6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
1.3. NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO
Có nhiều nhân tố tác động đến nghèo đói và hoạt động XĐGN khác nhau. Tác động của những nhân tố này có thể làm cho môi trƣờng phát triển thuận lợi hoặc khó khăn. Nếu môi trƣờng phát triển khó khăn thì ở đó tình trạng tỷ lệ nghèo đói sẽ cao và diễn biến phức tạp, hoạt động XĐGN trở nên khó khăn hơn. Ngƣợc lại nếu môi trƣờng phát triển thuận lợi thì ở đó tỷ lệ nghèo đói có thể sẽ thấp và hoạt động XĐGN cũng có phần thuận lợi hơn.
1.3.1. Nhóm nhân tố thuộc về đ ều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Vị trí địa lý bao gồm vị trí tự nhiên, vị trí kinh tế, giao thông, chính trị. Vị trí địa lý tác động rất lớn tới việc lựa chọn địa điểm xây dựng xí nghiệp cũng nhƣ phân bố các ngành và các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp, nông nghiệp. Bên cạnh đó, vị trí địa lý còn ảnh hƣởng sâu sắc tới sự hình thành, phát triển và phân bố các loại hình giao thông vận tải phục vụ yêu cầu của sản xuất và tiêu dùng, phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, thực hiện các nhiệm vụ vận chuyển đặc biệt phục vụ an ninh quốc phòng. Cho phép ta mở rộng quan hệ kinh tế với các vùng lân cận, thu hút vốn đầu tƣ từ bên ngoài,
đẩy mạnh xuất khẩu và du lịch…
b. Địa hình
Điều kiện địa hình là nền tảng của sự phân hóa tự nhiên và do vậy, nó là một điều kiện rất căn bản cần tính đến trong khai thác kinh tế môi trƣờng và tài nguyên thiên nhiên. Địa hình bằng phẳng hay phức tạp cũng sẽ tạo điều kiện hay ngăn trở sự phát triển và phân bố các loại hình giao thông vận tải.
c. Đất đai
Đất đai là tƣ liệu sản xuất chủ yếu của nông nghiệp. Do diện tích đất của quận có hạn, vì vậy việc sử dụng đất phải cân nhắc kỹ về mục đích, hiệu quả của nó. Đồng thời cần có các biện pháp cải tạo, nâng cao độ phì nhiêu của đất, chống các hiện tƣợng thoái hóa của đất, tăng vốn đất, nâng cao hiệu quả kinh tế trong việc sử dụng các loại đất nói trên.
d. Khí hậu và thời tiết.
Đặc điểm của khí hậu và thời tiết có tác động nhiều mặt đến sản xuất và đời sống. Sự phát triển và phân bố nông nghiệp chịu ảnh hƣởng sâu sắc của yếu tố khí hậu. Sự khác biệt về khí hậu giữa các vùng thƣờng thể hiện trong sự phân bố các loại cây trồng và vật nuôi. Khí hậu cũng có ảnh hƣởng nhất định đến sự phân bố công nghiệp. Trong một số trƣờng hợp, nó chi phối cả việc lựa chọn kỹ thuật và công nghệ sản xuất.
Tất cả các nhân tố nói trên đều có sự ảnh hƣởng đến công tác giảm nghèo.
1.3.2. Nhóm nhân tố thuộc về đ ều kiện xã hội
a. Dân số, mật độ dân số
Dân số vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội, việc gia tăng dân số tự nhiên quá nhanh, tạo nên sức ép nặng nề đến nhiều mặt của đời sống xã hội, việc làm và chính sách công tác xóa đói giảm nghèo…điều đó ảnh hƣởng trực tiếp đến phát triển kinh tế - xã hội.
b. Lao động
Ngƣời lao động với kỹ năng, kinh nghiệm và tập quán sản xuất của mình là lực lƣợng cơ bản của nền sản xuất xã hội. Do đó, sự phân bố dân cƣ và phân bố nguồn lao động nói riêng có ảnh hƣởng rất lớn tới việc phát triển và phân bố sản xuất. Họ còn là lực lƣợng chủ yếu tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra của xã hội. Việc cải thiện đời sống của nhân dân nâng cao sức mua của dân cƣ trong vùng cũng là nhân tố kích thích sự phát triển của các ngành sản xuất.
c. Dân tộc, thành phần dân tộc và tập quán
Dân số mỗi vùng gồm nhiều dân tộc. Mỗi một dân tộc có một tập quán sản xuất, địa bàn sản xuất và cƣ trú khác nhau. Do đó, khi phát triển và phân bố sản xuất cần chú ý đến tập quán sản xuất tiêu dùng và địa bàn cƣ trú của họ nhằm phát huy những tập quán sản xuất tốt, đồng thời khắc phục các tập quán sản xuất lạc hậu của họ. Việc công tác xóa đói giảm nghèo phụ thuộc vào nhận thức chung về công tác xóa đói giảm nghèo của xã hội. Khi ngƣời dân hiểu rõ tầm quan trọng của công tác xóa đói giảm nghèo, từ đó tự nguyện và tích cực tham gia, thì công tác công tác xóa đói giảm nghèo mới có cơ hội phát triển và ngƣợc lại.
