KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI Ở HUYỆN EA

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện EA hleo, tỉnh đắk lắk (Trang 48)

6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

2.1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI Ở HUYỆN EA

2.1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI Ở HUYỆN EA H’LEO HUYỆN EA H’LEO

2.1.1. Đặ đ ểm đ ều ện tự n ên ở uyện E H’Leo

a. Vị trí địa lý

Ea H’Leo là huyện nằm ở phía Bắc trung tâm tỉnh Đắk Lắk, cách thành phố Buôn Ma Thuột 82 km theo hƣớng Quốc lộ 14 đi Gia Lai, có tổng diện tích tự nhiên là 133.512 ha với 12 đơn vị hành chính bao gồm 11 xã và thị trấn Ea Drăng, có vị trí địa lý nhƣ sau:

Phía Bắc giáp huyện Chƣ Pƣh, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai.

Phía Nam giáp huyện Krông Buk, huyện Cƣ M’gar, huyện Krông Năng.

Phía Đông giáp thị xã AYun Pa và huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai. Phía Tây giáp huyện Ea Súp.

Trên địa bàn huyện có trục Quốc lộ 14, tỉnh lộ 15 đi qua, đây là một trong những lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng.

Huyện Ea H’Leo là đất miền trung cao nguyên có nhiều tài nguyên về rừng và đất. Cao su và cà phê là hai loại cây công nghiệp chủ đạo, mang lại thu nhập đáng kể cho ngƣời dân. Ngày nay, huyện đang vƣơn lên trở thành một trong những địa phƣơng nằm trong top đầu của tỉnh về phát triển kinh tế. Với thành tích là huyện đóng góp ngân sách cho tỉnh đứng thứ 2 toàn tỉnh (chỉ sau thành phố Buôn Ma Thuột) và xếp trên cả những huyện, thị trong tỉnh nhƣ thị xã Buôn Hồ hay huyện Ea Kar. Hiện tại đang phấn đấu trở thành huyện Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới.

Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Ea H’Leo – Tỉnh Đăk Lăk

Thị trấn Ea Drăng đang trên con đƣờng xây dựng đô thị văn minh hiện đại, trung tâm của tiểu vùng phía Bắc của tỉnh, trở thành đô thị loại 4 và nâng cấp thành thị xã trực thuộc tỉnh vào năm 2020(theo định hƣớng của huyện). Xác định trở thành mô hình 3 điểm sáng cùng với Ea Sup và M'Đrăk trong quy hoạch không gian phát triển của tỉnh Đăk Lăk. Phấn đấu thành lập các thị trấn Ea Ral và Ea Wy trong giai đoạn đến năm 2030.

b. Địa hình, tài nguyên đất * Địa hình

Địa hình huyện Ea H’Leo bị phân cắt bởi các khe núi và suối do quá trình kiến tạo địa chất, có địa hình thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc. Có 3

dạng địa hình chính:

+ Địa hình núi cao: Phân bố ở khu vực phía Bắc gồm các xã Ea Hiao, xã Ea Sol, xã Ea H’Leo, xã Cƣ Mốt và một phần ở khu trung tâm huyện; dạng địa hình này có mức độ phân cắt mạnh thành các dãy đồi dạng bát úp, độ dốc trên 250, độ cao trung bình trong khoảng 400m - 850m so với mực nƣớc biển.

+ Địa hình núi thấp lƣợn sóng: Phân bố ở trung tâm huyện và khu vực phía Nam huyện, độ cao trung bình khoảng 600m, thuộc các xã Ea Nam, xã Ea Tir, xã Ea Ral, xã Ea Khal, xã Dliê Yang, xã Ea Sol, xã Ea Hiao, độ dốc từ 50 – 150.

+ Địa hình thung lũng: Phân bố dọc ven các suối Ea H’Leo, suối Ea Drăng, suối Ea Khal, suối Ea Sol, suối Ea Wy, độ dốc phổ biến dƣới 8º, địa hình tƣơng đối bằng phẳng.

