Đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho các hộ nghèo ĐBDTTS

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện EA hleo, tỉnh đắk lắk (Trang 28)

6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

1.2.2. Đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho các hộ nghèo ĐBDTTS

Thực tế cho thấy, ngƣời nghèo đồng bào dân tộc thiểu số thƣờng rất khó khăn để tìm việc bởi vì họ chƣa đƣợc học qua các trƣờng lớp đào tạo. Vì vậy, cần phải tạo mọi điều kiện để cho các hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận những công nghệ sản xuất tiên tiến, rèn luyện kỹ năng và phƣơng

pháp làm ăn với những mô hình thiết thực nhất, đơn giản và có hiệu quả. Tổ chức các lớp tập huấn ngắn ngày, vừa học lý thuyết vừa thực hành tại chổ để hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số nắm bắt nhanh và ứng dụng nhanh ngay vào trong sản xuất. Bên cạnh đó nên tổ chức các lớp đào tạo nghề miễn phí cho lao động thuộc hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số giúp cho họ có đƣợc tay nghề vững vàng. Có nhƣ vậy mới tạo cho họ cơ hội tìm việc làm, góp phần giảm nghèo bền vững.

Muốn làm đƣợc điều này, các địa phƣơng phải xây dựng kế hoạch giải quyết việc làm cho ngƣời nghèo để trình duyệt. Căn cứ vào kế hoạch đƣợc duyệt, Sở Lao động – thƣơng binh & Xã hội sẽ ký hợp đồng với các cở sở dạy nghề, hoặc các doanh nghiệp tổ chức dạy nghề cho ngƣời nghèo.

Trong quá trình đào tạo, các địa phƣơng nên lƣu ý đến hình thức đào tạo, ngành nghề đào tạo cho hộ nghèo bởi vì nó sẽ gắn liền với đầu ra tìm việc của mỗi hộ. Nên chú trọng, ƣu tiên dạy nghề vào các mục đích nhƣ: dạy nghề phục vụ xuất khẩu cho ngƣời nghèo, dạy nghề để chuyển đổi từ nông nghiệp sang ngành nghề khác ở khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang phát triển công nghiệp và khu vực đô thị hóa.

Khuyến khích và hỗ trợ việc sử dụng lao động là đồng bào dân tộc; chú trọng phát triển mô hình sản xuất nông lâm nghiệp trên địa bàn để thu hút lao động là đồng bào dân tộc. Không ngừng nâng cao dân trí cho đồng bào; hƣớng dẫn, khuyến khích đồng bào thay đổi tập tục lạc hậu trong sinh hoạt và sản xuất, đây là vấn đề cốt lõi để nâng cao đời sống mọi mặt của đồng bào. Đẩy mạnh đào tạo về kinh doanh cho phụ nữ (và nam giới) ngƣời dân tộc thiểu số nhƣ Chƣơng trình đào tạo về nội dung Khởi nghiệp và Nâng cao hoạt động kinh doanh của bạn. Đào tạo nghề mở rộng cho thanh niên, chú trọng vào các kỹ năng về các lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp tại một nơi cụ thể ở địa phƣơng.

1.2.3. Thực hiện chính sách tín dụng ƣu đã đối với hộ nghèo ĐBDT

Thiếu vốn và chất lƣợng nguồn lực thấp là những cản trở lớn nhất đối với ngƣời nghèo đồng bào dân tộc trong quá trình vƣơn lên thoát nghèo. Do thiếu vốn nên ngƣời nghèo đồng bào dân tộc không có khả năng hƣớng tới những phƣơng án sản xuất mới, đột phá mang lại lợi ích kinh tế cao. Họ chỉ thƣờng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, giá trị sản phẩm thấp, thiếu tính cạnh tranh trên thị trƣờng. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu thông tin thị trƣờng, thiếu kinh nghiệm sản xuất cũng là một trở ngại lớn đối với ngƣời nghèo đồng bào dân tộc. Chính vì thế, giảm nghèo đồng bào dân tộc là phải chú trọng đến việc hỗ trợ ngƣời nghèo tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng, hƣớng dẫn họ cách thức sử dụng và phổ biến kinh nghiệm sản xuất có nhƣ vậy mới giúp ngƣời nghèo phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống dần dần nâng cao mức sống.

Muốn vậy chúng ta cần phải thực hiện những vấn đề sau:

Cần cung cấp tín dụng cho các hộ nghèo đồng bào dân tộc có sức lao động, có nhu cầu về vốn, vay vốn để sản xuất đáp ứng yêu cầu về mức vay, thời hạn vay phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập, tự vƣợt nghèo.

