Khái niệm giảm nghèo

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện EA hleo, tỉnh đắk lắk (Trang 25)

6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

1.1.2. Khái niệm giảm nghèo

Giảm nghèo là tổng thể các biện pháp chính sách của nhà nƣớc và xã hội hay là của chính những đối tƣợng thuộc diện nghèo đói, nhằm tạo điều kiện để họ có thể tăng thu nhập, thoát khỏi tình trạng thu nhập không đáp ứng đƣợc những nhu cầu tối thiểu trên cơ sở chuẩn nghèo đƣợc quy định theo từng địa phƣơng, khu vực, quốc gia. Nói một cách khác, giảm nghèo là quá trình giúp bộ phận dân cƣ nghèo có một mức sống cao hơn, là chuyển từ tình trạng có ít điều kiện lựa chọn sang tình trạng có đầy đủ điều kiện lựa chọn hơn để cải thiện đời sống mọi mặt của mỗi ngƣời. [16, tr.15]

Ở góc độ người nghèo: “Giảm nghèo là quá trình tác động tạo điều kiện cho cộng đồng xã hội, giúp đỡ ngƣời nghèo có khả năng tiếp cận các nguồn lực của sự phát triển một cách nhanh nhất, trên cơ sở đó có nhiều lựa chọn hơn, giúp họ từng bƣớc thoát khỏi tình trạng nghèo”.

Ở góc độ vùng nghèo: “Giảm nghèo là quá trình thúc đầy sự phát triển kinh tế, chuyển đổi trình độ sản xuất cũ, lạc hậu trong xã hội sang trình độ sản xuất mới cao hơn nhằm nâng cao thu nhập cho cộng đồng dân cƣ ”.

Biểu hiện của giảm nghèo là tỷ lệ phần trăm và số lƣợng ngƣời nghèo giảm theo thời gian.

Giảm nghèo là một trọng tâm của Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội nhằm cải thiện và từng bƣớc nâng cao điều kiện sống của ngƣời nghèo, trƣớc hết là ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở các vùng nghèo; thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa

thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cƣ.

1.1.3. V trò ủ g ảm ng èo trong sự ng ệp p át tr ển n tế - xã ộ ủ đị p ƣơng

Giảm nghèo có vai trò quan trọng tạo tiền đề cơ sở cho sự phát triển xã hội; giảm nghèo là một trong những chính sách xã hội hƣớng vào phát triển con ngƣời, nhất là nhóm ngƣời nghèo, tạo cơ hội cho họ tham gia vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc nhƣ: Phát triển kinh tế tăng thu nhập, đƣợc tiếp cận với các dịch vụ cơ bản nhƣ: học hành, khám chữa bệnh miễn phí, tiếp cận với thông tin khoa học…góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, nhất là đồng bào sinh sống ở miền núi.

Giảm nghèo góp phần mở rộng cơ hội lựa chọn cho cá nhân nơi có điều kiện sống cực kỳ khó khăn, nâng cao năng lực cá nhân để thực hiện có hiệu quả sự lựa chọn việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lƣợng cuộc sống. Mặt khác giảm nghèo tạo điều kiện và cơ hội cho sự phát triển đồng đều giữa các vùng, giảm khoảng cách và sự chênh lệch quá mức về mức sống giữa nông thôn và thành thị, giữa miền núi và miền xuôi, giữa đồng bào các dân tộc thiểu số với đồng bào kinh. Giảm nghèo tạo cơ hội cho ngƣời nghèo có điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội nhƣ: giáo dục, chăm sóc sức khoẻ và hƣởng thụ các hoạt động văn hoá…

Giảm nghèo tham gia vào điều chỉnh cơ cấu đầu tƣ hợp lý hơn, từng bƣớc thực hiện sự phân phối công bằng cả trong khâu sản xuất lẫn khâu phân phối kết quả sản xuất cho mọi ngƣời, nhất là nhóm ngƣời nghèo.

Giảm nghèo tạo cơ hội cho ngƣời nghèo có điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội nhƣ: giáo dục, chăm sóc sức khoẻ và hƣởng thụ các hoạt động văn hoá…

Trong kế hoạch phát triển bền vững của chính phủ Việt Nam về thực thiện các mục tiêu thiên niên kỷ. Việt Nam cam kết dành ƣu tiên hàng đầu

cho mục tiêu xoá đói giảm nghèo là hƣớng quan trọng để tranh thủ sự giúp đỡ nhiều mặt của cộng đồng quốc tế về: Kinh nghiệm, kỹ thuật và nguồn lực, góp phần đƣa nền kinh tế nƣớc ta hội nhập vào nền kinh tế thế giới.