1.3.3. Nhóm nhân tố thuộc về đ ều kiện kinh tế
a. Tăng trưởng kinh tế
Nền tảng của giảm nghèo chính là cơ sở kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Tăng trƣởng kinh tế tạo điều kiện cho ngƣời dân có cuộc sống tốt hơn, tạo ra nhiều việc làm mới, thu hút nhiều lao động tham gia vào các hoạt động kinh tế. Ngƣời lao động có thu nhập cao và ổn định vừa đảm bảo đƣợc những chi tiêu thƣờng xuyên, có điều kiện tốt hơn để tham gia vào các loại hình bảo hiểm và thực hiện các nghĩa vụ của mình đối với Nhà nƣớc.
b. Cơ cấu kinh tế
hiệu thị trƣờng, kết hợp với phát triển ngành nghề phi nông nghiệp, khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập, tận dụng thời gian nông nhàn.
c. Cơ sở hạ tầng
Việc xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật có vai trò rất to lớn và có ý nghĩa quyết định thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế. Tuy nhiên, Nhà nƣớc không nhất thiết phải đầu tƣ toàn bộ mà cần xây dựng quy hoạch tổng thể và tập trung đầu tƣ vào những khâu trọng yếu, đồng thời có chính sách khuyến khích sự tham gia của mọi thành viên nhằm phát huy đƣợc nguồn vốn tổng lực.
1.3.4. Cơ ế, ín sá và á b ện p áp tổ ứ t ự ện g ảm ng èo
- Đƣờng lối chính sách của Đảng và nhà nƣớc:
+ Việc quy định chuẩn nghèo, điều chỉnh chuẩn nghèo
+ Chiến lƣợc quốc gia về giảm nghèo, các chƣơng trình dự án giảm nghèo là định hƣớng cơ bản cho công tác giảm nghèo.
+ Để duy trì và phát huy những thành tựu của Việt Nam về tăng trƣởng và giảm nghèo, Việt Nam cần phải đẩy nhanh cải cách chính sách và thể chế để tăng trƣởng nhanh, bình đẳng và hƣớng tới ngƣời nghèo nhiều hơn.
- Công tác tổ chức thực hiện các chính sách giảm nghèo: Bộ máy, trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo; công tác tuyên truyền, vận động, lồng ghép các chƣơng trình...
1.3.5. Cá nguồn lự t ự ện ng tá g ảm ng èo
Các yếu tố nguồn lực nhƣ đất đai, nguồn vốn, năng lực đội ngũ cán bộ, sự tham gia của các lực lƣợng giảm nghèo, sự hỗ trợ từ bên ngoài…cũng ảnh hƣởng trực tiếp đến công tác giảm nghèo.
1.4. KINH NGHIỆM GIẢM NGHÈO Ở CÁC ĐỊA PHƢƠNG Ở VIỆT NAM VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO HUYỆN EA H’LEO NAM VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO HUYỆN EA H’LEO
Trong hơn 15 năm vừa qua, nền kinh tế nƣớc ta có những bƣớc phát triển vƣợt bậc. Từ năm 1991-1995, bình quân hàng năm tốc tộ tăng trƣởng theo GDP là 8,2%, 3 năm 2001 - 2003, mức tăng trƣởng bình quân trên 7%, đứng hàng thứ hai tại Châu Á (sau Trung Quốc). Nhờ đó, mỗi năm nƣớc ta đã giải quyết đƣợc nhiều việc làm mới. Nhờ kinh tế tăng trƣởng, thu ngân sách tăng, Nhà nƣớc có điều kiện đầu tƣ nhiều hơn cho các chƣơng trình xã hội và xoá đói giảm nghèo. Số hộ nghèo giảm mỗi năm trên 2%. Tuy nhiên, từ năm 1997 - 1998 do tác động của khủng hoảng kinh tế khu vực, tăng trƣởng kinh tế giảm sút, một số hoạt động kinh tế lâm vào trì trệ, nhiều loại sản phẩm tồn đọng với số lƣợng lớn. Hơn nữa trong những năm gần đây, thiên tai liên tục xảy ra trên diện rộng. Do đó, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn đang có xu hƣớng gia tăng. Theo đánh giá của Bộ Lao động thƣơng binh và Xã hội tỷ lệ nghèo giảm từ 58% vào năm 1993 xuống chỉ còn 14,5% vào năm 2008, vậy trong vòng 15 năm tỷ lệ hộ nghèo giảm đi ¾, tƣơng đƣơng gần 25 triệu ngƣời Việt Nam đã thoát nghèo. Nhƣ vậy, đối với nƣớc ta, giữa tăng trƣởng kinh tế, phát triển xã hội và xoá đói giảm nghèo có mối quan hệ biện chứng với nhau. Tăng trƣởng kinh tế là điều kiện vật chất, nội lực để giảm nghèo; giảm nghèo là mục tiêu, động lực của phát triển kinh tế - xã hội, là tiền đề cơ bản đảm bảo cho sự ổn định, chính trị - xã hội để phát triển kinh tế. Do đó, giải pháp cơ bản là phải làm cho chƣơng trình giảm nghèo trở thành một bộ phận cơ bản trong chiến lƣợc, chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc gắn liền với tăng trƣởng bền vững và hạn chế tác động của thiên tai.
