Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác cho vay hộ nghèo tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện hiệp đức, tỉnh quảng nam (Trang 53 - 57)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

Hiệp Đức là một huyện nghèo với 2.442 hộ nghèo, chiếm 21,56% và 953 hộ cận nghèo, chiếm 8,36%. Trong những năm qua, tình hình phát triển KT - XH, an ninh quốc phòng huyện tiếp tục có những chuyển biến tích cực. Năm 2016, do thời tiết diễn biến bất thƣờng, nên năng suất lúa vụ Đông Xuân 41,48tạ/ha, sản lƣợng lƣơng thực 6.365,5 tấn, bằng 83,16% so với cùng kỳ. Vụ Hè Thu, thời tiết tƣơng đối thuận lợi, năng suất trung bình đạt 52 tạ/ha, tăng 1,03% so với cùng kỳ. Tổng sản lƣợng lƣơng thực có hạt cả năm 11.916,16 tấn, tăng 1,03 % so với cùng kỳ. Tổng đàn trâu 3.680 con, đàn bò 11.110 con, trong đó, bò lai 8.896 con, tổng đàn lợn hơn 15.120 con. Về lâm nghiệp, gieo ƣơm 60.000 cây giống keo lai Úc cấp hỗ trợ cho ngƣời dân trồng thí điểm phát triển tốt, trồng mới 471 ha rừng. Về CN-TTCN, giá trị sản xuất CN-TTCN đạt 107,7 tỉ đồng, tăng 2% so với cùng kỳ. Sản lƣợng điện thƣơng phẩm 10.419.469 kWh. Hai đề tài khoa học gồm: "Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nấm mộc nhĩ tại HTX sản xuất và tiêu thụ nấm Nhì Tây; Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện Hiệp Đức" đƣợc triển khai trong sản xuất. Về TM-DV, giá trị TM-DV đạt 386 tỷ đồng, tăng 7,6 % so với cùng kỳ. Tổng thu ngân sách nhà nƣớc 258.887 triệu đồng, tăng 1,7% so với cùng kỳ. Tổng chi ngân sách: 216.895 triệu đồng, bằng 90,9% so với cùng kỳ năm 2015. Về du lịch, phục vụ gần 2.269 lƣợt khách đến tham quan KDT và các thắng cảnh trên địa bàn.

2.1.3.Thực trạng đói nghèo của huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam

a. Số lượng, cơ cấu và phân bố hộ đói nghèo

Trong đó, số hộ thoát nghèo 416 hộ chiếm tỷ lệ 17,04% so với năm 2015 và số hộ rơi vào nghèo 235 hộ. Tổng số nhân khẩu thuộc diện hộ nghèo 8.683 ngƣời, hộ nghèo thuộc thành phần các dân tộc thiểu số 679 hộ, chiếm tỷ lệ 29,99% tổng số hộ toàn huyện, tập trung ở khu vực vùng sâu, vùng xa. Số hộ nghèo thuộc diện chính sách 417 hộ, chiếm tỷ lệ 18,42% so với tổng số hộ toàn huyện; Tổng số hộ nghèo thuộc chính sách giảm nghèo 1.847 hộ, tỉ lệ 81,58% ; trong đó, số hộ nghèo chính sách ngƣời có công 68 hộ, chiếm tỉ lệ 3%, chính sách xã hội 628 hộ, tỉ lệ 36,48%.

