6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN EA
EA H’LEO THỜI GIAN QUA
2.4.1. N ững mặt đạt đƣợ
Qua 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết cuả Huyện uỷ và Hội đồng nhân dân huyện về đẩy mạnh công tác giảm nghèo giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn huyện đã đạt đƣợc các kết quả đáng khích lệ. Toàn huyện đã giảm đƣợc 4.724 hộ nghèo, bình quân hàng năm giảm đƣợc 944 hộ nghèo và tổng 5 năm giảm đƣợc 18,08%, bình quân hàng năm đã giảm đƣợc 3,62 %/năm (đạt và vƣợt chỉ tiêu để ra).
Chỉ tiêu tỉnh giao hàng năm giảm 3%/năm, giảm 800 hộ nghèo/năm. Hộ nghèo dân tộc thiểu số đã giảm đƣợc 27,09 % (33,9%- 6,81%), 5 năm giảm đƣợc 2.736 hộ nghèo DTTS. Riêng hộ nghèo dân tộc thiểu số tại chỗ giảm đƣợc 1.566 hộ.
Các chính sách về giảm nghèo, đã thực sự đi vào cuộc sống, mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cƣ. Đời sống của nhân dân, trong đó có đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ đã đƣợc nâng lên đáng kể, nhiều hộ thoát nghèo vƣơn lên khá, giàu.Hệ thống các chính sách, cơ chế, giải pháp giảm nghèo đã tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành nghề, phát triển văn hóa - xã hội theo hƣớng bền vững trên địa bàn huyện.
Hàng năm, các cấp, các ngành tiến hành đánh giá, tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vƣớng mắc trong công tác giảm nghèo. Huyện cũng vận dụng linh hoạt, sáng tạo các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc để có nhiều chƣơng trình, dự án phục vụ công tác giảm nghèo. Từ việc triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp, tỉnh ta đã huy động đƣợc sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và sự tham gia của mọi lực lƣợng xã hội vào công tác giảm nghèo. Mỗi địa phƣơng, đơn vị lại chủ động, sáng tạo trong các
giải pháp thực hiện, bởi vậy công tác giảm nghèo của huyện giai đoạn 2011- 2015 đã đạt đƣợc những thành tựu quan trọng. Cùng với công tác giảm nghèo, công tác thực hiện chính sách ngƣời có công với cách mạng cũng có chuyển biến về nhiều mặt, đời sống của ngƣời có công đƣợc chăm lo chu đáo, ngày càng nâng cao, đảm bảo về cơ bản ngƣời có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của dân cƣ nơi cƣ trú.
2.4.2. N ững mặt tồn tạ
- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành ở một số địa phƣơng còn nhiều hạn chế, nhất là đề ra nghị quyết, chƣơng trình hành động chƣa có mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể và giải pháp thực hiện, công tác kiểm tra, đánh giá chƣa làm thƣờng xuyên.
- Do điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng kỹ thuật thiết yếu vùng dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi chƣa mạnh, trình độ tổ chức sản xuất và kỹ năng lao động của đồng bào dân tộc thiểu số còn yếu, sản xuất chƣa gắn với thị trƣờng, chất lƣợng sản phẩm thấp.
- Tỷ lệ hộ nghèo trong vùng dân tộc thiểu của huyện vẫn còn ở mức cao, toàn huyện còn có 1.301 hộ nghèo, chiếm 4,40% so với số nghèo toàn huyện.
- Việc phát huy và bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc còn hạn chế, có nơi chƣa quan tâm đúng mức, một số loại hình văn hóa, nghệ thuật của đồng bào đang đứng trƣớc thực trạng bị mai mọt nhƣ: tiếng nói, chữ viết, trang phục...
- Việc xây dựng các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở vùng dân tộc một số nơi còn yếu kém, nhiều cán bộ cơ sở chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ công tác trong tình hình mới. Việc tổ chức thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở một số địa ph- ƣơng còn thiếu cụ thể, chƣa sâu sát, chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.