Cần tạo cơ hội cho các đối tƣợng nghèo đồng bào dân tộc đƣợc tiếp cận với tín dụng ƣu đãi của chƣơng trình, đặc biệt khách hàng nghèo đồng bào dân tộc chủ hộ là phụ nữ, hộ có ngƣời tàn tật.

Cần thiết lập các hình thức, cơ chế thu hồi vốn và lãi linh hoạt, có thể phân theo chu kỳ, theo hàng tháng, theo quý hoặc theo năm, hạn chế nợ đọng vốn và lãi.

Cần thiết lập chế tài kiểm soát chặt chẽ nguồn vốn cho vay, để ngƣời vay sử dụng vốn đúng mục tiêu, có hiệu quả.

Để chính sách vay vốn tín dụng phát huy hiệu quả cần lƣu ý: Chỉ thực hiện cho vay đối với những hộ đã đƣợc chính quyền địa phƣơng điều tra, xác

nhận và đƣa vào danh sách hộ nghèo đồng bào dân tộc; ngƣời vay phải tham gia tổ tƣơng trợ và có khả năng hoàn trả nợ. Việc xác định khả năng hoàn trả nợ do tổ và cán bộ tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội thực hiện, trên cơ sở tham khảo ý kiến của tổ trƣởng dân phố, đaị diện các tổ chức đoàn thể ở tổ.[11]

1.2.4. Hỗ trợ y tế, giáo dụ , ơ sở vật chất á để cải thiện đ ều kiện sống cho hộ nghèo đồng bào dân tộc

- Hỗ trợ về y tế: Chăm sóc sức khoẻ ngƣời nghèo đồng bào dân tộc là công việc rất cần thiết của Nhà nƣớc và xã hội, nó đòi hỏi phải có hệ thống các chính sách, cơ chế cùng với hàng loạt các giải pháp, biện pháp cụ thể nhƣ chính sách đặc thù đối với chăm sóc sức khỏe, dân số và kế hoạch hóa gia đình vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng đặc biệt khó khăn. Thực hiện tốt chính sách bảo hiểm y tế cho các đối tƣợng nêu trên; tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời bệnh khi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế... giảm gánh nặng chi phí y tế cho ngƣời nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số. Xây dựng và áp dụng chế độ, chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực y tế cho vùng miền núi, dân tộc thiểu số. Tăng cƣờng khả năng cung ứng dịch vụ y tế cơ bản cho ngƣời nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số...

- Hỗ trợ về giáo dục:Vì mục tiêu giảm nghèo bền vững cho tƣơng lai thì cần xem xét xây dựng chính sách toàn diện hỗ trợ trẻ em nghèo nói chung và trẻ em nghèo DTTS nói riêng, bảo đảm mục tiêu trẻ em đƣợc đến trƣờng, nâng cao dân trí, góp phần giảm nghèo trong tƣơng lai; cải thiện hệ thống cung cấp dịch vụ giáo dục cả về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, chƣơng trình học. Mở rộng dạy học song ngữ, lấy tiếng mẹ đẻ làm gốc bằng các thứ tiếng của các nhóm dân tộc thiểu số lớn hơn dựa trên hoạt động thí điểm của Bộ GD&ĐT và UNICEF tại các tỉnh Lào Cai, Gia Lai và Trà Vinh

Các hộ nghèo ở nông thôn và miền núi cần đƣợc hỗ trợ đất sản xuất lâu dài. Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc và miền núi theo Quyết định 134/2004/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính Phủ.

Căn cứ vào quỹ đất cụ thể của địa phƣơng, khả năng lao động và số nhân khẩu của từng hộ gia đình và khả năng của ngân sách địa phƣơng. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố có thể xem xét, quyết định giao đất sản xuất cụ thể cho các hộ đồng bào dân tộc và hộ nghèo.

- Về hỗ trợ giải quyết nƣớc sinh hoạt: Địa phƣơng hỗ trợ kinh phí cho các hộ đồng bào dân tộc, hộ nghèo khu vực nông thôn gặp khó khăn về nguồn nƣớc sinh hoạt để đào giếng, xây dựng hệ thống nƣớc máy, bể dự trữ nƣớc.

- Trợ giúp pháp lý cho ngƣời nghèo đồng bào dân tộc: Tăng cƣờng công tác truyền thông về pháp lý để ngƣời dân đƣợc hiểu họ có những quyền gì, đặc biệt chú trọng việc tuyên truyền bằng tiếng dân tộc để ngƣời dân biết, thực hiện nâng cao nhận thức về pháp luật. Đa dạng hóa các hình thức trợ giúp pháp lý phù hợp với điều kiện của các địa phƣơng, phù hợp phong tục, văn hóa của ngƣời DTTS.

