NỘI DUNG GIẢM NGHÈO CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện EA hleo, tỉnh đắk lắk (Trang 27 - 28)

6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

1.2. NỘI DUNG GIẢM NGHÈO CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ

SỐ

Xóa đói giảm nghèo là cuộc đấu tranh rất cam go, chỉ có thể thành công nếu đƣợc thực hiện theo hƣớng bền vững. Giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số là một trọng tâm của Chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội của nƣớc ta giai đoạn 2011 - 2020 nhằm cải thiện và từng bƣớc nâng cao điều kiện sống của ngƣời nghèo đồng bào dân tộc, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở các vùng nghèo. Để thực hiện giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số cần tập trung thực hiện các nội dung sau:

1.2.1. Hỗ trợ sản xuất và phát triển ngành nghề

Để tạo điều kiện cho hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số, phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, vƣơn lên thoát nghèo, cần có sự quan tâm hỗ trợ của Nhà nƣớc về nhiều mặt, trong đó hỗ trợ về đất ở, đất sản xuất là một trong những việc rất cần thiết để góp phần làm thoát nghèo ổn định đời sống nhân dân. Những vùng có ít đất, nhà nƣớc hỗ trợ điều kiện và phƣơng tiện sản xuất để phát triển ngành nghề dịch vụ.

Phải có chính sách hỗ trợ sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm, tạo điều kiện cho hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận các nguồn vốn, gắn với hƣớng dẫn cách làm ăn, khuyến nông, khuyến công và chuyển giao kỹ thuật, công nghệ sản xuất...

Mục tiêu của công tác công tác xóa đói giảm nghèo nhằm hỗ trợ các gia đình đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn nhằm ổn định cuộc sống, hỗ trợ phát triển sản xuất, thay đổi phƣơng thức sản xuất lạc hậu, từng bƣớc hƣớng dẫn đồng bào dân tộc tiếp cận phƣơng thức sản xuất mới, nâng cao dân trí, bảo tồn

và phát huy bản sắc dân tộc, thực hiện xoá đói giảm nghèo bền vững. Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc anh em trong vùng, góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Tuy nhiên, Nƣớc ta còn một bộ phận dân cƣ các dân tộc thiểu số chậm tiến, lạc hậu, trình độ phát triển của mỗi dân tộc ở mức chênh lệch khác nhau, cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn. Nghề nghiệp và truyền thống sản xuất của các vùng dân tộc còn lạc hậu. Việc sử dụng hợp lý lao động, phát huy đƣợc kỹ năng, kỹ xảo vốn có lâu đời, làm cho sản xuất phát triển theo hƣớng chuyên môn hóa và sản phẩm đạt chất lƣợng cao, nâng cao thu nhập cho ngƣời lao động ở những vùng này còn nhiều mặt hạn chế.

Vì vậy, công tác xóa đói giảm nghèo cần phải:

- Hỗ trợ các đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn ổn định cuộc sống, lƣơng thực cứu đói, quần áo chống rét, chăn màn, dụng cụ gia đình, hỗ trợ làm giếng nƣớc hoặc nƣớc tự chảy cho 1 nhóm hộ gia đình. Hỗ Trợ các gia đình dân tộc đặc biệt khó khăn phát triển sản xuất để tự đảm bảo cuộc sống. Về nông nghiệp: Chọn và đƣa giống cây mới có năng suất cao cho đồng bào, khuyến khích thâm canh tăng vụ lúa nƣớc, lúa nƣơng. Tăng cƣòng và khuyến khích phát triển đàn gia súc, gia cầm, vật nuôi phù hợp với trình độ của các hộ gia đình. Hƣớng dẫn kỹ thuật, khuyến khích khai hoang ruộng đồng, mở rộng diện tích canh tác. Về lâm nghiệp: Hỗ trợ khoanh nuôi, bảo vệ rừng, hỗ trợ công cụ sản xuất, thuốc bảo vệ thực vật, mở rộng diện tích trồng rừng, trồng cây công nghiệp, vƣờn đồi tập làm kinh tế VAC.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện EA hleo, tỉnh đắk lắk (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)