MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện EA hleo, tỉnh đắk lắk (Trang 88)

6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC

THIỂU SỐ Ở HUYỆN EA H’LEO

3.2.1. Đẩy mạn ng tá ỗ trợ sản xuất và p át tr ển ngàn ng ề

Xây dựng môi trƣờng để thu hút các nguồn đầu tƣ để phát triển sản xuất - kinh doanh, tạo việc làm và thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào dân tộc; khai thác có hiệu quả quỹ đất, tài nguyên rừng; tạo môi trƣờng kinh doanh thuận lợi cho đầu tƣ phát triển và sản xuất - kinh doanh cho các thành phần kinh tế trên địa bàn, thực hiện tốt việc lồng ghép các nguồn vốn; ƣu tiên đầu tƣ giải quyết tốt công tác định canh, định cƣ gắn với phát triển kết cấu hạ tầng cho vùng nghèo.

Khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân hợp tác liên doanh đa dạng để tổ chức tiêu thụ hàng hóa. Tạo khuôn khổ pháp lý thích hợp để thúc đẩy thực hiện các hình thức ký kết hợp đồng kinh tế giữa các doanh nghiệp, cá nhân và các cộng đồng tại địa bàn trong sản xuất hàng hóa.

Có chính sách ƣu đãi cho doanh nghiệp không phân biệt thành phần kinh tế trong việc vay vốn tín dụng.

Việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa và từng bƣớc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chú trọng đào tạo nghề là một biện pháp quan trọng để giảm nghèo.

Cần phát triển mạnh mẽ các ngành nghề thƣơng mại, dịch vụ, du lịch, đây là xu hƣớng cơ bản trong tƣơng lai.

Các giải pháp về đất đại, hỗ trợ xây nhà ở đại đoàn kết, sửa chữa nhà. Thực hiện tốt công tác giải tỏa đền bù khi thực hiện các dự án, bố trí tái định cƣ kịp thời để ngƣời dân đồng bào dân tộc bị giải tỏa ổn định sớm an cƣ lạc nghiệp.

3.2.2. Đẩy mạn ng tá đào tạo ng ề và g ả quyết v ệ làm o á ộ ng èo đồng bào ân tộ

Đẩy mạnh thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ; lồng ghép về đối tƣợng, địa bàn, nguồn lực với các chƣơng trình khuyến nông, khuyến lâm để dạy nghề cho ngƣời nghèo đồng bào dân tộc.

Đào tạo nghề và giải quyết việc làm là một trong những động lực cơ bản để giúp ngƣời nghèo thoát nghèo, do đó cần đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, lao động nghèo, con em đồng bào DTTS làm cơ sở để họ tự tạo thêm việc làm mới, nghề mới; từng bƣớc đào tạo đội ngũ nông dân có học vấn và trình độ kỷ thuật phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hóa và xuất khẩu lao động. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh công tác khuyến nông – lâm – ngƣ, hƣớng dẫn các mô hình, cách làm ăn, kỷ thuật trồng trọt, chăn nuôi ... để để ngƣời nghèo có thể khai thác nguồn lực sẳn có của mình, phát triển sản xuất một cách hiệu quả nhất.

Ngƣời nghèo, nằm trong vòng luẩn quẩn của đói nghèo nên tự họ khó có thể thoát ra vòng luẩn quẩn đó, họ rất thiếu thông tin, không có điều kiện để tụ học nghề … Do vậy, cần phải có chính sách tạo điều kiện, hỗ trợ dạy nghề, tập huấn, hƣớng dẫn, cung cấp dịch vụ khuyến nông – lâm – ngƣ miễn phí cho ngƣời nghèo.

3.2.3. Đẩy mạn ng tá t ự ện ín sá tín ụng ƣu đả đố vớ ngƣờ ng èo đồng bào ân tộ

Tiếp tục thực hiện chính sách tín dụng ƣu đãi đối với hộ nghèo và có tính ƣu đãi hơn đối với hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số khi vay vốn sản xuất kinh doanh, học nghề tạo việc làm, xuất khẩu lao động...Gắn cho vay vốn với dạy nghề tạo việc làm, hƣớng dẫn cách làm ăn, khuyến nông, khuyến lâm và chuyển giao khoa học, kỹ thuật vào sản xuất.

Quỹ hỗ trợ phát triển cần đẩy mạnh việc cho vay các dự án trồng rừng nguyên liệu, trồng cây công nghiệp và các cơ sở chế biến gắn với tạo việc làm cho đồng bào dân tộc. Ngân hàng Chính sách xã hội tập trung vốn cho đồng bào vay phát triển kinh tế, thực hiện các dự án trồng cây tiểu điền, chăn nuôi đại gia súc.