- Bảo trợ xã hội: Đối với các đối tƣợng nghèo đồng bào dân tộckhông có hoặc mất khả năng lao động, nhà nƣớc thông qua các khoản trợ cấp thƣờng xuyên hoặc đột xuất để hỗ trợ cho ngƣời nghèo đồng bào dân tộcnhƣ: Trợ cấp hàng tháng tùy từng đối tƣợng cụ thể và điều kiện sinh hoạt, hỗ trợ văn hóa, hỗ trợ kinh phí mai táng khi chết, đƣợc vay vốn ƣu đãi để phát triển sản xuất …

1.2.5. Nâng o trìn độ độ ngũ án bộ làm công tác hỗ trợ giảm nghèo o đố tƣợng đồng bào dân tộc

Cán bộ là cái gốc của công việc. Công việc thành hay bại đều ở nơi cán bộ tốt hay kém. Năng lực đội ngũ cán bộ quản lý và giám sát thực thi chính sách giảm nghèo rất quan trọng đòi hỏi họ phải có năng lực chuyên môn, sâu

sát cơ sở thấu hiểu tâm lý và tình cảm của ngƣời đồng bào, phải có lòng nhiệt tình say sƣa, tận tâm với công việc đƣợc phân công, phải thực sự là cầu nối giữa Đảng, Nhà nƣớc các cấp với ngƣời dân và ngƣợc lại.

Đối tƣợng là đồng bào dân tộc có nhận thức và trình độ nói chung thấp so với các đối tƣợng khác. Cần có đội ngũ cán bộ nhiệt tình, am hiểu phong tục, tập quán, tiếng nói và gắn bó với địa bàn. Tốt hơn hết là sử dụng ngay cán bộ ở địa phƣơng đó, có sự phối hợp và trợ giúp của cán bộ cấp. Tổ chức các khoá đào tạo, tập huấn cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp và đội ngũ cộng tác viên giảm nghèo, đặc biệt ƣu tiên cán bộ và cộng tác viên làm công tác giảm nghèo cho đối tƣợng là đồng bào dân tộc thiểu số.

1.3. NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO

Có nhiều nhân tố tác động đến nghèo đói và hoạt động XĐGN khác nhau. Tác động của những nhân tố này có thể làm cho môi trƣờng phát triển thuận lợi hoặc khó khăn. Nếu môi trƣờng phát triển khó khăn thì ở đó tình trạng tỷ lệ nghèo đói sẽ cao và diễn biến phức tạp, hoạt động XĐGN trở nên khó khăn hơn. Ngƣợc lại nếu môi trƣờng phát triển thuận lợi thì ở đó tỷ lệ nghèo đói có thể sẽ thấp và hoạt động XĐGN cũng có phần thuận lợi hơn.

1.3.1. Nhóm nhân tố thuộc về đ ều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Vị trí địa lý bao gồm vị trí tự nhiên, vị trí kinh tế, giao thông, chính trị. Vị trí địa lý tác động rất lớn tới việc lựa chọn địa điểm xây dựng xí nghiệp cũng nhƣ phân bố các ngành và các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp, nông nghiệp. Bên cạnh đó, vị trí địa lý còn ảnh hƣởng sâu sắc tới sự hình thành, phát triển và phân bố các loại hình giao thông vận tải phục vụ yêu cầu của sản xuất và tiêu dùng, phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, thực hiện các nhiệm vụ vận chuyển đặc biệt phục vụ an ninh quốc phòng. Cho phép ta mở rộng quan hệ kinh tế với các vùng lân cận, thu hút vốn đầu tƣ từ bên ngoài,

đẩy mạnh xuất khẩu và du lịch…

b. Địa hình

Điều kiện địa hình là nền tảng của sự phân hóa tự nhiên và do vậy, nó là một điều kiện rất căn bản cần tính đến trong khai thác kinh tế môi trƣờng và tài nguyên thiên nhiên. Địa hình bằng phẳng hay phức tạp cũng sẽ tạo điều kiện hay ngăn trở sự phát triển và phân bố các loại hình giao thông vận tải.

c. Đất đai

Đất đai là tƣ liệu sản xuất chủ yếu của nông nghiệp. Do diện tích đất của quận có hạn, vì vậy việc sử dụng đất phải cân nhắc kỹ về mục đích, hiệu quả của nó. Đồng thời cần có các biện pháp cải tạo, nâng cao độ phì nhiêu của đất, chống các hiện tƣợng thoái hóa của đất, tăng vốn đất, nâng cao hiệu quả kinh tế trong việc sử dụng các loại đất nói trên.

d. Khí hậu và thời tiết.