Giảm nghèo gắn với phát triển kinh tế bằng chủ động, tự lực, vƣơn lên của ngƣời nghèo, cộng đồng, các cấp và Nhà nƣớc cùng với sự tranh thủ giúp
đỡ của bạn bè quốc tế. Quan điểm này thể hiện giảm nghèo phải bằng sức mạnh tổng hợp, sức sáng tạo với các nguồn lực của ngƣời nghèo, của cộng đồng, của Nhà nƣớc và toàn xã hội. Trƣớc hết, làm cho ngƣời nghèo, vùng nghèo không ỷ lại, thụ động, chờ cứu giúp, mà tự cứu mình bằng vƣơn lên chính bằng lao động, đất đai tài nguyên thiên nhiên và đổi mới cung cách làm ăn, có sự hỗ trợ của cộng đồng và Nhà nƣớc. Thực tế ở nƣớc ta có nhiều vùng nghèo, hộ nghèo đƣợc chính phủ và cộng đồng trợ giúp rất nhiều nhƣng vẫn khó khăn trong việc thoát nghèo. Điều đó có nguyên nhân quan trọng từ phía ngƣời nghèo. Hoặc là khả năng làm ăn, hoặc là thiếu nghị lực để loại bỏ những thói hƣ tật xấu, tập tục lạc hậu. Vì thế, trong việc trợ giúp ngƣời nghèo, Việt Nam đã tổng kết đƣợc phƣơng trâm rất xác đáng là “cho mƣợn cần câu hơn là cho xâu cá ”.
Chính phủ và chính quyền các cấp cần dành các nguồn lực về vốn, kỹ thuật tạo môi trƣờng pháp lý, tâm lý xã hội, tranh thủ sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế, coi đó là trách nhiệm, tình cảm, không chỉ đối với ngƣời nghèo mà là sự phát triển bền vững của đất nƣớc. Những năm gần đây nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế đã thực sự giúp đỡ tiền bạc và kinh nghiệm cho Việt Nam giảm nghèo. Sự giúp đỡ, tài trợ của Ngân hàng thế giới, Hội phụ nữ quốc tế, các tổ chức phi Chính phủ của Anh, Cộng hoà liên bang Đức, Thuỵ Điển... đã có đóng góp thiết thực trong việc giảm nghèo ở Việt Nam.
Nhờ có chính sách đổi mới khởi đầu từ năm 1986, Việt Nam đã đạt đƣợc nhiều thành tựu trong việc chuyển từ một nền kinh tế trì trệ thành một trong nhƣng nền kinh tế tăng trƣởng nhanh nhất thế giới. Hơn nữa, thành quả của sự tăng trƣởng đƣợc chia sẽ rộng rãi, dẫn đến sự cải thiện đáng kể trong mức sống tuyệt đại đa số bộ phận ngƣời dân và giúp giảm nghèo nhanh. Hiện trạng và đặc thù của nghèo ở Việt Nam hiện nay là một trong những kết quả chính của sự phát triển kinh tế ấn tƣợng của Việt Nam trong 15 năm qua, nếu
sử dụng chuẩn nghèo của Tổng cục Thống kê đƣợc xây dựng theo cách tiếp cận quốc tế, tỷ lệ nghèo giảm từ 58% vào năm 1993 xuống chỉ còn 14,5% vào năm 2008. Các chỉ tiêu phi thu nhập khác nhƣ tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản và hạ tầng cơ sở (giáo dục, y tế, điện, đƣờng, nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng) cũng khẳng định xu hƣớng cải thiện đáng kể. Từ đó, Việt Nam gần đây đã ra khỏi danh sách các nƣớc nghèo để trở thành một nƣớc thu nhập trung bình ở mức thấp và điều này đánh dấu một bƣớc phát triển mới về chất lƣợng giảm nghèo của Việt Nam.