1.2. NỘI DUNG GIẢM NGHÈO CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ SỐ

Xóa đói giảm nghèo là cuộc đấu tranh rất cam go, chỉ có thể thành công nếu đƣợc thực hiện theo hƣớng bền vững. Giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số là một trọng tâm của Chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội của nƣớc ta giai đoạn 2011 - 2020 nhằm cải thiện và từng bƣớc nâng cao điều kiện sống của ngƣời nghèo đồng bào dân tộc, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở các vùng nghèo. Để thực hiện giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số cần tập trung thực hiện các nội dung sau:

1.2.1. Hỗ trợ sản xuất và phát triển ngành nghề

Để tạo điều kiện cho hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số, phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, vƣơn lên thoát nghèo, cần có sự quan tâm hỗ trợ của Nhà nƣớc về nhiều mặt, trong đó hỗ trợ về đất ở, đất sản xuất là một trong những việc rất cần thiết để góp phần làm thoát nghèo ổn định đời sống nhân dân. Những vùng có ít đất, nhà nƣớc hỗ trợ điều kiện và phƣơng tiện sản xuất để phát triển ngành nghề dịch vụ.

Phải có chính sách hỗ trợ sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm, tạo điều kiện cho hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận các nguồn vốn, gắn với hƣớng dẫn cách làm ăn, khuyến nông, khuyến công và chuyển giao kỹ thuật, công nghệ sản xuất...

Mục tiêu của công tác công tác xóa đói giảm nghèo nhằm hỗ trợ các gia đình đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn nhằm ổn định cuộc sống, hỗ trợ phát triển sản xuất, thay đổi phƣơng thức sản xuất lạc hậu, từng bƣớc hƣớng dẫn đồng bào dân tộc tiếp cận phƣơng thức sản xuất mới, nâng cao dân trí, bảo tồn

và phát huy bản sắc dân tộc, thực hiện xoá đói giảm nghèo bền vững. Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc anh em trong vùng, góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Tuy nhiên, Nƣớc ta còn một bộ phận dân cƣ các dân tộc thiểu số chậm tiến, lạc hậu, trình độ phát triển của mỗi dân tộc ở mức chênh lệch khác nhau, cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn. Nghề nghiệp và truyền thống sản xuất của các vùng dân tộc còn lạc hậu. Việc sử dụng hợp lý lao động, phát huy đƣợc kỹ năng, kỹ xảo vốn có lâu đời, làm cho sản xuất phát triển theo hƣớng chuyên môn hóa và sản phẩm đạt chất lƣợng cao, nâng cao thu nhập cho ngƣời lao động ở những vùng này còn nhiều mặt hạn chế.

Vì vậy, công tác xóa đói giảm nghèo cần phải:

- Hỗ trợ các đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn ổn định cuộc sống, lƣơng thực cứu đói, quần áo chống rét, chăn màn, dụng cụ gia đình, hỗ trợ làm giếng nƣớc hoặc nƣớc tự chảy cho 1 nhóm hộ gia đình. Hỗ Trợ các gia đình dân tộc đặc biệt khó khăn phát triển sản xuất để tự đảm bảo cuộc sống. Về nông nghiệp: Chọn và đƣa giống cây mới có năng suất cao cho đồng bào, khuyến khích thâm canh tăng vụ lúa nƣớc, lúa nƣơng. Tăng cƣòng và khuyến khích phát triển đàn gia súc, gia cầm, vật nuôi phù hợp với trình độ của các hộ gia đình. Hƣớng dẫn kỹ thuật, khuyến khích khai hoang ruộng đồng, mở rộng diện tích canh tác. Về lâm nghiệp: Hỗ trợ khoanh nuôi, bảo vệ rừng, hỗ trợ công cụ sản xuất, thuốc bảo vệ thực vật, mở rộng diện tích trồng rừng, trồng cây công nghiệp, vƣờn đồi tập làm kinh tế VAC.

1.2.2. Đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho các hộ nghèo ĐBDTTS

Thực tế cho thấy, ngƣời nghèo đồng bào dân tộc thiểu số thƣờng rất khó khăn để tìm việc bởi vì họ chƣa đƣợc học qua các trƣờng lớp đào tạo. Vì vậy, cần phải tạo mọi điều kiện để cho các hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận những công nghệ sản xuất tiên tiến, rèn luyện kỹ năng và phƣơng

pháp làm ăn với những mô hình thiết thực nhất, đơn giản và có hiệu quả. Tổ chức các lớp tập huấn ngắn ngày, vừa học lý thuyết vừa thực hành tại chổ để hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số nắm bắt nhanh và ứng dụng nhanh ngay vào trong sản xuất. Bên cạnh đó nên tổ chức các lớp đào tạo nghề miễn phí cho lao động thuộc hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số giúp cho họ có đƣợc tay nghề vững vàng. Có nhƣ vậy mới tạo cho họ cơ hội tìm việc làm, góp phần giảm nghèo bền vững.

