6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
1.4. KINH NGHIỆM GIẢM NGHÈO Ở CÁC ĐỊA PHƢƠNG Ở VIỆT NAM
NAM VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO HUYỆN EA H’LEO
Trong hơn 15 năm vừa qua, nền kinh tế nƣớc ta có những bƣớc phát triển vƣợt bậc. Từ năm 1991-1995, bình quân hàng năm tốc tộ tăng trƣởng theo GDP là 8,2%, 3 năm 2001 - 2003, mức tăng trƣởng bình quân trên 7%, đứng hàng thứ hai tại Châu Á (sau Trung Quốc). Nhờ đó, mỗi năm nƣớc ta đã giải quyết đƣợc nhiều việc làm mới. Nhờ kinh tế tăng trƣởng, thu ngân sách tăng, Nhà nƣớc có điều kiện đầu tƣ nhiều hơn cho các chƣơng trình xã hội và xoá đói giảm nghèo. Số hộ nghèo giảm mỗi năm trên 2%. Tuy nhiên, từ năm 1997 - 1998 do tác động của khủng hoảng kinh tế khu vực, tăng trƣởng kinh tế giảm sút, một số hoạt động kinh tế lâm vào trì trệ, nhiều loại sản phẩm tồn đọng với số lƣợng lớn. Hơn nữa trong những năm gần đây, thiên tai liên tục xảy ra trên diện rộng. Do đó, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn đang có xu hƣớng gia tăng. Theo đánh giá của Bộ Lao động thƣơng binh và Xã hội tỷ lệ nghèo giảm từ 58% vào năm 1993 xuống chỉ còn 14,5% vào năm 2008, vậy trong vòng 15 năm tỷ lệ hộ nghèo giảm đi ¾, tƣơng đƣơng gần 25 triệu ngƣời Việt Nam đã thoát nghèo. Nhƣ vậy, đối với nƣớc ta, giữa tăng trƣởng kinh tế, phát triển xã hội và xoá đói giảm nghèo có mối quan hệ biện chứng với nhau. Tăng trƣởng kinh tế là điều kiện vật chất, nội lực để giảm nghèo; giảm nghèo là mục tiêu, động lực của phát triển kinh tế - xã hội, là tiền đề cơ bản đảm bảo cho sự ổn định, chính trị - xã hội để phát triển kinh tế. Do đó, giải pháp cơ bản là phải làm cho chƣơng trình giảm nghèo trở thành một bộ phận cơ bản trong chiến lƣợc, chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc gắn liền với tăng trƣởng bền vững và hạn chế tác động của thiên tai.
Giảm nghèo gắn với phát triển kinh tế bằng chủ động, tự lực, vƣơn lên của ngƣời nghèo, cộng đồng, các cấp và Nhà nƣớc cùng với sự tranh thủ giúp
đỡ của bạn bè quốc tế. Quan điểm này thể hiện giảm nghèo phải bằng sức mạnh tổng hợp, sức sáng tạo với các nguồn lực của ngƣời nghèo, của cộng đồng, của Nhà nƣớc và toàn xã hội. Trƣớc hết, làm cho ngƣời nghèo, vùng nghèo không ỷ lại, thụ động, chờ cứu giúp, mà tự cứu mình bằng vƣơn lên chính bằng lao động, đất đai tài nguyên thiên nhiên và đổi mới cung cách làm ăn, có sự hỗ trợ của cộng đồng và Nhà nƣớc. Thực tế ở nƣớc ta có nhiều vùng nghèo, hộ nghèo đƣợc chính phủ và cộng đồng trợ giúp rất nhiều nhƣng vẫn khó khăn trong việc thoát nghèo. Điều đó có nguyên nhân quan trọng từ phía ngƣời nghèo. Hoặc là khả năng làm ăn, hoặc là thiếu nghị lực để loại bỏ những thói hƣ tật xấu, tập tục lạc hậu. Vì thế, trong việc trợ giúp ngƣời nghèo, Việt Nam đã tổng kết đƣợc phƣơng trâm rất xác đáng là “cho mƣợn cần câu hơn là cho xâu cá ”.