1.4.1. K n ng ệm g ảm ng èo ủ uyện Kon R y tỉn Kon Tum
Công tác giảm nghèo của huyện Kon Rẫy trong những năm qua đã đạt đƣợc những thành công đáng kể. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 51,91% đầu năm 2006 xuống còn 23,18% năm 2010.
Qua 5 năm (2006-2010) đã cho 3.377 lƣợt hộ nghèo đƣợc vay vốn, tổng vốn dƣ nợ trên 37.442 triệu đồng, bình quân 11 triệu đồng/hộ. Hàng năm có khoảng 200 hộ đƣợc thoát nghèo từ vốn vay tín dụng ƣu đãi, duyệt đƣợc 252 dự án chính sách giải quyết việc làm với tổng số vốn là 5.117 triệu đồng, thu hút đƣợc 430 lao động có việc làm mới. Huyện đƣợc Trung ƣơng hỗ trợ trên 2.975 triệu đồng theo các chƣơng trình mục tiêu nhƣ trợ giá giống cây lƣơng thực, các mặt hàng chính sách, vận chuyển sản phẩm địa phƣơng…. Nhiều mô hình thử nghiệm trồng trọt và chăn nuôi đƣợc nông dân quan tâm thực hiện, nhiều hộ nghèo đã biết tiếp cận và áp dụng kỹ thuật canh tác khoa học, triển khai nuôi trồng nhiều loại giống cây, con nuôi có năng suất, chất lƣợng cao, góp phần đảm bảo an ninh lƣơng thực, giảm nghèo bền vững. Từ năm 2006-2010 số lƣợt ngƣời nghèo đã đƣợc đào tạo nghề 528 lƣợt ngƣời học nghề ngắn hạn chăn nuôi, thú y, trồng trọt. Có khoảng 40% số ngƣời nghèo phát huy đƣợc kiến thức đã học để áp dụng vào sản xuất, 100% số ngƣời nghèo đã đƣợc đào tạo nghề có nhu cầu vay vốn sản xuất, kinh doanh đều
đƣợc vay vốn.
Trong giai đoạn 2006-2010 ngân sách Nhà nƣớc đã đầu tƣ 27.582 triệu đồng để xây dựng 99 công trình thiết yếu (gồm: 33 công trình giao thông, 8 công trình thuỷ lợi, 25 công trình nƣớc sạch, 7công trình cấp điện, 26 công trình trƣờng học...). Hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các xã nghèo đã có bƣớc phát triển nhanh, nhất là hệ thống giao thông. Đến cuối năm 2010 chỉ còn 7/7 xã, thị trấn có đƣờng ô tô đến đƣợc trung tâm xã, mạng lƣới điện đã đến 100% xã, thị trấn với trên 90% số hộ đƣợc sử dụng điện; có 89,20% số hộ đƣợc sử dụng nƣớc sinh hoạt hợp vệ sinh, tất cả các xã đều có trƣờng tiểu học và trung học cơ sở, 100% số xã có trạm y tế v.v.. Tổng kinh phí triển khai thực hiện dự án sản xuất, phát triển ngành nghề giai đoạn 2006-2010 là 3.404 triệu đồng đầu tƣ hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao nhƣ bò lai sind, giống lúa lai, giống cây ăn quả, ngan pháp và máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nhƣ máy cày tay, máy phun thuốc trừ sâu, máy bốc hạt ngô...
* Chính sách hỗ trợ người nghèo về đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt
Hỗ trợ cải thiện nhà ở : 754 hộ với kinh phí 4.418 triệu đồng. Hỗ trợ đất ở cho : 86 hộ với diện tích 1,3 ha kinh phí 7,77 triệu đồng ( Số hộ thiếu đất ở còn lại chƣa thực hiện của của chƣơng trình 132/CP). Hỗ trợ nƣớc sinh hoạt phân tán: 23 hộ với kinh phí 8,28 triệu đồng, hỗ trợ nƣớc sinh hoạt tập trung 01 công trình với kinh phí 217 triệu đồng.
Những bài học rút ra trong công tác giảm nghèo ở Kon Rẫy-Kon Tum:
Thứ nhất, phải tiến hành điều tra chu đáo, cặn kẽ xây dựng đƣợc cơ sở dữ liệu đầy đủ, chính xác, với những phân tích có căn cứ khoa học, thực tiễn các vùng nghèo đói khác nhau. Trên cơ sở đó xác định đƣợc quy mô, tính chất, mức độ nghèo đói, nguyên nhân nghèo đói của từng vùng khác nhau. Đây là cơ sở để có những chính sách, biện pháp giải quyết cụ thể, vừa là cơ sở
để "đo đếm " đánh giá kết quả đạt đƣợc, định ra phƣơng hƣớng, giải pháp phù