Muốn làm đƣợc điều này, các địa phƣơng phải xây dựng kế hoạch giải quyết việc làm cho ngƣời nghèo để trình duyệt. Căn cứ vào kế hoạch đƣợc duyệt, Sở Lao động – thƣơng binh & Xã hội sẽ ký hợp đồng với các cở sở dạy nghề, hoặc các doanh nghiệp tổ chức dạy nghề cho ngƣời nghèo.

Trong quá trình đào tạo, các địa phƣơng nên lƣu ý đến hình thức đào tạo, ngành nghề đào tạo cho hộ nghèo bởi vì nó sẽ gắn liền với đầu ra tìm việc của mỗi hộ. Nên chú trọng, ƣu tiên dạy nghề vào các mục đích nhƣ: dạy nghề phục vụ xuất khẩu cho ngƣời nghèo, dạy nghề để chuyển đổi từ nông nghiệp sang ngành nghề khác ở khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang phát triển công nghiệp và khu vực đô thị hóa.

Khuyến khích và hỗ trợ việc sử dụng lao động là đồng bào dân tộc; chú trọng phát triển mô hình sản xuất nông lâm nghiệp trên địa bàn để thu hút lao động là đồng bào dân tộc. Không ngừng nâng cao dân trí cho đồng bào; hƣớng dẫn, khuyến khích đồng bào thay đổi tập tục lạc hậu trong sinh hoạt và sản xuất, đây là vấn đề cốt lõi để nâng cao đời sống mọi mặt của đồng bào. Đẩy mạnh đào tạo về kinh doanh cho phụ nữ (và nam giới) ngƣời dân tộc thiểu số nhƣ Chƣơng trình đào tạo về nội dung Khởi nghiệp và Nâng cao hoạt động kinh doanh của bạn. Đào tạo nghề mở rộng cho thanh niên, chú trọng vào các kỹ năng về các lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp tại một nơi cụ thể ở địa phƣơng.

1.2.3. Thực hiện chính sách tín dụng ƣu đã đối với hộ nghèo ĐBDT

Thiếu vốn và chất lƣợng nguồn lực thấp là những cản trở lớn nhất đối với ngƣời nghèo đồng bào dân tộc trong quá trình vƣơn lên thoát nghèo. Do thiếu vốn nên ngƣời nghèo đồng bào dân tộc không có khả năng hƣớng tới những phƣơng án sản xuất mới, đột phá mang lại lợi ích kinh tế cao. Họ chỉ thƣờng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, giá trị sản phẩm thấp, thiếu tính cạnh tranh trên thị trƣờng. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu thông tin thị trƣờng, thiếu kinh nghiệm sản xuất cũng là một trở ngại lớn đối với ngƣời nghèo đồng bào dân tộc. Chính vì thế, giảm nghèo đồng bào dân tộc là phải chú trọng đến việc hỗ trợ ngƣời nghèo tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng, hƣớng dẫn họ cách thức sử dụng và phổ biến kinh nghiệm sản xuất có nhƣ vậy mới giúp ngƣời nghèo phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống dần dần nâng cao mức sống.

Muốn vậy chúng ta cần phải thực hiện những vấn đề sau:

Cần cung cấp tín dụng cho các hộ nghèo đồng bào dân tộc có sức lao động, có nhu cầu về vốn, vay vốn để sản xuất đáp ứng yêu cầu về mức vay, thời hạn vay phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập, tự vƣợt nghèo.

Cần tạo cơ hội cho các đối tƣợng nghèo đồng bào dân tộc đƣợc tiếp cận với tín dụng ƣu đãi của chƣơng trình, đặc biệt khách hàng nghèo đồng bào dân tộc chủ hộ là phụ nữ, hộ có ngƣời tàn tật.

Cần thiết lập các hình thức, cơ chế thu hồi vốn và lãi linh hoạt, có thể phân theo chu kỳ, theo hàng tháng, theo quý hoặc theo năm, hạn chế nợ đọng vốn và lãi.

Cần thiết lập chế tài kiểm soát chặt chẽ nguồn vốn cho vay, để ngƣời vay sử dụng vốn đúng mục tiêu, có hiệu quả.