* Tài nguyên đất:

Theo kết quả điều tra nông hoá thổ nhƣỡng tại Bảng 2.1 và Hình 2.2 cho thấy đất đai của huyện bao gồm các nhóm đất sau:

- Nhóm đất nâu đỏ phát triển trên đá mẹ Bazan (Fk) diện tích 51.589 ha (chiếm 38,64% diện tích tự nhiên), nhóm đất này phân bố trên các địa hình lƣợn sóng (chủ yếu ở khu vực trung tâm), có tầng canh tác dày, rất giàu dinh dƣỡng, rất thích hợp cho phát triển cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả.

- Nhóm đất xám phát triển trên đất Granit (Xa) diện tích 27.527 ha (chiếm 20,62% diện tích tự nhiên), nhóm đất này chủ yếu phân bố ở Phía Tây và Phía Bắc, có tỷ lệ cát cao, kết cấu kém bền vững, tầng canh tác mỏng, giữ nƣớc kém, việc xây dựng công trình thủy lợi không thuận lợi đặc biệt là đắp đập, hiện tƣợng xói lở diễn ra khá phổ biến.

Bảng 2.1. Cơ cấu từng loại đất huyện Ea H’Leo năm 2015 STT Nhóm đất Ký hiệu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích 133.512 100

1 Đất nâu đỏ phát triển trên đá mẹ Bazan (Fk) 51589 38,64 2 Đất xám phát triển trên đất Granit (Xa) 27417 20,54 3 Đất đỏ vàng phát triển trên đá Granit và

đá phiến sét (Fa) 28704 21,50

4 Đất xói mòn trơ sỏi đá (E) 19090 14,30

5 Đất nâu thẫm trên sản phẩm phong hoá

của đá bọt và Bazan (Ru) 2049 1,53

6 Đất nâu thẫm trên sản phẩm bồi tụ của đá

Bazan (Rk) 360 0,27

7 Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq) 2150 1,61 8 Đất nâu thẫm trên đá Bazan (Rk) 360 0,27

9 Đất dốc tự (D) 428 0,32

10 Đất nâu vàng trên đá Ba zan (Fu) 525 0,39 11 Đất nâu đỏ trên đá phiến sét (Fs) 400 0,30 12 Đất nâu tím trên đá Mácma (Ft) 440 0,33

(Nguồn: Quy hoạch sử dụng đất huyện Ea H’Leo giai đoạn năm 2015 – 2020)

- Nhóm đất đỏ vàng phát triển trên đá Granit (Fa) và đá phiến sét với diện tích 28.814 ha (chiếm 21,58% diện tích tự nhiên), nhóm đất này phân bố tại vùng có địa hình đồi núi thấp, chia cắt mạnh (chủ yếu ở ranh giới phía Đông và Đông Bắc), nghèo chất dinh dƣỡng và tầng mỏng, có lẫn đá.

Hình 2.2. Cơ cấu từng loại đất huyện Ea H’Leo năm 2015

- Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá (E) với diện tích 19.190 ha (chiếm 14,37% diện tích tự nhiên), nhóm đất này phân bố ven sông, suối (chủ yếu ở Phía Tây và Tây Bắc) có nhiều hạn chế dinh dƣỡng do độ sâu tầng đá cứng kết von, sỏi đá nổi lên mặt.

Ngoài ra còn có các nhóm đất khác với tỷ lệ thấp nhƣ: nhóm đất nâu thẫm trên sản phẩm phong hoá của đá bọt và Bazan (Ru) diện tích 2.049 ha; đất nâu thẫm trên sản phẩm bồi tụ của đá Bazan (Rk) diện tích 380 ha; đất vàng nhạt trên đá cát (Fq): 2.200 ha; đất nâu thẫm trên đá Bazan (Rk): 380 ha; Đất dốc tự (D): 448 ha; Đất nâu vàng trên đá Ba zan (Fu): 530 ha; Đất nâu đỏ trên đá phiến sét (Fs): 400 ha; Đất nâu tím trên đá Mácma (Ft): 480 ha.