Qua phân tích đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng đến nghèo đói trên địa bàn huyện, đã xác định đƣợc nhân tố thiếu vốn sản xuất là nhân tố có ảnh hƣởng lớn nhất đến nghèo đói của hộ, đặt biệt là các xã vùng sâu, vùng xa. Do vậy, cần phải có giải pháp huy động tối đa mọi nguồn vốn, đa dạng hóa các loại hình tín dụng để tạo điều kiện cho hộ nghèo tiếp cận đƣợc các nguồn vốn phục vụ nhu cầu sản xuất.

Trong những năm qua, tín dụng cho hộ nghèo trên địa bàn huyện chủ yếu là nguồn vốn từ ngân hàng chính sách xã hội. Tuy nhiên, do nguồn vốn vay có hạn, suất cho vay thấp nên chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển sản xuất của hộ nghèo. Để đẩy mạnh tín dụng đối với hộ nghèo thì bên cạnh việc tiếp tục thực hiện chính sách tín dụng ƣu đãi đối với hộ nghèo từ NHCSXH, cần thực hiện có hiệu quả một số giải pháp sau:

- Mở rộng mạng lƣới quỹ tiết kiệm và huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân để tạo thêm nguồn vốn cho vay ở nông thôn:

Huy động vốn bằng nhiều hình thức khác nhau, nhƣ vốn huy động trong nhân dân thông qua hoạt động tự góp vốn quay vòng, tổ tiết kiệm tín dụng hỗ trợ lẫn nhau để thực hiện chƣơng trình và phát triển kinh tế gia đình.

Các cơ quan mặt trận, đoàn thể của huyện, xã, nhất là Hội phụ nữ cần nhân rộng mô hình xây dựng quỹ tiết kiệm cho hộ nghèo vay không lấy lãi và trả góp hàng tháng để làm vốn và mua sắm phƣơng tiện làm ăn, hiện nay đang phát huy hiệu quả nhằm giúp hộ nghèo vƣơn lên thoát nghèo.

nông thôn:

Có cơ chế chính sách thu hút, kêu gọi các nhà đầu tƣ về nông thôn đối với các lĩnh vực huyện có lợi thế, tiềm năng phát triển. Đặc biệt đối với các dự án đầu tƣ cho sản xuất, chế biến nông sản; sản xuất lúa, ngô, hồ tiêu… có chất lƣợng, sức cạnh tranh cao; cơ giới hóa trong sản xuất, thu hoạch và chế biến; xây dựng những dự án sản xuất kinh doanh có quy mô lớn để khai thác thế mạnh vốn có của địa phƣơng. Đồng thời ƣu tiên, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tƣ kinh doanh về nông thôn theo hƣớng ứng vốn để cung ứng các yếu tố đầu vào trong sản xuất nhƣ: máy móc, thiết bị, giống, phân bón và bao tiêu sản phẩm cho nhân dân để giảm áp lực về vốn và ổn định đƣợc sản phẩm đầu ra, tạo sự gắn kết 4 nhà: Nhà nƣớc – nhà khoa học – nhà doanh nghiệp – nhà nông.

Bên cạnh đó, cần định hƣớng, khuyến khích hình thành các hợp tác xã, tổ hợp tác ngay tại nông thôn nhằm phát huy nội lực, huy động đƣợc nguồn vốn trong nhân dân, khuyến khích hoạt động theo mô hình ứng vốn để cung ứng các yếu tố đầu vào trong sản xuất nông nghiệp và bao tiêu sản phẩm đầu ra, tạo đƣợc nguồn vốn tại chỗ trong đầu tƣ sản xuất ở nông thôn.

- Có cơ chế, chính sách kêu gọi các ngân hàng thƣơng mại đầu tƣ kinh doanh trên địa bàn huyện, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh, tránh việc độc quyền (chỉ có một ngân hàng Nông nghiệp & PTNT) cho vay tín dụng nhƣ hiện nay, tạo điều kiện thuận lợi để ngƣời dân tiếp cận vơi nguồn vốn, lãi suất thấp.

- Tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Ngày vì ngƣời nghèo”, vận động nhân dân đóng góp “Quỹ ngƣời nghèo”…

Tiếp tục thực hiện tốt chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo từ NHCSXH, tuy nhiên cần thực hiện tốt hơn một số nội dung sau:

chủ hộ là ngƣời khuyết tật khi vay vốn sản xuất, kinh doanh, học nghề, vay làm nhà ở.

- Đơn giản về điều kiện, thủ tục hồ sơ để ngƣời nghèo dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn ƣu đãi. Đồng thời phải gắn kết việc cho vay ƣu đãi với các chƣơng trình khuyến nông, mô hình sản xuất điển hình.