- Cơ sở hạ tầng giáo dục, y tế, văn hoá đã đƣợc quan tâm đầu tƣ, song nhìn chung còn khó khăn. Do trình độ dân trí vùng đồng bào dân tộc còn thấp so với mặt bằng chung, nên việc tiếp thu khoa học công nghệ còn nhiều hạn chế; một số tập tục lạc hậu, tệ nạn xã hội chƣa đƣợc xoá bỏ. Công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ ngƣời dân tộc thiểu số đã có nhiều cố gắng, song số cán bộ có trình độ cao, số cán bộ giữ cƣơng vị chủ chốt ở các cấp, các ngành còn ít; còn nhiều con em đồng bào dân tộc miền núi đã qua đào tạo chƣa bố trí đƣợc việc làm.
2.4.3. Nguyên n ân ủ n ững mặt tồn tạ
- Địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiếu số sinh sống rộng, hầu hết ở vùng sâu vùng xa. Có nhiều thôn, buôn cách trung tâm xã trên 10km, giao thông đi lại rất khó khăn về mùa mƣa, nên việc giao lƣu, mua bán trao đổi hàng hóa và tiếp cận với tiến bộ khoa hoc, kỹ thuật còn nhiều hạn chế.
- Dân di cƣ từ nơi khác đến địa bàn huyện nhiều, làm gia tăng dân số dẫn đến tình trạng tranh chấp đất đai, sang nhƣợng đất đai một cách tự phát, tùy tiện không thông qua chính quyền… Từ đó dẫn đến một số hộ không nhỏ ngƣời đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất ở, thiếu đất sản xuất, làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp xã hội, ảnh hƣớng đến kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội chung trên địa bàn.
- Còn có một số cán bộ, ở các cấp các ngành chƣa thực sự nhận thức sâu sát về công tác dân tộc, thực hiện Chính sách dân tộc, nên việc phối hợp vận động tuyên truyền, triển khai thực hiện chính sách dân tộc chƣa đƣợc thấu đáo; bản thân đồng bào DTTS nhiều ngƣời còn có tƣ tƣởng trông chờ ỷ lại vào sự đầu tƣ hỗ trợ của Nhà nuớc, chƣa tự lực phấn đấu vƣơn lên.
- Tuy đƣợc Nhà nƣớc ƣu tiên nguồn lực đầu tƣ cho các huyện nghèo, xã, thôn, buôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số, nhƣng mức đầu tƣ còn thấp so với nhu cầu thực tế của địa phƣơng.
- Công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức cho ngƣời dân, đặc biệt là ngƣời đồng bào dân tộc thiểu số về công tác giảm nghèo chƣa sâu rộng, sự chuyển biến trong nhận thức của ngƣời nghèo chƣa nhiều.
- Công tác tổ chức thực hiện Nghị quyết giảm nghèo có nơi còn thiếu chặt chẽ, chƣa đồng bộ. UBND một số xã chƣa nêu cao tinh thần trách nhiệm, chƣa làm tốt công tác phối hợp trong quản lý các chƣơng trình, dạ án nên hiệu quả đem lại không cao.
- Kết quả giảm nghèo hàng năm không vững chắc, tỷ lệ hộ tái nghèo còn cao, một bộ phận ngƣời nghèo đặc biệt là ngƣời đồng bào dân tộc thiểu số còn mang nặng tính trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nƣớc, chênh lệch trong thu nhập giữa các hộ gia đình và giữa vùng thuận lợi và khó khăn còn khoảng cách lớn.
- Nguồn vốn đầu tƣ cho các chƣơng trình, dự án giảm nghèo cho ngƣời đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện còn hạn hẹp và không đồng bộ.
- Chƣa tạo đƣợc sự phối, kết hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng trong công tác giảm nghèo.
- Công tác cán bộ trong việc giảm nghèo chƣa đƣợc coi trọng, nhiều nơi chƣa có cán bộ chuyên trách, thiếu cán bộ có tâm huyết, năng lực trong công tác giảm nghèo.
- Công tác bình xét hộ nghèo và hộ thoát nghèo hàng năm chƣa tốt, còn dựa nhiều vào cảm tính, chạy theo thành tích, chƣa thực hiện đúng quy trình, thiếu chặt chẽ nên chƣa phản ánh đúng thực trạng hộ nghèo trên địa bàn.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Chƣơng 2 của Luận văn đã trình bày tình hình cơ bản của huyện Ea H’Leo ảnh hƣởng đến công tác giảm nghèo bao gồm: Đặc điểm về điều kiện tự nhiên; Đặc điểm về điều kiện xã hội; Đặc điểm về điều kiện kinh tế. Trên cơ sở phân tích Luận văn đã chỉ rõ những mặt thuận lợi và khó khăn của huyện Ea H’Leo trong công tác giảm nghèo.