* Cơ cấu đất:

Huyện Ea H’Leo có tổng diện tích tự nhiên là 133.407 ha

Về sử dụng: Đất nông nghiệp có diện tích là 120.851 ha, chiếm 90,59% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó đất trồng cây công nghiệp lâu năm chiếm phần lớn diện tích. Đất cây hàng năm chủ yếu là đất trồng lúa, trồng cỏ và cây công nghiệp ngắn ngày. Đất lâm nghiệp có rừng diện tích là 44.553 ha, chiếm 33,40%. Đất phi nông nghiệp có diện tích 6.386 ha. Đất chƣa sử dụng còn 1.846 ha.

Bảng 2.2. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Ea H’Leo năm 2015.

Tổng số Cơ cấu %

TỔNG SỐ 133.407 100,0

Đất nông nghiệp 120.851 90.59

- Đất sản xuất nông nghiệp 76.134 57.07

+ Đất trồng cây hàng năm 17.970 13.47

* Đất trồng lúa 1.550 1.16

* Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 0 0.00

* Đất trồng cây hàng năm khác 16.420 12.31

+ Đất trồng cây lâu năm 58.164 43.60

- Đất lâm nghiệp có rừng 44.553 33.40 + Rừng sản xuất 41.653 31.22 + Rừng phòng hộ 2.890 2.17 + Rừng đặc dụng 9,13 6.84 - Đất nuôi trồng thuỷ sản 163,38 122.18 - Đất làm muối 0 0.00 - Đất nông nghiệp khác 0 0.00

Tổng số Cơ cấu % - Đất ở 1.078 0.81 + Đất ở đô thị 107 80.21 + Đất ở nông thôn 970 727.10 - Đất chuyên dùng 3.334 2.50 + Đất trụ sở cơ quan, CTSN 117 87.70 + Đất quốc phòng, an ninh 829 621.41

+ Đất sản xuất, kinh doanh phi NN 136 101.94

+ Đất có mục đích công cộng 2.252 1.69

- Đất tôn giáo, tín ngƣỡng 0,8 0.60

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa 127 95.20

- Đất sông suối và mặt nƣớc ch.dùng 1.846 1.38

- Đất phi nông nghiệp khác 0.23 0.17

Đất chƣa sử dụng 6.170 4.62

- Đất bằng chƣa sử dụng 0.00

- Đất đồi núi chƣa sử dụng 6.170 4.62

- Núi đá không có rừng cây 0 0.00

(Nguồn: Phòng Tài nguyên & môi trường huyện Ea H’Leo)

c. Khí hậu

Huyện Ea H’Leo nằm trong vùng cao nguyên trung phần có độ cao từ khoảng 400 - 850m so với mặt nƣớc biển, chịu ảnh hƣởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất khí hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm, có xen kẽ khí hậu thung lũng, mỗi năm có hai mùa rõ rệt: mùa mƣa và mùa khô.

Mùa mƣa bắt đầu từ tháng 4 đến hết tháng 11, tập trung 85% lƣợng mƣa trong năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lƣợng mƣa không đáng kể.

Do vị trí địa lý của xã nằm ở vĩ độ thấp nên xã Ea H’Leo nhận đƣợc nhiều năng lƣợng bức xạ mặt trời và ít bị ảnh hƣởng của gió mùa Đông Bắc. Những yếu tố trên cho thấy điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp nhƣ: lúa, hoa màu, lƣơng thực, cây công nghiệp ngắn và dài ngày.

Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm cao(25 – 290C). Tổng tích ôn từ 9.400 – 9.7000. Bức xạ mặt trời tƣơng đối cao: mùa khô khoảng 400 – 500 calo/cm2/ngày

- Nhiệt độ trung bình hàng năm: 210 – 270C.

- Lƣợng mƣa trung bình hàng năm:1.500 đến 1.600 mm.. - Độ ẩm trung bình hàng năm: 80%.