Chính phủ và chính quyền các cấp cần dành các nguồn lực về vốn, kỹ thuật tạo môi trƣờng pháp lý, tâm lý xã hội, tranh thủ sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế, coi đó là trách nhiệm, tình cảm, không chỉ đối với ngƣời nghèo mà là sự phát triển bền vững của đất nƣớc. Những năm gần đây nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế đã thực sự giúp đỡ tiền bạc và kinh nghiệm cho Việt Nam giảm nghèo. Sự giúp đỡ, tài trợ của Ngân hàng thế giới, Hội phụ nữ quốc tế, các tổ chức phi Chính phủ của Anh, Cộng hoà liên bang Đức, Thuỵ Điển... đã có đóng góp thiết thực trong việc giảm nghèo ở Việt Nam.
Nhờ có chính sách đổi mới khởi đầu từ năm 1986, Việt Nam đã đạt đƣợc nhiều thành tựu trong việc chuyển từ một nền kinh tế trì trệ thành một trong nhƣng nền kinh tế tăng trƣởng nhanh nhất thế giới. Hơn nữa, thành quả của sự tăng trƣởng đƣợc chia sẽ rộng rãi, dẫn đến sự cải thiện đáng kể trong mức sống tuyệt đại đa số bộ phận ngƣời dân và giúp giảm nghèo nhanh. Hiện trạng và đặc thù của nghèo ở Việt Nam hiện nay là một trong những kết quả chính của sự phát triển kinh tế ấn tƣợng của Việt Nam trong 15 năm qua, nếu
sử dụng chuẩn nghèo của Tổng cục Thống kê đƣợc xây dựng theo cách tiếp cận quốc tế, tỷ lệ nghèo giảm từ 58% vào năm 1993 xuống chỉ còn 14,5% vào năm 2008. Các chỉ tiêu phi thu nhập khác nhƣ tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản và hạ tầng cơ sở (giáo dục, y tế, điện, đƣờng, nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng) cũng khẳng định xu hƣớng cải thiện đáng kể. Từ đó, Việt Nam gần đây đã ra khỏi danh sách các nƣớc nghèo để trở thành một nƣớc thu nhập trung bình ở mức thấp và điều này đánh dấu một bƣớc phát triển mới về chất lƣợng giảm nghèo của Việt Nam.
1.4.1. K n ng ệm g ảm ng èo ủ uyện Kon R y tỉn Kon Tum
Công tác giảm nghèo của huyện Kon Rẫy trong những năm qua đã đạt đƣợc những thành công đáng kể. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 51,91% đầu năm 2006 xuống còn 23,18% năm 2010.
Qua 5 năm (2006-2010) đã cho 3.377 lƣợt hộ nghèo đƣợc vay vốn, tổng vốn dƣ nợ trên 37.442 triệu đồng, bình quân 11 triệu đồng/hộ. Hàng năm có khoảng 200 hộ đƣợc thoát nghèo từ vốn vay tín dụng ƣu đãi, duyệt đƣợc 252 dự án chính sách giải quyết việc làm với tổng số vốn là 5.117 triệu đồng, thu hút đƣợc 430 lao động có việc làm mới. Huyện đƣợc Trung ƣơng hỗ trợ trên 2.975 triệu đồng theo các chƣơng trình mục tiêu nhƣ trợ giá giống cây lƣơng thực, các mặt hàng chính sách, vận chuyển sản phẩm địa phƣơng…. Nhiều mô hình thử nghiệm trồng trọt và chăn nuôi đƣợc nông dân quan tâm thực hiện, nhiều hộ nghèo đã biết tiếp cận và áp dụng kỹ thuật canh tác khoa học, triển khai nuôi trồng nhiều loại giống cây, con nuôi có năng suất, chất lƣợng cao, góp phần đảm bảo an ninh lƣơng thực, giảm nghèo bền vững. Từ năm 2006-2010 số lƣợt ngƣời nghèo đã đƣợc đào tạo nghề 528 lƣợt ngƣời học nghề ngắn hạn chăn nuôi, thú y, trồng trọt. Có khoảng 40% số ngƣời nghèo phát huy đƣợc kiến thức đã học để áp dụng vào sản xuất, 100% số ngƣời nghèo đã đƣợc đào tạo nghề có nhu cầu vay vốn sản xuất, kinh doanh đều
đƣợc vay vốn.