Trong thời gian qua, việc cho vay ƣu đãi cho hộ nghèo trên địa bàn huyện chƣa đƣợc kết nối đƣợc với các chƣơng trình khuyến nông, hƣớng dẫn kỷ thuật, cách làm ăn cho hộ nghèo, do vậy việc sử dụng vốn vay ƣu đãi chƣa mang lại hiệu quả cao, có nhiều hộ không có khả năng thanh toán nợ vay. Muốn sử dụng vốn vay ƣu đãi để đạt đƣợc mục tiêu xóa đói giảm nghèo thì cần phải nâng cao trình độ sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi và nắm bắt thông tin về thị trƣờng của hộ nghèo.

Do vậy, trong thời gian tới cần phải quan tâm lồng ghép cùng với việc cho vay ƣu đãi phải kết hợp với các chƣơng trình khuyến nông, khuyến lâm … gắn kết các chƣơng trình hƣớng dẫn áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật sản xuất, cách làm ăn, mô hình sản xuất có hiệu quả cần nhân rộng … để hộ nghèo biết cách làm ăn, áp dụng đƣợc tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất tạo ra sản phẩm có chất lƣợng, năng suất cao, có thị trƣờng đầu ra để ổn định đƣợc thu nhập.

Gắn vay vốn tạo việc làm tại chỗ hoặc xuất khẩu lao động với đào tạo, dạy nghề, giới thiệu, hƣớng dẫn tìm kiếm việc làm, tạo điều kiện cho ngƣời nghèo có việc làm ổn định, tăng thu nhập.

- Cần phải tăng mức vay cho hộ nghèo, tùy theo dự án sản xuất cụ thể nhƣng mức vay bình quân phải từ trên 35 triệu đồng trên 1 hộ, thời hạn vay từ 24 tháng trở lên mới đảm bảo nguồn vốn tối thiểu và thời gian cần thiết để hộ đầu tƣ, tái sản xuất và thanh toán nợ vay. Giải quyết kịp thời cho hộ nghèo có nhu cầu vay vốn để sản xuất, kinh doanh tăng thu nhập ổn định vƣơn lên thoát nghèo.

- Thực hiện đúng, nghiêm túc quy trình tín dụng từ khâu xét duyệt, cho vay và cuối cùng là thu nợ, thu lãi có ý nghĩa quan trọng, quyết định chất lƣợng tín dụng của NHCSXH. Nó tạo điều kiện thực hiện chế độ tín dụng công khai và dân chủ trong cộng đồng ngƣời nghèo, đồng thời cung ứng vốn kịp thời, đúng đối tƣợng.

- Nâng cao trình độ nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp đối với cán bộ nhân viên của NHCSXH huyện và các đơn vị ủy thác, tổ tiết kiệm vay vốn ở cơ sở. Đặc biệt là cán bộ của tổ tiết kiệm vay vốn ở thôn, buôn là cánh tay nối dài của NHCSXH, là những ngƣời trực tiếp tuyên truyền, giao dịch, hƣớng dẫn vay vốn, sử dụng vốn vay với hộ nghèo. Nhƣng thực tế hiện nay trên địa bàn huyện, đội ngũ cán bộ này, nhất là vùng sâu, vùng xa trình độ, năng lực còn rất hạn chế, chủ yếu là sử dụng những ngƣời đang công tác ở thôn, buôn kiêm nhiệm, hầu hết đều chƣa qua đào tạo. Do vậy công tác tuyên truyền, hƣớng dẫn hộ nghèo các thủ tục vay vốn còn chậm, việc theo dõi, hƣớng dẫn sử dụng vốn vay còn hạn chế. Trong thời gian tới, cần phải rà soát lựa chọn ngƣời làm công tác cho vay hộ nghèo ở thôn, buôn phải đảm bảo có trình độ nhất định, đồng thời thƣờng xuyên tập huấn, hƣớng dẫn nghiệp vụ chuyên môn và một số kỹ năng về xói đói giảm nghèo để họ nắm bắt, trực tiếp hƣớng dẫn hộ nghèo tiếp cận và sử dụng vốn vay ƣu đãi đạt hiệu quả cao nhất để sớm vƣơn lên thoát nghèo.

3.2.4. T ếp tụ đẩy mạn ng tá ỗ trợ y tế, g áo ụ , ơ sở vật ất á để ả t ện đ ều ện sống o ộ ng èo đồng bào ân tộ

a. Hỗ trợ về giáo dục – đào tạo

- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa hỗ trợ giáo dục cho các em học sinh thuộc hộ nghèo đồng bào dân tộc; vận động các tổ chức, đoàn thể, cá nhân hỗ trợ nhƣ: trao học bổng, hỗ trợ dụng cụ học tập, quần áo, phƣơng tiện đi lại …để con em đảm bảo các điều kiện đến trƣờng.

