Kết quả hoạt động cho vay hộ nghèo tại PGD NHCSXH huyện

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác cho vay hộ nghèo tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện hiệp đức, tỉnh quảng nam (Trang 69 - 88)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.3 Kết quả hoạt động cho vay hộ nghèo tại PGD NHCSXH huyện

Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam

Qua nghiên cứu số liệu cho vay hộ nghèo qua 3 năm 2014, 2015, 2016 của PGD NHCSXH huyện Hiệp Đức, ta có một số kết quả đạt đƣợc nhƣ sau:

a. Nguồn vốn, dư nợ cho vay hộ nghèo

Bảng 2.5 mô tả thực trạng vay vốn hộ nghèo tại PGD trong thời gian qua. Có thể thấy rằng, nguồn vốn cho vay hộ nghèo của PGD NHCSXH huyện Hiệp Đức trong thời gian qua chủ yếu từ NHCSXH Việt Nam. Trong khi đó, vốn ngân sách địa phƣơng nhƣ Tỉnh, Huyện còn ít. Tổng nguồn vốn cho vay hộ nghèo đến 31/12/2016 của PGD NHCSXH huyện đạt 60,858 triệu đồng, trong đó, nguồn vốn TW chiếm 92.97% tổng nguồn vốn. Nguồn vốn địa phƣơng tuy chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ nhƣng tăng nhanh hàng năm. Cụ thể, nguồn vốn địa phƣơng cho vay hộ nghèo năm 2014 là 3,472 triệu đồng tăng gần 23% lên 4,276 triệu đồng năm 2016. Những con số này phần cho thấy sự quan tâm của chính quyền địa phƣơng từ huyện và tỉnh trong việc xóa đói giảm nghèo. Trong khi nguồn vốn cho vay hộ nghèo chủ yếu từ ngân sách nhà nƣớc, vì thế trong thời gian tới muốn mở rộng cho vay hộ nghèo một cách toàn diện, Ngân hàng cần có chính sách huy động nguồn vốn tại địa phƣơng, từ nhiều nguồn khác nhau.

Bảng 2.5. Cơ cấu nguồn vốn cho vay hộ nghèo của NHCSXH huyện Hiệp Đức

Đơn vị: triệu đồng, %

STT Chỉ ti u 2014 2015 2016

Giá trị (%) Giá trị (%) Giá trị (%)

1 Tổng nguồn vốn 190,37 206,382 214,59

2 Nguồn vốn cho vay hộ nghèo 63,149 33.17 61,118 29.61 60,858 28.36 2.1 - Nguồn vốn Trung ƣơng 59,677 94.50 56,597 92.60 56,582 92.97 2.2 - Nguồn vốn địa phƣơng 3,472 5.50 4,521 7.40 4,276 7.03

3 Tỉ trọng dƣ nợ tín dụng đối với hộ nghèo (%) 33.17 29.61 28.36 4 Mở rộng khách hàng cho vay hộ nghèo 2,892 2,461 2,143

5 Số tiền cho vay bình quân/hộ 22 25 28

6 Mức tăng trƣởng dƣ nợ cho vay hộ nghèo -2,031 -260

7 Tốc độ tăng dƣ nợ cho vay hộ nghèo -3 0

Bảng 2.5 cho thấy, dƣ nợ cho vay hộ nghèo giảm dần hàng năm. Xu hƣớng nay cho thấy tỷ lệ hộ nghèo của huyện đang có xu hƣớng giảm. Tuy nhiên mức giảm còn thấp. Trong năm 2016, với mức vay trung bình/hộ có xu hƣớng tăng lên từ 22 triệu đồng năm 2014 lên 28 triệu đồng năm 2016. Sự tăng lên của số tiền vay bình quân/hộ liên tục tăng qua từng năm phần nào đáp ứng nhu cầu vốn thực tế của hộ nghèo. Tuy nhiên, nhƣ kết quả khảo sát ở phần trƣớc cho thấy, mức vốn vay này vẫn chƣa phù hợp với nhu cầu vay vốn sản xuất thực tế của các hộ, đặc biệt các hộ gia đình trồng cây công nghiệp dài ngày. Vì thế, trong thời gian tới, PGD cần gia tăng huy động các nguồn vốn khác để gia tăng số lƣợng hộ nghèo đƣợc vay, và mức vay đáp ứng thực tế nhu cầu sản xuất kinh doanh.