Trong giai đoạn 2006-2010 ngân sách Nhà nƣớc đã đầu tƣ 27.582 triệu đồng để xây dựng 99 công trình thiết yếu (gồm: 33 công trình giao thông, 8 công trình thuỷ lợi, 25 công trình nƣớc sạch, 7công trình cấp điện, 26 công trình trƣờng học...). Hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các xã nghèo đã có bƣớc phát triển nhanh, nhất là hệ thống giao thông. Đến cuối năm 2010 chỉ còn 7/7 xã, thị trấn có đƣờng ô tô đến đƣợc trung tâm xã, mạng lƣới điện đã đến 100% xã, thị trấn với trên 90% số hộ đƣợc sử dụng điện; có 89,20% số hộ đƣợc sử dụng nƣớc sinh hoạt hợp vệ sinh, tất cả các xã đều có trƣờng tiểu học và trung học cơ sở, 100% số xã có trạm y tế v.v.. Tổng kinh phí triển khai thực hiện dự án sản xuất, phát triển ngành nghề giai đoạn 2006-2010 là 3.404 triệu đồng đầu tƣ hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao nhƣ bò lai sind, giống lúa lai, giống cây ăn quả, ngan pháp và máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nhƣ máy cày tay, máy phun thuốc trừ sâu, máy bốc hạt ngô...
* Chính sách hỗ trợ người nghèo về đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt
Hỗ trợ cải thiện nhà ở : 754 hộ với kinh phí 4.418 triệu đồng. Hỗ trợ đất ở cho : 86 hộ với diện tích 1,3 ha kinh phí 7,77 triệu đồng ( Số hộ thiếu đất ở còn lại chƣa thực hiện của của chƣơng trình 132/CP). Hỗ trợ nƣớc sinh hoạt phân tán: 23 hộ với kinh phí 8,28 triệu đồng, hỗ trợ nƣớc sinh hoạt tập trung 01 công trình với kinh phí 217 triệu đồng.
Những bài học rút ra trong công tác giảm nghèo ở Kon Rẫy-Kon Tum:
Thứ nhất, phải tiến hành điều tra chu đáo, cặn kẽ xây dựng đƣợc cơ sở dữ liệu đầy đủ, chính xác, với những phân tích có căn cứ khoa học, thực tiễn các vùng nghèo đói khác nhau. Trên cơ sở đó xác định đƣợc quy mô, tính chất, mức độ nghèo đói, nguyên nhân nghèo đói của từng vùng khác nhau. Đây là cơ sở để có những chính sách, biện pháp giải quyết cụ thể, vừa là cơ sở
để "đo đếm " đánh giá kết quả đạt đƣợc, định ra phƣơng hƣớng, giải pháp phù hợp có hiệu quả trong tiến trình thực hiện XĐGN.
Thứ hai, giảm nghèo phải luôn đƣợc coi là mục tiêu xuyên suốt trong chiến lƣợc phát triển, là một bộ phận quan trọng trong kế hoạch KT-XH hàng năm, 5 năm của huyện. Huyện phải có chính sách, giải pháp giảm nghèo rõ ràng, cụ thể và có tính khả thi đối với từng vùng, phù hợp với các nhóm đối tƣợng theo nguyên tắc "cho cần câu hơn cho xâu cá" và phân cấp mạnh cho cơ sở.