- Đảm bảo 100% con hộ nghèo đồng bào dân tộcđƣợc hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ.

- Tiếp tục triển khai có hiệu quả các mục tiêu của chƣơng trình quốc gia về giáo dục đào tạo: Đổi mới quản lý giáo dục theo hƣớng nâng cao hiệu lực Nhà nƣớc, phân cấp mạnh mẽ nhằm phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các địa phƣơng, các cơ sở giáo dục, ngăn chặn và đẩy lùi tiêu cực. Phát triển đội ngũ giáo viên đảm bảo đủ về số lƣợng, hợp lý về cơ cấu và chuẩn về chất lƣợng, kỹ năng. Chú trọng việc giữ gìn nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo. Thực hiện tốt các chính sách đặc biệt cho ngƣời đang công tác giáo dục ở các vùng khó khăn nhƣ: chế độ lƣơng, phụ cấp cho giáo viên, ƣu tiên đào tạo và các chế độ đãi ngộ khác. Khuyến khích bằng nhiều biện pháp để tăng tỷ lệ giáo viên là ngƣời DTTS nhất là giáo viên mầm non và tiểu học.

- Tiếp tục đầu tƣ thực hiện chƣơng trình kiên cố hóa trƣờng lớp, xóa trƣờng học tranh tre ở các xã, các làng; nâng cấp một số trƣờng học đang xuống cấp. Từng bƣớc đầu tƣ cơ sở vật chất, đồ dùng thiết bị phục vụ giáo dục, nhất là cho bậc mầm non và tiểu học.

- Cần phải đầu tƣ và nâng cao chất lƣợng giáo dục tiểu học và mầm non cao hơn nữa, vì đây là bậc học có ngƣời nghèo và ngƣời DTTS tham gia đông nhất. Mặc dù Ia Pa đã đƣợc công nhận là phổ cập tiểu học nhƣng chất lƣợng ở bậc học này vẫn còn nhiều hạn chế. Trẻ em ở vựng sâu, vựng xa ít đƣợc đến lớp đúng tuổi. Khả năng biết đọc, biết viết tiếng phổ thông của trẻ em DTTS ở bậc học này là rất kém. Khó khăn lớn nhất là đội ngũ giáo viên ít biết tiếng địa phƣơng, học trò vừa phải tập viết vừa phải tập nói cho nên hầu hết học sinh không thể theo kịp chƣơng trình giáo dục cải cách hiện nay. Cần phải có biện pháp khắc phục:

để đến khi lên tiểu học là có thể tập viết đƣợc.

+ Có thể giảm tải một số chƣơng trình giáo dục tiểu học mà chuẩn giáo dục đƣa ra quá khó hoặc chƣa cần thiết với học sinh tiểu học DTTS để các em tập trung vào học chữ phổ thông.

+ Cần phải có sách song ngữ, nhiều giáo cụ minh họa để ngƣời học dễ hiểu và có cảm giác thích thú trong học tập.

+ Giáo viên mầm non và tiểu học cho vùng đồng bào DTTS phải là ngƣời địa phƣơng, hoặc là ngƣời kinh biết tiếng dân tộc. Về trình độ, năng lực chuyên môn có thể cũn hạn chế nhƣng khả năng đọc viết phải thành thạo, phát âm chuẩn, viết chữ đẹp.

- Củng cố và mở rộng quy mô học sinh trong các trƣờng dân tộc nội trú, nâng cao chất lƣợng đầu vào và đầu ra vì đây sẽ là nguồn cung cấp cán bộ là ngƣời DTTS chính cho huyện.

- Tiếp tục thực hiện chính sách miễn đóng góp xây dựng trƣờng, học phí và hỗ trợ sách giáo khoa, giấy vở học sinh cho con em là ngƣời DTTS. Có biện pháp hỗ trợ kịp thời cho con em vùng bị rủi ro (mất mùa, thiên tai) để giảm bớt khó khăn cho các gia đình và hạn chế trẻ em bỏ học. Từng bƣớc quan tâm đến học sinh nghèo ở các cấp cao hơn.

- Hình thành trung tâm dạy nghề ở các huyện để nâng cao năng lực đào tạo nghề tạo cơ hội cho ngƣời dân có việc làm. Có chính sách và tạo cơ hội cho thanh niên nông thôn học hành và tạo việc làm sau khi tốt nghiệp, đẩy

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện EA hleo, tỉnh đắk lắk (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)