Nội dung công tác cho vay hộ nghèo của ngân hàng chính sách

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác cho vay hộ nghèo tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện hiệp đức, tỉnh quảng nam (Trang 35)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.3 Nội dung công tác cho vay hộ nghèo của ngân hàng chính sách

a. Đối tượng cho vay hộ nghèo

- Đối tƣợng cho vay của ngân hàng chính sách thƣờng là những khách hàng không có điều kiện tiếp cận với các tổ chức tín dụng thông thƣờng; nói cách khác là các khách hàng phi thƣơng mại không đủ điều kiện vay vốn từ các ngân hàng thƣơng mại. Ngân hàng chính sách thực hiện cho vay các đối tƣợng khách hàng là hộ nghèo theo tiêu chuẩn quy định của từng quốc gia trong mỗi thời kỳ.

b. Điều kiện cho vay hộ nghèo

Điều kiện cơ bản nhất của cho vay đối với hộ nghèo đó là ngƣời nghèo phải cƣ trú hợp pháp và đƣợc xác định theo chuẩn mực nghèo đói theo quy định hoặc do địa phƣơng công bố trong từng thời kỳ. Thông thƣờng, khi vay vốn hộ nghèo không cần phải thế chấp tài sản. tuy nhiên, để tạo điều kiện cho vốn vay đƣợc sử dụng có hiệu quả và đảm bảo hoàn trả cho ngân hàng, ngân hàng có thể yêu cầu hộ nghèo phải có thêm các điều kiện sau:

- Phải có tiết kiệm bắt buộc: Theo đó, ngân hàng yêu cầu khách hàng phải có số dƣ trên tài khoản tiết kiệm tại ngân hàng. Gọi là tiết kiệm bắt buộc vì tiền trên tài khoản tiết kiệm sẽ không đƣợc rút nếu nhƣ món vay vẫn còn dƣ nợ. Do vậy tiết kiệm bắt buộc đƣợc coi nhƣ một hình thức thế chấp một phần cho món vay. Do yêu cầu phải tiết kiệm, ngƣời vay không đƣợc phép sử dụng số tiền đó để đầu tƣ vào hoạt động kinh doanh hay một hoạt động tạo ra thu nhập nào khác. Tiết kiệm bắt buộc có thể sẽ có tác động tích cực đến khách hàng thông qua việc dàn xếp cách thức tiêu dùng của họ và cấp vốn

trong những trƣờng hợp khẩn cấp nếu ngƣời vay có thể đƣợc rút khoản tiết kiệm. Hầu hết các khoản tiết kiệm bắt buộc đều có thể rút vào cuối thời hạn vay nếu nhƣ món vay đã đƣợc hoàn trả đầy đủ. Khi đó, khách hàng sẽ có thêm một khoản tiền để đầu tƣ hay tiêu dùng vào cuối thời hạn vay. Tiết kiệm bắt buộc cũng cung cấp một phƣơng thức tích luỹ của cải cho khách hàng. Đối với ngân hàng, tiết kiệm bắt buộc tạo nguồn cho vay và quỹ đầu tƣ cho ngân hàng, là một nguồn khá ổn định.

- Phải có bảo lãnh của bên thứ ba: thông qua bảo lãnh của bạn bè, họ hàng, theo đó món vay sẽ đƣợc những ngƣời bảo lãnh thanh toán nếu khách hàng không trả đƣợc nợ cho ngân hàng.

c. Nguyên tắc cho vay hộ nghèo

Hộ nghèo vay vốn phải đảm bảo các nguyên tắc sau: - Sử dụng vốn vay đúng mục đích;

- Hoàn trả nợ gốc và lãi đúng thời hạn đã thoả thuận.

d. Phương thức cho vay hộ nghèo

Để vốn vay đến tay các hộ nghèo, ngân hàng thƣờng sử dụng hai phƣơng thức chủ yếu là cho vay theo nhóm và cho vay cá nhân.