Bảng 2.1. Số lượng, cơ cấu và phân bố hộ đói nghèo

Đơn vị tính: hộ, %

TT Khu vực

/Địa àn

Số hộ nghèo

đầu năm Diễn iến hộ nghèo trong năm Số hộ nghèo cuối

năm Số hộ Tỷ lệ Số hộ thoát nghèo Tỷ lệ Số hộ tái nghèo Tỷ lệ Số hộ nghèo phát sinh Tỷ lệ Số hộ Tỷ lệ 1 Thị trấn Tân An 81 8.6 20 24.69 0 0 9 12.86 70 7.22 2 Xã Hiệp Hòa 98 14.98 20 20.41 0 0 14 15.22 92 14 3 Xã Hiệp Thuận 75 15.15 38 50.67 1 2.63 0 0 38 7.6 4 Xã Quế Thọ 275 11.2 49 17.82 0 0 31 12.06 257 10.47 5 Xã Bình Lâm 237 10.69 17 7.17 0 0 40 15.38 260 11.69 6 Xã Sông Trà 278 43.51 21 7.55 0 0 17 6.2 274 41.27 7 Xã Phƣớc Trà 278 66.99 29 10.43 0 0 21 7.78 270 64.44 8 Xã Phƣớc Gia 171 64.77 23 13.45 0 0 23 13.45 171 62.87 9 Xã Quế Bình 133 19.91 23 17.29 2 1.65 9 7.44 121 17.9 10 Xã Quế Lƣu 230 27.48 36 15.65 0 0 30 13.39 224 26.67 11 Xã Thăng Phƣớc 230 27.64 49 21.3 0 0 20 9.95 201 24.72 12 Xã Bình Sơn 356 39.29 91 25.56 0 0 21 7.34 286 31.57 Tổng cộng 2,442 21.56 416 17.04 3 0.13 235 10.38 2,264 19.87

b. Nguyên nhân đói nghèo tại huyện

Theo báo cáo của phòng Lao động thƣơng binh xã hội huyện, các nguyên nhân nghèo đói trên địa bàn xuất phát từ:

+ Do giao thông đi lại khó khăn, cách trở, gây nhiều trở ngại cho việc buôn bán, vận chuyển, sản xuất của hộ gia đình.

+ Đa phần các hộ gia đình trên địa bàn sống dựa vào sản xuất nông lâm nghiệp và chăn nuôi. Tuy nhiên gần đây, do biến đổi khí hậu, các hiện tƣợng thiên tai cực đoan nhƣ lụt, hạn hán…gây thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, và kéo nhiều hộ gia đình rơi vào cảnh nghèo đói.

+ Phần lớn lao động nông thôn trên địa bàn không đƣợc đào tạo nghề nghiệp. Vì thế không có nghề nghiệp ổn định, không có việc làm, hoặc chỉ đi làm thuê hàng ngày với thu nhập không ổn định. Ngoài ra, trình độ sản xuất lâm nghiệp còn hạn chế, nên hiệu quả sản xuất không cao, thiếu đầu ra cho sản phẩm.

+ Thiếu nguồn vốn để sản xuất kinh doanh để đầu tƣ mua con giống, cây trồng, phân bón để phát triển sản xuất trên diện tích đất hiện có. Đặc biệt phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày có giá trị cao nhƣ cao su, cây keo, chăn nuôi bò thƣờng yêu cầu một nguồn vốn lớn, và đầu tƣ dài hạn.

+ Gần 30% số hộ nghèo tập trung tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Hiểu biết xã hội kém, trình độ dân trí còn thấp. Thêm vào đó, thiếu ý thức, động lực phát triển kinh tế gia đình. Nhiều nhiều hộ còn trông chờ ỷ lại vào sự giúp đỡ của nhà nƣớc. Các tệ nạn xã hội nhƣ uống rƣợu, cờ bạc làm cho tình trạng nghèo đói ở các vùng dân tộc thiểu số ngày càng trở nên trầm trọng hơn. + Công tác quản lý và giải pháp giảm nghèo của huyện chƣa hiệu quả. Chƣa xây dựng đƣợc chiến lƣợc giảm nghèo hiệu quả dựa trên điều kiện thực tế của địa phƣơng. Thiếu và không hiệu quả trong việc lồng ghép xóa đói giảm nghèo với các mục tiêu chƣơng trình phát triển KT - XH. Nhận thức và

trách nhiệm đối với công tác XĐGN chƣa sâu sát và toàn diện, thiếu nhất quán trong chỉ đạo.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác cho vay hộ nghèo tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện hiệp đức, tỉnh quảng nam (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)