Vốn cho vay hộ nghèo chủ yếu tập trung cho vay trung hạn để phát triển sản xuất trong lĩnh vực trồng cây lâu năm, và chăn nuôi trâu, bò, dê, đặc thù của huyện là trồng cây keo tai tƣợng, cây cao su. Để quản lý tốt nguồn vốn dƣới cơ sở, Ngân hàng đã thành lập 146 tổ TK&VV do tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác bình chọn và đƣợc UBND xã xác nhận; các tổ TK&VV bình xét về mức vay, thời hạn vay căn cứ vào mục đích xin vay, nhu cầu vốn, chu kỳ sản xuất kinh doanh.

b. Cơ cấu phân bổ nguồn vốn vay theo địa bàn

Bảng 2.6 cho thấy dự nợ tín dụng phân chia theo địa bàn. Nhìn chung, nguồn vốn cho vay của Ngân hàng đã trải khắp 12 xã, thị trấn trên toàn địa bàn huyện, hƣớng đến với các hộ nghèo ở tất cả các thôn xóm. Nhờ đó đóng góp rất lớn vào cải thiện đời sống của hàng vạn hộ nghèo, giúp họ chuyển biến nhận thức và cách làm ăn, tạo việc làm mới cho nhiều lao động. Mặt khác thông qua việc vay vốn, nhiều hộ nghèo có nguồn vốn bổ sung để chuyển đổi phƣơng thức làm ăn, trồng cây lâu năm, nâng cao năng suất lao động, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế địa phƣơng.

Bảng 2.6. Tổng dư nợ cho vay hộ nghèo tại PGD NHCSXH huyện Hiệp Đức Đơn vị: triệu đồng, % STT Tên xã, phƣờng, thị trấn Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 SS 2015/2014 SS 2016/2015 Giá trị % Giá trị % 1 Xã Quế Thọ 9,490 7,818 6,082 -1,673 -17.63 -1,736 -22.20 2 Thị trấn Tân An 3,537 2,222 2,215 -1,315 -37.17 -7 -0.33 3 Xã Hiệp Hòa 3,011 2,730 2,836 -281 -9.32 106 3.88 4 Xã Hiệp Thuận 2,900 2,179 2,162 -721 -24.85 -17 -0.78 5 Xã Phƣớc Trà 434 743 1,450 309 71.20 707 95.15 6 Xã Sông Trà 4,266 5,746 6,574 1,480 34.70 829 14.42 7 Xã Thăng Phƣớc 8,481 10,084 9,766 1,603 18.90 -318 -3.16 8 Xã Bình Sơn 8,092 9,252 9,266 1,160 14.34 14 0.15 9 Xã Quế Lƣu 6,499 6,369 5,975 -130 -1.99 -394 -6.18 10 Xã Bình Lâm 10,088 8,355 6,996 -1,733 -17.18 -1,359 -16.26 11 Xã Quế Bình 5,467 4,193 4,631 -1,274 -23.31 439 10.46 12 Xã Phƣớc Gia 886 1,428 2,905 542 61.12 1,477 103.43 Toàn huyện 63,149 61,118 60,858 -2,032 -3.22 -260 -0.42

(Nguồn:Tính toán từ Báo cáo tài chính kế toán của PGD NHCSXH huyện Hiệp Đức)

Bảng 2.6 cho thấy, dƣ nợ tín dụng cho hộ nghèo ở một số xã trong huyện có xu hƣớng giảm rõ rệt. Ví dụ, năm 2014 dƣ nợ cho vay hộ nghèo tại thị trấn Tân An là 3,537 triệu đồng, nhƣng sau một năm, con số này đã giảm

thành 2,222 triệu đồng vào năm 2015, với tốc độ giảm dƣ nợ 37.17%, tƣơng ứng giảm 1,315 triệu đồng. Tƣơng tự nhƣ vậy, đến năm 2016, tốc độ giảm dƣ nợ hộ nghèo xã Quế Thọ giảm 22.2%, tƣơng ứng giảm 1,736 triệu đồng so với năm 2015. Xu hƣơng giảm này phần nào cho thấy, nguồn vốn của Ngân hàng đang giúp các hộ gia đình gia tăng thu nhập, vƣơn lên thoát nghèo và vì thế giảm dƣ nợ tín dụng cho hộ nghèo tại một số địa phƣơng.