(1) Cho vay theo nhóm:

Đặc điểm của hộ nghèo, không có các tài sản có giá trị để thế chấp khi đi vay nên họ không thể tiếp cận đƣợc với những nguồn vốn của các ngân hàng thƣơng mại với những yêu cầu nghiêm ngặt về tài sản thế chấp. Để khắc phục điều này, ngân hàng chính sách chấp nhận cho hộ nghèo vay vốn theo nhóm, thông qua đó, sử dụng nhóm nhƣ là công cụ bảo lãnh cho vốn vay của các thành viên trong nhóm đó.

Hình thức này đƣợc ngân hàng áp dụng rộng rãi ở các khu vực đô thị. Bắt đầu và phổ biến ở Châu Mỹ La tinh và hiện đang đƣợc mở rộng ra ở Châu Phi và Châu Á. Với phƣơng pháp này, 3 đến 4 ngƣời là bạn bè hoặc

đồng nghiệp đại diện hộ có thể thành lập một nhóm để vay vốn. Mỗi thành viên đƣợc nhận một phần của khoản vay để sử dụng theo mục đích riêng của mình và các thành viên trong nhóm bảo lãnh lẫn cho nhau. Điều này có nghĩa họ cùng chịu trách nhiệm về khoản vay của nhóm. Trong trƣờng hợp nếu trong tháng có một thành viên gặp khó khăn và không có khả năng hoàn trả vốn vay thì các thành viên khác phải chịu trách nhiệm hoàn trả phần vốn vay, nếu không thì khoản vay của cả nhóm sẽ bị coi là quá hạn. Sau đó, thành viên gặp khó khăn sẽ hoàn trả lại số vốn các thành viên đã trợ giúp. Theo phƣơng thức này, ngân hàng sẽ không phải theo dõi thu hồi nợ quá hạn hàng kỳ mà nhóm vay vốn sẽ chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ này. Ở một số nƣớc nhƣ Bangladesh (Ngân hàng Grameen), nhóm này đƣợc gọi là trung tâm. Hàng tuần, cán bộ tín dụng của ngân hàng sẽ xuống làm việc, trao đổi với nhóm và thực hiện giải ngân vốn vay.

Ƣu điểm của cho vay theo nhóm: Nhƣ đã phân tích, cho vay theo nhóm có ƣu điểm quan trọng là sử dụng sức ép của những thành viên trong nhóm thay thế cho tài sản thế chấp vì các thành viên không muốn bỏ rơi các thành viên khác trong nhóm hoặc không muốn phả chịu bất kỳ hình phạt nào vì sự chậm trả. Nếu thấy nguyên nhân chậm trả của thành viên là hợp pháp (gia đình có ngƣời bị ốm, bị mất trộm…) thì các thành viên khác sẽ sẵn sàng giúp đỡ cho đến khi khó khăn đƣợc giải quyết. Một lợi thế khác của cho vay theo nhóm là giảm chi phí giao dịch của ngân hàng thông qua chuyển việc xem xét và giám sát cho nhóm.

Nhƣợc điểm của cho vay theo nhóm là tác động dây chuyền dẫn đến mất khả năng hoàn trả của nhóm bởi các nguyên nhân khách quan nhƣ mất mùa, hạn hán…

(2). Cho vay cá nhân, từng hộ:

theo nhóm nhƣ trên. Do khách hàng không có tài sản thế chấp có giá trị nên ngân hàng thƣờng chấp nhận tài sản thế chấp mang tính tƣợng trƣng là những công cụ, dụng cụ mà hộ nghèo sử dụng trong hoạt động sản xuất hàng ngày (ví dụ: cày, bừa, máy khâu…) hoặc bảo lãnh của bên thứ ba (họ hàng, bạn bè, tổ chức xã hội…). Vì giá trị của những tài sản này không cao và không dễ bán để thu nợ nên ngân hàng không thu nợ từ việc bán hay thu hồi tài sản thế chấp mà chỉ sử dụng tài sản thế chấp để tránh việc lạm dụng vốn vay. Để xác định quy mô vốn cho vay, cán bộ tín dụng thƣờng tiến hành lập một bản luân chuyển vốn đơn giản của hộ. Một công cụ quan trọng mà ngân hàng sử dụng để đảm bảo an toàn cho vay là kiểm tra uy tín của khách hàng qua hàng xóm của họ, qua chính quyền địa phƣơng hoặc những ngân hàng đã cho họ vay vốn. Cho vay cá thể đòi hỏi sự liên hệ thƣờng xuyên và gần gũi của cán bộ tín dụng với khách hàng để biết tình hình sử dụng vốn và đánh giá khả năng hoàn trả của khách hàng. Bên cho vay xem xét và quyết định cho vay khi hộ nghèo có đủ các điều kiện vay vốn theo quy định.