Đặc điểm của khí hậu và thời tiết có tác động nhiều mặt đến sản xuất và đời sống. Sự phát triển và phân bố nông nghiệp chịu ảnh hƣởng sâu sắc của yếu tố khí hậu. Sự khác biệt về khí hậu giữa các vùng thƣờng thể hiện trong sự phân bố các loại cây trồng và vật nuôi. Khí hậu cũng có ảnh hƣởng nhất định đến sự phân bố công nghiệp. Trong một số trƣờng hợp, nó chi phối cả việc lựa chọn kỹ thuật và công nghệ sản xuất.

Tất cả các nhân tố nói trên đều có sự ảnh hƣởng đến công tác giảm nghèo.

1.3.2. Nhóm nhân tố thuộc về đ ều kiện xã hội

a. Dân số, mật độ dân số

Dân số vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội, việc gia tăng dân số tự nhiên quá nhanh, tạo nên sức ép nặng nề đến nhiều mặt của đời sống xã hội, việc làm và chính sách công tác xóa đói giảm nghèo…điều đó ảnh hƣởng trực tiếp đến phát triển kinh tế - xã hội.

b. Lao động

Ngƣời lao động với kỹ năng, kinh nghiệm và tập quán sản xuất của mình là lực lƣợng cơ bản của nền sản xuất xã hội. Do đó, sự phân bố dân cƣ và phân bố nguồn lao động nói riêng có ảnh hƣởng rất lớn tới việc phát triển và phân bố sản xuất. Họ còn là lực lƣợng chủ yếu tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra của xã hội. Việc cải thiện đời sống của nhân dân nâng cao sức mua của dân cƣ trong vùng cũng là nhân tố kích thích sự phát triển của các ngành sản xuất.

c. Dân tộc, thành phần dân tộc và tập quán

Dân số mỗi vùng gồm nhiều dân tộc. Mỗi một dân tộc có một tập quán sản xuất, địa bàn sản xuất và cƣ trú khác nhau. Do đó, khi phát triển và phân bố sản xuất cần chú ý đến tập quán sản xuất tiêu dùng và địa bàn cƣ trú của họ nhằm phát huy những tập quán sản xuất tốt, đồng thời khắc phục các tập quán sản xuất lạc hậu của họ. Việc công tác xóa đói giảm nghèo phụ thuộc vào nhận thức chung về công tác xóa đói giảm nghèo của xã hội. Khi ngƣời dân hiểu rõ tầm quan trọng của công tác xóa đói giảm nghèo, từ đó tự nguyện và tích cực tham gia, thì công tác công tác xóa đói giảm nghèo mới có cơ hội phát triển và ngƣợc lại.

1.3.3. Nhóm nhân tố thuộc về đ ều kiện kinh tế

a. Tăng trưởng kinh tế

Nền tảng của giảm nghèo chính là cơ sở kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Tăng trƣởng kinh tế tạo điều kiện cho ngƣời dân có cuộc sống tốt hơn, tạo ra nhiều việc làm mới, thu hút nhiều lao động tham gia vào các hoạt động kinh tế. Ngƣời lao động có thu nhập cao và ổn định vừa đảm bảo đƣợc những chi tiêu thƣờng xuyên, có điều kiện tốt hơn để tham gia vào các loại hình bảo hiểm và thực hiện các nghĩa vụ của mình đối với Nhà nƣớc.

b. Cơ cấu kinh tế

hiệu thị trƣờng, kết hợp với phát triển ngành nghề phi nông nghiệp, khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập, tận dụng thời gian nông nhàn.

c. Cơ sở hạ tầng

Việc xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật có vai trò rất to lớn và có ý nghĩa quyết định thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế. Tuy nhiên, Nhà nƣớc không nhất thiết phải đầu tƣ toàn bộ mà cần xây dựng quy hoạch tổng thể và tập trung đầu tƣ vào những khâu trọng yếu, đồng thời có chính sách khuyến khích sự tham gia của mọi thành viên nhằm phát huy đƣợc nguồn vốn tổng lực.

1.3.4. Cơ ế, ín sá và á b ện p áp tổ ứ t ự ện g ảm ng èo

- Đƣờng lối chính sách của Đảng và nhà nƣớc:

+ Việc quy định chuẩn nghèo, điều chỉnh chuẩn nghèo

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện EA hleo, tỉnh đắk lắk (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)