Tuy nhiên, một đặc điểm đáng chú ý là, dƣ nợ cho vay hộ nghèo đang có xu hƣớng tăng lên ở các xã vùng cao, vùng khó khăn và các xã đã có phƣơng hƣớng làm ăn phát triển kinh tế tốt. Điển hình xã Phƣớc Trà có mức dƣ nợ tín dụng chỉ 743 triệu đồng năm 2015, tuy nhiên tăng lên 1,450 triệu đồng năm, tƣơng ứng tăng 95.15%. Tƣơng tự nhƣ vậy, xã Phƣớc Gia năm 2016 đạt 2,905 triệu đồng tăng trƣởng 103.43% so với năm 2014 tƣơng ứng 1,477 triệu đồng.

Nhƣ vậy, có thể thấy rằng, nguồn vốn vay của PGD đã phân bổ một cách hợp lý, đến tất các địa bàn, giúp ngƣời nghèo công bằng trong việc tiếp cận nguồn vốn. Thêm vào đó, sự phân bổ nguồn vốn của PGD khá hợp lý, có ƣu tiên cho những vùngg khó khăn, vùng có tỷ lệ nghèo đói cao, những vùng có hƣớng làm ăn kinh tế tốt.

c.Cơ cấu các kênh vay vốn hộ nghèo

Phƣơng thức cho vay của Ngân hàng chủ yếu thực hiện cho vay uỷ thác bán phần qua các tổ chức chính trị xã hội, tổ TK&VV đƣợc trình bày trong bảng 2.7 đƣới đây.

Bảng 2.7. Dư nợ cho vay hộ nghèo ủy thác qua các tổ chức hội Đơn vị tính: triệu đồng, % Vay ủy thác Năm 2014 Tỷ trọng Năm 2015 Tỷ trọng Năm 2016 Tỷ trọng SS 2015/2014 SS 2016/2015 Giá trị % Giá trị %

Hội nông dân 19,247 30.48 18,059 29.55 18,641 30.63 -1,188 -6.17 582 3.22 Hội phụ nữ 25,207 39.92 25,513 41.74 25,631 42.12 306 1.21 118 0.46 Hội cựu chiến binh 12,354 19.56 12,162 19.90 11,747 19.30 -192 -1.55 -415 -3.41 Đoàn thanh niên 6,341 10.04 5,384 8.81 4,840 7.95 -957 -15.09 -544 -10.10

Tổng 63,149 100.00 61,118 100.00 60,859 100.00 -2,031 -3.22 -259 -0.42

Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy đƣợc cơ cấu cho vay hộ nghèo thông qua các tổ chức Chính trị - Xã hội nhƣ hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh và đoàn thanh niên. Qua các năm từ 2014 đến 2016, tỷ trọng cho vay qua hội phụ nữ luôn đứng đầu, sau đó là hội nông dân, hội cựu chiến binh và cuối cùng là đoàn thanh niên. Vào năm 2014, tỷ trọng cho vay qua hội phụ nữ là cao nhất chiếm 39.92% tổng dƣ nợ cho vay, tƣơng ứng với 25,207 triệu đồng và thấp nhất là đoàn thanh niên với 6,341 triệu đồng chiếm tỷ trọng 10.04% tổng dƣ nợ cho vay. Đến năm 2016, tỷ trọng cho vay thấp nhất vẫn là đoàn thanh niên chiếm 7.95%, tƣơng ứng với 4,840 triệu đồng, và cao nhất vẫn là hội phụ nữ với 25,631 triệu đồng chiếm 42.12% tổng dƣ nợ cho vay.