e. Mức cho vay, lãi suất cho vay, thời hạn cho vay hộ nghèo

- Mức cho vay đối với từng hộ nghèo đƣợc xác định căn cứ vào nhu cầu

vay vốn, vốn tự có và khả năng hoàn trả nợ của hộ vay. Mỗi hộ có thể vay vốn một hay nhiều lần nhƣng tổng dƣ nợ không vƣợt quá mức dƣ nợ cho vay.

- Lãi suất cho vay đối với hộ nghèo thƣờng áp dụng lãi suất ƣu đãi, lãi suất cho vay này thƣờng đƣợc Chính phủ quyết định cho từng thời kỳ.

- Thời hạn cho vay: bao gồm vay ngắn hạn (Là khoản vay có thời hạn đến 12 tháng); vay trung hạn (Là khoản vay có thời hạn từ trên 12 tháng đến 60 tháng); và vay dài hạn (Là khoản vay có thời hạn từ 60 tháng trở lên).

f. Phương thức giải ngân và kiểm soát khoản vay hộ nghèo

Về nguyên tắc, ngân hàng tài trợ dựa trên uy tín của khách hàng. Đối với khách hàng truyền thống, có uy tín, ngân hàng cho vay không cần ký hợp

đồng đảm bảo; trong trƣờng hợp độ an toàn của ngƣời vay không chắc chắn, ngân hàng đòi hợp đồng đảm bảo. Các đảm bảo của khách hàng nhằm hạn chế bớt các thiệt hại cho ngân hàng khi khách hàng có khó khăn không trả đƣợc nợ. Tuy nhiên, đối tƣợng cho vay của ngân hàng trong trƣờng hợp này là các hộ nghèo, những ngƣời thƣờng có rất ít tài sản. Do vậy, yêu cầu về những tài sản thế chấp thông thƣờng nhƣ đất đai, nhà cửa, máy móc và các tài sản khác là không thích hợp mà việc cho vay của ngân hàng trong trƣờng hợp này dựa trên uy tín của chính ngƣời đi vay, hay thông qua nhóm liên đới. Vì thế, việc giải ngân và kiểm soát khoản vay cũng tùy thuộc vào từng hình thức vay tƣơng ứng.

Đối với hình thức cho vay thông qua nhóm liên đới: Theo hình thức cho vay theo nhóm và các thành viên trong nhóm tham gia vào việc đảm bảo món vay của những ngƣời khác trong nhóm. Sự đảm bảo này có thể là đảm bảo ngầm, có nghĩa là những thành viên khác trong nhóm sẽ không tiếp cận đƣợc tới món vay nếu tất cả các thành viên trong nhóm không hoàn trả đúng hạn; hoặc là đảm bảo thực sự, trong đó các thành viên trong nhóm sẽ phải chịu trách nhiệm nếu những thành viên khác trong nhóm chậm trả.

Ở một số nƣớc, ngân hàng yêu cầu các thành viên trong nhóm đóng góp vào quỹ đảm bảo của nhóm, và quỹ này sẽ đƣợc sử dụng trong trƣờng hợp một hoặc nhiều thành viên không trả đƣợc nợ. Sử dụng quỹ của nhóm đôi khi là theo ý muốn của chính bản thân nhóm đó và đôi lúc do chính ngân hàng quyết định. Nếu theo ý muốn của nhóm thì nhóm đó thƣờng cho các thành viên của mình, những ngƣời không thể hoàn trả món vay, vay tiền từ quỹ này.