- Gió mùa:

Hƣớng gió mùa mƣa là gió Tây Nam, gió nhẹ với tốc độ gió từ 3,0 m/s; Hƣớng gió thịnh hành mùa khô là gió Đông Bắc với tốc độ từ 2,8 – 3,8 m/s.

c. Tài nguyên thiên nhiên

- Tài nguyên rừng:

Diện tích đất lâm nghiệp 53.606 ha, trong đó rừng sản xuất 50.873ha, rừng phòng hộ 2.725ha, rừng đặc dụng 7,54 ha. Giá trị sản xuất (giá CĐ 2010) đạt 6 tỷ đồng. Trong những năm qua chủ yếu chuyển đổi trong nội bộ đất lâm nghiệp theo kết quả rà soát 3 loại rừng của tỉnh Đắk Lắk, tiếp tục trồng mới rừng sản xuất trên diện tích đất trống và đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả. Với Tỷ lệ độ che phủ đạt 39% năm 2014 tạo nên sự đa dạng các chủng loại thực vật và cũng là nơi đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trƣờng và kiểm soát lũ lụt.

- Tài nguyên nƣớc:

+ Nguồn nước mặt

mặt trên địa bàn huyện Ea H’Leo khá phong phú, mật độ bình quân 0,35- 0,55km/km2, mạng lƣới sông, suối dày đặc; chủ yếu thuộc lƣu vực nhánh suối Ea H’Leo bắt nguồn từ núi Ea Ban cao 720m, nhập vào dòng chính Sêrêpôk trên đất Campuchia.

Phần ranh giới huyện có 3 tiểu lƣu vực chính: lƣu vực Ea H’Leo diện tích 304,2km2, dài 82km. Lƣu vực Ea Drăng diện tích 119,9 km2

, dài 68km. Lƣu vực Ea H’Lốp diện tích 165,1 km2

, dài 79km.

Chế độ dòng chảy trên các sông, suối trong lƣu vực chịu ảnh hƣởng của chế độ mƣa. Tƣơng ứng với 2 mùa: mùa mƣa tƣơng ứng dòng chảy lũ, mùa khô tƣơng ứng dòng cạn trên các sông, suối. Do có lƣợng mƣa lớn nên dòng chảy các sông, suối khá dồi dào. Tuy nhiên do sự phân bố mƣa ở các khu vực trong toàn vùng rất khác nhau nên phân phối dòng chảy trong năm trên các sông, suối ở các khu vực cũng khác nhau. Trong đó, suối Ea H’Leo 2,50 tỷ m3/năm, suối Ea H’Lốp 1,38 tỷ m3/năm, suối Ea Drăng 2,38 tỷ m3/năm.

Nhìn chung, trên các tiểu lƣu vực mạng lƣới các nhánh sông, suối khá dày đặc và phân bố đều. Đây là điểm thuận lợi cho việc cấp nƣớc cho sản xuất và sinh hoạt cũng nhƣ phát triển thủy lợi, thủy điện vừa và nhỏ, mặt khác còn ảnh hƣởng trực tiếp đến các vùng hạ du rộng lớn, do đó việc khai thác, sử dụng nguồn nƣớc trên lƣu vực cần đƣợc xem xét trên quan điểm chung vì lợi ích toàn vùng.

+ Nguồn nước ngầm

Theo nghiên cứu của Cục địa chất và khoáng sản Việt Nam và kết quả điều tra của Sở Công nghiệp Đăk Lăk cho thấy, nƣớc ngầm trên địa bàn thuộc khu vực dự án tập trung ở các khối bazan, trong các trầm tích Holocen phân bố rải rác, chiều dày nhỏ, nghèo nƣớc, không có áp hoặc áp lực cục bộ. Lƣu lƣợng tại các lỗ khoan dao động trong khoảng 0,78-9,02l/s. Nƣớc có độ khoáng hóa khoảng 0,027-0,36 g/l. Độ sâu phân bố từ 15 – 120m.

- Nƣớc ngầm trên địa bàn hình thành khe nứt lỗ hổng trong tầng banzan chiều sâu 10m - 20m.

- Mô dun dòng ngầm trong bazan: 8 đến 10 l/s.km2. - Nƣớc có độ khoáng hóa từ 0,027 - 0,36g/l.