Sự thay đổi về tỷ trọng dƣ nợ cho vay qua các tổ chức cũng đã phần nào tác động đến tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ cho vay theo từng hội qua các năm. Nhƣng nhìn chung tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ cho vay qua hội phụ nữ và hội nông dân vẫn là ổn định nhất. Năm 2015, tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ cho vay qua hội phụ nữ tăng 306 triệu đồng, từ 25,207 triệu đồng năm 2014 lên 25,513 triệu đồng vào năm 2015, tốc độ tăng trƣởng đạt 1.21%. Sang năm 2016 thì tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ cho vay qua hội phụ nữ có phần tăng nhẹ so với năm 2015, tốc độ tăng trƣởng chỉ đạt 0.46%. Mặc dù tốc độ tăng trƣởng có nhẹ nhƣng dƣ nợ cho vay qua hội phụ nữ vẫn tăng từ 25,513 triệu đồng năm 2015 lên 25,631 triệu đồng năm 2016, tức là tăng 118 triệu đồng. Còn tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ cho vay qua hội nông dân đã giảm năm 2015 xuống còn 18,641 triệu. Trong khi đó, dƣ nợ cho vay qua đoàn thanh niên đã có sự thay đổi chậm nhất về tốc độ tăng trƣởng, năm 2015 dƣ nợ cho vay qua đoàn thanh niên đạt 5,384 triệu đồng, giảm 957 triệu đồng so với năm 2014, tốc độ giảm đạt 15.09 %. Đến năm 2016 tốc độ giảm này chỉ còn 10,10%, giảm 544 triệu so với năm 2015, dƣ nợ cho vay lúc này đạt 4,840 triệu đồng. Kế tiếp sự thay đổi chậm về tốc độ tăng trƣởng cho vay qua đoàn thanh niên là cho vay

qua hội cựu chiến binh. Năm 2015 tốc độ giảm cho vay qua hội cựu chiến binh 1.55% so với năm 2014, nhƣng đến năm 2016 thì tốc độ giảm mạnh 3.41% so với năm 2015 xuống còn 11,747 triệu.

Nguyên nhân tỷ trọng dƣ nợ cho vay qua hội phụ nữ và hội nông dân luôn chiếm tỷ trọng cao là do các hai hội này hoạt động tốt và mạnh các hộ gia đình tham gia hội nhiều và có nhu cầu vốn cao kèm theo đó là các hộ có phƣơng án chăn nuôi, trồng trọt khả thi nên số hộ đƣợc giải ngân cao, hội có uy tín trong việc thu nợ và xử lý nợ để giảm thiểu rủi ro nợ xấu nên đƣợc ngân hàng ƣu tiên trong vay vốn. Còn hội cựu chiến binh và đoàn thanh niên thì hoạt động còn yếu nên tỷ trọng còn thấp.

d. Chất lượng tín dụng hộ nghèo (porfolio quality), khả năng thu hồi nợ

Chất lƣợng danh mục đầu tƣ là chỉ tiêu đánh giá quan trọng cho các tổ chức tín dụng vì rủi ro chủ yếu bắt nguồn từ các khoản vay. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các tổ chức tín dụng vi mô hoạt động không vì mục đích lợi nhuận nhƣ NHCSXH vì các khoản vay không đƣợc bảo lãnh bởi các tài sản thế chấp. Công cụ chủ yếu để đánh giá chất lƣợng tín dụng là tỷ lệ rủi ro khoản vay, đo lƣờng nhƣ tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khoanh so với tổng dƣ nợ tín dụng. Bảng 2.8 đánh giá rủi ro của khoản vay tại PGD NHCSXH huyện Hiệp Đức. Có thể thấy rằng, trong những năm qua, Ngân hàng đạt đƣợc chất lƣợng tín dụng cao, với tỷ lệ rủi ro của các khoản vay rất thấp. Cụ thể, Ngân hàng không có nợ quá hạn năm 2014 và 2015. Nợ quá hạn năm 2016 là 25 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0.041% trên tổng dƣ nợ cho vay hộ nghèo. Tỷ lệ này là rất thấp so với tổng dƣ nợ toàn đơn vị NHCSXH Việt Nam. Tỷ lệ nợ khoanh đƣợc giảm dần qua các năm, từ 136 triệu đồng trong năm 2014 xuống còn 95 triệu đồng trong năm 2016.