Thứ ba, phải tuyên truyền, quán triệt, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và ngƣời dân về giảm nghèo. Sao cho công cuộc giảm nghèo phải huy động đƣợc tất cả các cấp, các ngành, toàn xã hội tham gia, không ai là ngƣời ngoài cuộc, trong đó ý chí và quyết tâm của chính các hộ nghèo là nhân tố quyết định. Những hộ nghèo đói thƣờng hay gặp nhiều khó khăn, ít hiểu biết, không nắm đƣợc thông tin, ít đƣợc tham gia vào quá trình phát triển, ít có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ công v.v... Bản thân họ dễ bị mặc cảm, tự ti. Do vậy, để phát huy đầy đủ nội lực trong công cuộc giảm nghèo, trƣớc hết phải làm cho các hộ nghèo vƣợt qua đƣợc những mặc cảm, tự ti vốn có của họ; bảo đảm cho họ đƣợc tham gia vào mọi hoạt động của chƣơng trình giảm nghèo từ việc xác định đối tƣợng thụ hƣởng đến lập kế hoạch, triển khai thực hiện ở thôn, bản, xã, quản lý nguồn lực, giám sát, đánh giá v.v...
Thứ tư, phải thấy rõ vấn đề giảm nghèo là một nhiệm vụ khó khăn, phức tạp và lâu dài. Nó liên quan đến nhiều mục tiêu cả kinh tế lẫn xã hội, liên quan đến hoạt động của nhiều ngành và các cấp chính quyền khác nhau. Vì vậy, để đạt đƣợc hiệu quả giảm nghèo phải có sự phối hợp tích cực và đồng bộ của các cấp, các ngành chức năng, các tổ chức hội, đoàn thể quần chúng; đồng thời phải có sự lồng ghép tất cả các hoạt động, các chƣơng trình, dự án đầu tƣ giảm nghèo.
Thứ năm, phải làm tốt công tác tổ chức, cán bộ, củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo các cấp, nhất là cấp xã là một trong những yếu tố thành công trong quá trình thực hiện. Kinh nghiệm thực tế đã cho thấy, ở đâu có Ban giảm nghèo xã mạnh thì ở đó hoạt động giảm nghèo đạt kết quả tốt.
Sáu là, bản thân ngƣời nghèo, vùng nghèo phải quyết tâm, tự vƣơn lên thoát nghèo thì hiệu quả giảm nghèo mới cao.
1.4.2. K n ng ệm g ảm ng èo ủ uyện I P , tỉn G L
Công tác giảm nghèo của huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai giai đoạn 2010- 2015 cũng đã đạt đƣợc những thành tựu quan trọng. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện (theo chuẩn nghèo 2010-2015) giảm từ 51,15% năm 2011, xuống còn 34,8% năm 2015. Một số bài học kinh nghiệm của huyện trong quá trình thực hiện đó là:
Một là, phải tạo chuyển biến nhận thức thông suốt trong nội bộ Đảng, chính quyền đến quần chúng từ cấp huyện đến cấp xã, thôn về chủ trương giảm nghèo.
Để thực hiện tốt công tác giảm nghèo trƣớc hết phải giải quyết vấn đề nhận thức của đội ngũ cán bộ, đảng viên, đồng thời phải tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân về tính đúng đắn, sáng tạo và cần thiết của chính sách giảm nghèo. Thống nhất tƣ tƣởng, nhận thức đúng về chủ trƣơng giảm nghèo là một đạo lý cao đẹp, là nghĩa vụ, quyền lợi và trách nhiệm của mỗi công dân. Từ đó, ngƣời dân sẽ quan tâm, tham gia tích cực, có trách nhiệm với việc giảm nghèo. Chƣơng trình giảm nghèo của Đảng và Nhà nƣớc sẽ đóng vai trò quan trọng để nâng cao chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân song sẽ khó thành công nếu không có sự chung sức, đồng lòng của chính quyền và toàn thể nhân dân trong huyện.