Để chính sách vay vốn tín dụng phát huy hiệu quả cần lƣu ý: Chỉ thực hiện cho vay đối với những hộ đã đƣợc chính quyền địa phƣơng điều tra, xác

nhận và đƣa vào danh sách hộ nghèo đồng bào dân tộc; ngƣời vay phải tham gia tổ tƣơng trợ và có khả năng hoàn trả nợ. Việc xác định khả năng hoàn trả nợ do tổ và cán bộ tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội thực hiện, trên cơ sở tham khảo ý kiến của tổ trƣởng dân phố, đaị diện các tổ chức đoàn thể ở tổ.[11]

1.2.4. Hỗ trợ y tế, giáo dụ , ơ sở vật chất á để cải thiện đ ều kiện sống cho hộ nghèo đồng bào dân tộc

- Hỗ trợ về y tế: Chăm sóc sức khoẻ ngƣời nghèo đồng bào dân tộc là công việc rất cần thiết của Nhà nƣớc và xã hội, nó đòi hỏi phải có hệ thống các chính sách, cơ chế cùng với hàng loạt các giải pháp, biện pháp cụ thể nhƣ chính sách đặc thù đối với chăm sóc sức khỏe, dân số và kế hoạch hóa gia đình vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng đặc biệt khó khăn. Thực hiện tốt chính sách bảo hiểm y tế cho các đối tƣợng nêu trên; tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời bệnh khi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế... giảm gánh nặng chi phí y tế cho ngƣời nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số. Xây dựng và áp dụng chế độ, chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực y tế cho vùng miền núi, dân tộc thiểu số. Tăng cƣờng khả năng cung ứng dịch vụ y tế cơ bản cho ngƣời nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số...

- Hỗ trợ về giáo dục:Vì mục tiêu giảm nghèo bền vững cho tƣơng lai thì cần xem xét xây dựng chính sách toàn diện hỗ trợ trẻ em nghèo nói chung và trẻ em nghèo DTTS nói riêng, bảo đảm mục tiêu trẻ em đƣợc đến trƣờng, nâng cao dân trí, góp phần giảm nghèo trong tƣơng lai; cải thiện hệ thống cung cấp dịch vụ giáo dục cả về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, chƣơng trình học. Mở rộng dạy học song ngữ, lấy tiếng mẹ đẻ làm gốc bằng các thứ tiếng của các nhóm dân tộc thiểu số lớn hơn dựa trên hoạt động thí điểm của Bộ GD&ĐT và UNICEF tại các tỉnh Lào Cai, Gia Lai và Trà Vinh

Các hộ nghèo ở nông thôn và miền núi cần đƣợc hỗ trợ đất sản xuất lâu dài. Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc và miền núi theo Quyết định 134/2004/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính Phủ.

Căn cứ vào quỹ đất cụ thể của địa phƣơng, khả năng lao động và số nhân khẩu của từng hộ gia đình và khả năng của ngân sách địa phƣơng. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố có thể xem xét, quyết định giao đất sản xuất cụ thể cho các hộ đồng bào dân tộc và hộ nghèo.

- Về hỗ trợ giải quyết nƣớc sinh hoạt: Địa phƣơng hỗ trợ kinh phí cho các hộ đồng bào dân tộc, hộ nghèo khu vực nông thôn gặp khó khăn về nguồn nƣớc sinh hoạt để đào giếng, xây dựng hệ thống nƣớc máy, bể dự trữ nƣớc.

- Trợ giúp pháp lý cho ngƣời nghèo đồng bào dân tộc: Tăng cƣờng công tác truyền thông về pháp lý để ngƣời dân đƣợc hiểu họ có những quyền gì, đặc biệt chú trọng việc tuyên truyền bằng tiếng dân tộc để ngƣời dân biết, thực hiện nâng cao nhận thức về pháp luật. Đa dạng hóa các hình thức trợ giúp pháp lý phù hợp với điều kiện của các địa phƣơng, phù hợp phong tục, văn hóa của ngƣời DTTS.

- Bảo trợ xã hội: Đối với các đối tƣợng nghèo đồng bào dân tộckhông có hoặc mất khả năng lao động, nhà nƣớc thông qua các khoản trợ cấp thƣờng xuyên hoặc đột xuất để hỗ trợ cho ngƣời nghèo đồng bào dân tộcnhƣ: Trợ cấp hàng tháng tùy từng đối tƣợng cụ thể và điều kiện sinh hoạt, hỗ trợ văn hóa,

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện EA hleo, tỉnh đắk lắk (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)