Thành viên nào vay tiền từ quỹ phải có trách nhiệm hoàn trả cho quỹ. Nếu quỹ sử dụng theo yêu cầu của ngân hàng thì quỹ này sẽ bị tịch thu tuỳ theo quy mô của món nợ không thanh toán đƣợc, có nghĩa là các thành viên

trong nhóm sẽ bồi thƣờng cho những thâm hụt tạm thời. Nếu việc này không thành công thì toàn bộ nhóm sẽ không đƣợc vay vốn nữa. Do vậy, việc giải ngân và kiểm soát khoản vay đƣợc thực hiện thông qua nhóm liên đới này.

- Cho vay dựa trên uy tín và tính cách: Ngân hàng cho vay dựa trên danh tiếng tốt của khách hàng trong cộng đồng. Để đánh giá đƣợc điều này thì cán bộ tín dụng phải tới thăm nơi khách hàng sống, hỏi mọi ngƣời xung quanh về đặc điểm cũng nhƣ hành vi đối xử của khách hàng. Đồng thời, trong quá trình khách hàng sử dụng vốn này thì cán bộ tín dụng tiến hành viếng thăm thƣờng xuyên để đảm bảo rằng khách hàng vẫn đang duy trì hoạt động kinh doanh và sẽ hoàn trả món vay. Viếng thăm giúp ngân hàng hiểu rõ hơn về hoạt động kinh doanh của khách hàng và tính phù hợp của món vay (về số tiền, thời hạn cho vay, kỳ hạn nợ…). Những cuộc thăm viếng nhƣ vậy cũng làm tăng sự tôn trọng đôi bên giữa khách hàng và nhân viên tín dụng. Nhìn chung, cho vay món nhỏ là các món vay “tƣ cách”, ngân hàng đánh giá tính cách của ngƣời vay và đƣa ra quyết định ai sẽ dƣợc vay. Do vậy, việc giải ngân và kiểm soát khoản vay đƣợc thực hiện trực tiếp đối với hộ nghèo.

1.2.4 Các ti u chí đánh giá kết quả công tác cho vay hộ nghèo của ngân hàng chính sách

Việc đánh giá kết quả cho vay hộ nghèo của ngân hàng chính sách có thể đƣợc phản ánh qua 2 tiêu chí sau:

a. Các tiêu chí phản ảnh kết quả về mặt kinh tế

(1). Quy mô cho vay hộ nghèo: đƣợc thể hiện ở một số chỉ tiêu nhƣ sau:

- Tỉ trọng dƣ nợ cho vay hộ nghèo trong hoạt động cho vay của NHCS: TT(dn) = [DN(1)/DN] * 100%

Trong đó: TT(dn) là tỷ trọng dƣ nợ cho vay hộ nghèo/Tổng dƣ nợ của ngân hàng

DN: Tổng dƣ nợ cho vay của ngân hàng

Chỉ tiêu này cho biết dƣ nợ cho vay hộ nghèo chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng dƣ nợ tín dụng của ngân hàng. So sánh chỉ tiêu này của các thời kỳ khác nhau sẽ cho ta thấy sự thay đổi kết cấu dƣ nợ cho vay hộ nghèo. Nếu chỉ tiêu này tăng, ngân hàng mở rộng về mặt dƣ nợ cho vay hộ nghèo. Nếu tỉ trọng này giảm, ngân hàng thu hẹp cơ cấu dƣ nợ cho vay hộ nghèo. Tuy nhiên, ngân hàng vẫn mở rộng dƣ nợ cho vay hộ nghèo nếu nhƣ mức tăng dƣ nợ cho vay hộ nghèo. Chỉ tiêu này cho thấy tầm quan trọng của cho vay hộ nghèo trong hoạt động cho vay của ngân hàng.