Hai là, lãnh đạo các ban, ngành đoàn thể ở địa phương phải làm tốt công tác tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân tham gia.
Quá trình thực hiện giảm nghèo chúng ta thấy rằng ngƣời dân là đối tƣợng quan trọng, trực tiếp nhất đối với chủ trƣơng giảm nghèo. Ngƣời dân có thông suốt thì họ mới phối hợp cùng chính quyền thực hiện các chủ trƣơng, chƣơng trình và đƣa ra giải pháp thực hiện có hiệu quả cao, nhanh chóng và sâu rộng nhất. Để làm tốt vấn đề chuyển biến nhận thức thì công tác truyền thông ở các cấp nhƣ: loa phát thanh, đài, báo, xây dựng mô hình tham quan thực tế.
Công tác tuyên truyền phải làm cho ngƣời dân thấy đƣợc rõ ý nghĩa của việc chống lại cái nghèo, bất bình đẳng xã hội; nâng cao khả năng tiếp cận những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến của thế giới.
Ba là, các cấp, các ngành phải kịp thời đưa ra những giải pháp thích hợp trợ giúp và chính sách chăm lo cho người dân kịp thời.
Muốn thực hiện tốt chủ trƣơng giảm nghèo, chúng ta không chỉ dừng lại ở việc nhận thức mà bởi thực tiễn luôn phải thay đổi, yêu cầu phải đƣa ra các biện pháp trợ giúp cho ngƣời nghèo và hỗ trợ các chính sách tối ƣu cho họ, không có một giải pháp nào đúng đắn có hiệu quả với tất cả các giai đoạn, tất cả các địa phƣơng, nên không thể máy móc mà cần tìm ra các giải pháp cụ thể thích hợp. Trong quá trình thực hiện chủ trƣơng giảm nghèo còn những hạn chế và hậu quả để lại, ngƣời dân là đối tƣợng phải gánh chịu hậu quả trƣớc tiên. Vì vậy, các ban ngành cần có chính sách kịp thời tạo điều kiện, giúp họ về vật chất tinh thần để có niềm tin vƣơn lên trong cuộc sống. Chống lại cái nghèo đòi hỏi phải có quá trình, vì thế các ban ngành cần đƣa ra những biện pháp, chính sách hỗ trợ giáo dục, y tế, việc làm. Huyện Ia Pa cần phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống, cơ chế, chính sách cho ngƣời nghèo sao cho đồng bộ, hiệu quả thiết thực.
Bốn là, tiếp tục hoàn thiện bộ máy tổ chức thực hiện chính sách trợ giúp xã hội, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ
chuyên trách về giảm nghèo.
Quá trình triển khai thực hiện chủ trƣơng giảm nghèo, huyện Ia Pa luôn coi trọng việc hoàn thiện bộ máy tổ chức thực hiện chính sách xã hội từ cấp huyện đến cấp cơ sở. Bộ máy tổ chức thực hiện phải gọn, hiệu quả, năng động và phải luôn nắm bắt kịp thời những chủ trƣơng, chính sách của cấp trên, kịp thời triển khai sâu rộng, nhanh chóng xuống cơ sở. Bộ máy tổ chức thực hiện cón có trách nhiệm tổng kết, đánh giá quá trình thực hiện tổng kết, đánh giá quá trình thực hiện tham mƣu kịp thời cho đảng, chính quyền các cấp để công tác giảm nghèo có hiệu quả hơn. Bên cạnh đó luôn quan tâm đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo, khắc phục hạn chế trong năng lực chuyên môn của cán bộ chuyên trách.
Năm là, đẩy mạnh các hoạt động, dự án, trợ giúp pháp lý, dạy nghề tạo việc làm, hướng dẫn cách thức khuyến nông cho người nghèo, phát hiện thế