Hiện nƣớc trong tầng bazan là nguồn nƣớc cung cấp chủ yếu cho sinh hoạt, ăn uống,…trên địa bàn huyện; Hệ chứa nƣớc trầm tích, biến chất (Macma): Tuy có hạn chế về mức độ chứa nƣớc, dẫn nƣớc nhƣng cũng có giá trị với việc cung cấp nƣớc cho sinh hoạt, tƣới tiêu, chăn nuôi, nhất là các khu vực hạn hán trên địa bàn huyện.

2.1.2. Đặ đ ểm tìn ìn n tế ở uyện E H’Leo a. Tăng trưởng kinh tế

- Về tăng trƣởng kinh tế và cơ cấu kinh tế chung của tỉnh: bản chất, cơ cấu kinh tế trong nền kinh tế của một tỉnh đƣợc thể hiện trong Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH. Đối với các tỉnh Tây Nguyên, ngày 18/7/2012 Thủ tƣớng Chính phủ mới phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH vùng Tây Nguyên đến năm 2020 tại Quyết định số 936/QĐ-TTg. Theo đó, đã thể hiện quan điểm phát triển, mục tiêu phát triển và định hƣớng phát triển các ngành, lĩnh vực của các tỉnh Tây Nguyên. Đối với tỉnh Đắk Lắk, hiện đang thực hiện rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 và định hƣớng đến năm 2030. Trong nội dung Báo cáo rà soát quy hoạch đã có nội dung đánh giá hiện trạng phát triển KTXH của tỉnh từ năm 2009-2013 và các lợi thế, hạn chế, cơ hội, thách thức, bao gồm tất cả các ngành, lĩnh vực. Báo cáo đƣợc xây dựng, hình thành trên cơ sở bối cảnh, tình hình KTXH đất nƣớc, khu vực Tây Nguyên và tỉnh Đắk Lắk. Các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển KTXH giai đoạn đến năm 2030 đã đƣợc rà soát, điều chỉnh trên cơ sở đề xuất của các ngành; phù hợp với định hƣớng phát triển của các ngành, lĩnh vực. Đồng thời, các chỉ tiêu, định hƣớng điều

chỉnh, bổ sung cũng chính là các chỉ tiêu “tái cơ cấu” tổng thể phát triển kinh tế - xã hội để tỉnh triển khai thực hiện.

- Về tái cơ cấu kinh tế trong từng ngành, lĩnh vực

Theo Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 19/02/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ về phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trƣởng theo hƣớng nâng cao chất lƣợng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013-2020, tái cơ cấu kinh tế tập trung vào 03 trọng tâm:

Tái cơ cấu đầu tƣ (trọng tâm là đầu tƣ công); Tái cơ cấu hệ thống tài chính – ngân hàng (trọng tâm là các tổ chức tín dụng); Tái cơ cấu doanh nghiệp (trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty nhà nƣớc).

Tại tỉnh, 03 trọng tâm này đang triển khai thực hiện: Tái cơ cấu đầu tƣ đầu tƣ: Trong những năm gần đây, tỉnh đã đổi mới căn bản cơ chế phân bổ và quản lý sử dụng vốn, khắc phục tình trạng đầu tƣ dàn trải, phân tán và nâng cao hiệu quả đầu tƣ nhà nƣớc; đã ban hành các chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tƣ tƣ nhân vào phát triển hạ tầng, phát triển các ngành, các sản phẩm có lợi thế, có tiềm năng phát triển.

Đối với đầu tƣ công, với đặc thù của tỉnh hàng năm nhận hỗ trợ từ ngân sách Trung ƣơng trên 50%, việc đảm bảo lƣợng vốn đầu tƣ công cân đối hàng năm và trong trung hạn là rất hạn chế; chỉ tập trung thanh toán nợ và giải quyết cho một số công trình bức xúc, cần thiết. Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng các nguồn vốn đầu tƣ công (bao gồm vốn NSNN, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn tín dụng đầu tƣ của Nhà nƣớc, vốn của DNNN), Luật Đầu tƣ công đang đƣợc xây dựng, hoàn chỉnh sẽ làm cơ sở để các cơ quan, địa

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện EA hleo, tỉnh đắk lắk (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)