Bảng 2.8. Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay hộ nghèo

Đơn vị: triệu đồng, %

STT Chỉ ti u 2014 2015 2016

1 Dƣ nợ cho vay hộ nghèo 63,149 61,118 60,858

2 Nợ quá hạn 0 0 25

3 Nợ khoanh 136 107 95

4 Tỉ lệ nợ quá hạn (%) 0 0 0.041

5 Tỉ lệ nợ khoanh (%) 0.22 0.18 0.16

(Nguồn: Tính toán từ Báo cáo tài chính kế toán của PGD NHCSXH huyện Hiệp Đức)

Nhƣ vậy, nợ xấu tại Ngân hàng trong các năm qua luôn đƣợc kiểm soát kiểm soát tốt. Có đƣợc kết quả này, một phần do Ngân hàng kiểm soát tốt hồ sơ cho vay vốn với các quy định quy trình quản lý chặt chẽ trƣớc khi giải ngân trình bày ở phần trƣớc. Thêm vào đó, Ngân hàng có nhiều giải pháp để ngăn ngừa rủi ro nợ xấu. Cụ thể, Ngân hàng thƣờng xuyên thực hiện phân tích các món vay đến hạn trong năm, phân tích các nguyên nhân rủi ro có thể xảy ra nhƣ: rủi ro bất khả kháng nhƣ thiên tai dịch bệnh; do ngƣời vay bỏ trốn, chết, mất tích, hộ vay không có khả năng trả nợ; do SXKD thua lỗ; do sử dụng vốn sai mục đích, do ngƣời vay cố ý chây ỳ để tìm hƣớng giải quyết cho cả năm. Hơn nữa, Ngân hàng luôn luôn phối hợp cùng với UBND, các Hội, đoàn thể nhận ủy thác kiểm soát, đôn đốc nợ đến hạn rất chặt chẽ, hạn chế tối đa rủi ro, bảo toàn nguồn vốn vay, khống chế không để nợ quá hạn mới phát sinh. Do đó, tổ chức hội đã phát huy đƣợc vai trò nhiệm vụ của mình trong việc hƣớng dẫn, đôn đốc và thực hiện kiểm tra đến tận hộ vay, ngƣời vay đã quen dần với việc tính toán làm ăn và thực hiện nguyên tắc vay trả đúng thời hạn đã thoả thuận với ngân hàng. Các hộ nghèo đã sử dụng vốn có hiệu quả hơn, mang lại thu nhập hằng ngày, có tích lũy và tự giác trả nợ gốc đúng hạn.

Số hộ nghèo đƣợc vay vốn tạo vòng quay vốn nhanh, hộ nghèo có nhu cầu vay vốn để sản xuất kinh doanh đều đƣợc ƣu tiên giải quyết kịp thời. Thông qua hoạt động của các tổ vay vốn đã góp phần cùng Ngân hàng đƣa vốn vay trực tiếp đến tay ngƣời nghèo đúng đối tƣợng, thu nợ, thu lãi đúng thời hạn, giúp đỡ nhau trong sản xuất kinh doanh và đời sống, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay.

e. Chất lượng dịch vụ cho vay hộ nghèo

Để xem xét quy trình thủ tục vay vốn hộ nghèo, bảng 2.9 dƣới đây đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng vay vốn đến thủ tục và lãi suất cho vay. Kết quả khảo sát chỉ ra rằng, 92% số hộ cho rằng thủ tục vay đơn giản, còn lại 8% số hộ đánh giá thủ tục vay phức tạp. Tuy nhiên, chỉ gần 36% số hộ khảo sát hài lòng với thời gian xử lý hồ sơ và giải ngân của ngân hàng. Còn lại 60% cho rằng thời gian xử lý hồ sơ và giải ngân còn chậm. Nguyên nhân cho tình trạng này là do đặc thù của PGD, việc cho vay thông qua nhiều bƣớc với sự tham gia của nhiều tổ chức đoàn thể nhƣ hội phụ nữ, hội nông dân, chính quyền địa phƣơng, vì thế kéo dài thời gian xử lý hồ sơ và giải ngân.

Bảng 2.9. Đánh giá sự hài lòng của các hộ nghèo vay vốn đến quy trình và thủ tục vay vốn tại PGD.

Chỉ tiêu Đồng ý Không đồng ý

Thủ tục đơn giản 92% 8%

Thời gian xử lý hồ sơ nhanh chóng 36% 64%

Lãi suất hợp lý 92% 8%

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác cho vay hộ nghèo tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện hiệp đức, tỉnh quảng nam (Trang 69 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)