý: Hộ nghèo thƣờng gặp khó khăn và thiếu tự tin trong giao tiếp, tự ti, kém năng động, thiếu kỹ năng làm việc và thông tin. Ngƣời nghèo thƣờng quan hệ với những ngƣời nghèo nhƣ mình, hoặc nghèo hơn mình. Không muốn quan hệ với những ngƣời khá giả hơn mình. Từ đó, càng làm hạn chế về khả năng tiếp cận tƣ duy mới, cũng nhƣ kinh nghiệm làm kinh tế giỏi. Đây là một cản trở lớn trong công cuộc xóa đói giảm nghèo.

- Bệnh tật và sức khoẻ yếu kém: Đây cũng là yếu tố đẩy con ngƣời vào tình trạng nghèo đói trầm trọng. Do có ngƣời không chịu làm việc, hoặc hay uống rƣợu, hoặc chơi cờ bạc, mắc tệ nạn xã hội, đến khi bị bệnh tật, đẩy họ vào chỗ vay mƣợn, cầm cố tài sản để trang trải chi phí, dẫn đến tình trạng có ít cơ hội cho ngƣời nghèo thoát khỏi đói nghèo. Trong khi đó, khả năng tiếp

cận các dịch vụ phòng bệnh của ngƣời nghèo còn hạn chế. Bệnh tật và sức khoẻ yếu ảnh hƣởng đến việc lao động sản xuất và tìm việc làm của ngƣời nghèo.

- Hậu quả của chiến tranh: Đây là nguyên nhân dẫn đến nhiều ngƣời bị mất sức lao động, nhiều phụ nữ bị goá phụ dẫn tới thiếu lao động, hoặc thiếu lao động trẻ, khoẻ có khả năng đảm nhiệm những công việc nặng nhọc.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác cho vay hộ nghèo tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện hiệp đức, tỉnh quảng nam (Trang 26 - 29)