- Mức tăng trƣởng dƣ nợ cho vay hộ nghèo M(dn) = DN(t) – DN(t-1)

Trong đó: M(dn) là mức tăng trƣởng dƣ nợ cho vay hộ nghèo DN(t) là dƣ nợ cho vay hộ nghèo năm t

DN(t-1) là dƣ nợ cho vay hộ nghèo năm t-1

Chỉ tiêu này đánh giá sự thay đổi quy mô cho vay hộ nghèo, chỉ tiêu này tăng thì quy mô cho vay hộ nghèo của ngân hàng đƣợc mở rộng, còn ngƣợc lại thì thu hẹp.

- Tốc độ tăng dƣ nợ cho vay hộ nghèo T(dn) = [M(dn) / DN(t-1)] * 100%

Trong đó: T(dn) là tốc độ tăng dƣ nợ cho vay hộ nghèo M(dn) là mức tăng dƣ nợ cho vay hộ nghèo

DN(t-1) là dƣ nợ cho vay hộ nghèo năm t-1

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ thay đổi dƣ nợ cho vay hộ nghèo năm nay so với năm trƣớc là bao nhiêu. Tỉ lệ này tăng chứng tỏ ngân hàng có xu hƣớng chú trọng vào cho vay hộ nghèo. Tỉ lệ này giảm nhƣng vẫn lớn hơn 0 thì tốc độ tăng của tử số thấp hơn tốc độ tăng của mẫu số, cho thấy có thể ngân hàng hạn chế cho vay hộ nghèo.

- Mở rộng khách hàng cho vay hộ nghèo: Chỉ tiêu này cho biết thay đổi trong số lƣợng khách hàng cho vay hộ nghèo sử dụng vốn tín dụng của ngân hàng. Chỉ tiêu này ngày càng tăng chứng tỏ hoạt động tín dụng ngân hàng ngày càng đáp ứng tốt nhu cầu vốn của hộ nghèo.

- Mức dƣ nợ cho vay bình quân đối với một hộ nghèo vay vốn: chỉ tiêu này đánh giá mức đầu tƣ cho một hộ ngày càng tăng lên hay giảm xuống, điều đó chứng tỏ việc cho vay có đáp ứng đƣợc nhu cầu thực tế của các hộ nghèo hay không.

Số tiền cho vay bình quân một hộ nghèo vay vốn =

Dƣ nợ cho vay hộ nghèo năm t Tổng số hộ nghèo còn dƣ nợ đến năm t

(2). Cơ cấu cho vay hộ nghèo: Một số tiêu chí thể hiện khía cạnh này gồm:

- Cơ cấu cho vay hộ nghèo theo thời hạn; - Cơ cấu cho vay hộ nghèo theo ngành nghề;

- Cơ cấu cho vay hộ nghèo theo phƣơng thức cho vay; - Cơ cấu cho vay hộ nghèo theo địa bàn.

Sự biến động của các chỉ tiêu này ở các thời kỳ khác nhau cho thấy mức độ phù hợp của chính sách cho vay của ngân hàng với đặc thù về khách hàng vay vốn trên địa bàn.

(3). Chất lượng dịch vụ cho vay hộ nghèo: Đƣợc thể hiện một số tiêu

chí sau:

- Thủ tục vay vốn đơn giản, thuận tiện; - Thời gian xử lý hồ sơ nhanh chóng;

- Giao tiếp của nhân viên ngân hàng với khách hàng niềm nở, tận tình; - Tiết giảm chi phí trong hoạt động cho vay.

Các chỉ tiêu này đƣợc đánh giá thông qua khảo sát hộ nghèo vay vốn, cảm nhận của họ về dịch vụ cho vay của ngân hàng nhƣ thế nào. Nếu đánh

giá của khách hàng vay vốn tốt, chất lƣợng dịch vụ cho vay của ngân hàng tốt, ngƣợc lại, chất lƣợng dịch vụ cho vay của ngân hàng chƣa tốt.

(4). Khả năng thu hồi nợ cho vay hộ nghèo:

Chất lƣợng cho vay hộ nghèo thể hiện ở mức độ an toàn tín dụng, khả năng hoàn trả và hiệu quả sử dụng vốn tín dụng của ngƣời vay đƣợc thể hiệu

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác cho vay hộ nghèo tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện hiệp đức, tỉnh quảng nam (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)