Nội dung chính của chƣơng 2 là luận văn phân tích và đánh giá thực trạng công tác giảm nghèo Hỗ trợ Y tế, giáo dục và cơ sở vật chất khác cho hộ nghèo, xă nghèo; Hƣớng dẫn ngƣời nghèo cách làm ăn; Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác hỗ trợ giảm nghèo và cán bộ ở các xã nghèo; hỗ trợ vùng đặc biệt khó khăn. Đồng thời luận văn cũng đánh giá đƣợc các thành công cũng nhƣ các mặt hạn chế và các nguyên nhân của các mặt hạn chế trong trên địa bàn huyện Ea H’Leo trong thời gian qua trên các mặt: Hỗ trợ sản xuất và phát triển ngành nghề; Tín dụng đối với ngƣời nghèo; thực hiện công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện.
CHƢƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI HUYỆN EA H’LEO
3.1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, PHƢƠNG HƢỚNG 3.1.1. Qu n đ ểm 3.1.1. Qu n đ ểm
Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc vừa là mục tiêu, vừa là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế, ổn định xã hội gắn với công bằng xã hội.
Phát huy các nguồn lực tại chỗ để ngƣời nghèo, xã nghèo dân tộc thiểu số trong huyện tự vƣơn lên thoát nghèo.
Tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển các thành phần kinh tế nhằm tăng việc làm, thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số để giảm nghèo.
3.1.2. Mụ t êu
a. Mục tiêu chung
Đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo, hạn chế tái nghèo đặc biệt là hộ nghèo ngƣời đồng bào dân tộc thiểu số.
Chƣơng trình giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 với mục tiêu Nhà nƣớc hỗ trợ các chính sách, dự án nhằm tạo điều kiện phát triển sản xuất cho ngƣời nghèo, hộ nghèo; từ đó hộ nghèo tự nỗ lực phấn đấu trong lao động sản xuất để vƣơn lên thoát nghèo; phấn đấu giảm mạnh hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số, giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm bền vững, hạn chế thấp nhất hộ nghèo mới, hộ tái nghèo.
Thực hiện đồng bộ các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, mở rộng đối tƣợng thụ hƣởng các chính sách trợ giúp của xã hội. Là một trong những địa phƣơng đi đầu trong công tác giảm nghèo bền vững.
b. Mục tiêu cụ thể
nghèo/năm (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020);
- Đảm bảo các điều kiện thiết yếu về nhà ở, nƣớc sinh hoạt, tiếp cận các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, dạy nghề, đời sống văn hóa, tinh thần, tiếp cận dịch vụ trợ giúp pháp lý miễn phí cho các hộ nghèo, đặc biệt là hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.
- 100% số hộ nghèo đồng bào dân tộc có nhu cầu và đủ điều kiện vay vốn đƣợc vay vốn tín dụng ƣu đãi từ Ngân hàng chính sách xã hội;
- 7.500 lƣợt hộ nghèo đồng bào dân tộc đƣợc khuyến nông, khuyến lâm, chuyển giao kỹ thuật về trồng trọt và chăn nuôi;
- 2.500 lao động nghèo và dân tộc thiểu số đƣợc đào tạo nghề miễn phí (theo quyết định số 1956/QĐ-TTg, hàng năm đào tạo nghề miễn phí cho ngƣời nghèo và ngƣời DTTS là 500 ngƣời/năm);
- 100% học sinh thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đồng bào dân tộc đƣợc miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập;
- 100% ngƣời nghèo và ngƣời dân tộc thiểu số đƣợc cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí.
3.1.3. P ƣơng ƣớng
Xây dựng chuẩn nghèo mới theo phƣơng pháp tiếp cận đa chiều hƣớng tới giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Ea H’Leo. Tạo cơ hội để ngƣời nghèo tự lực vƣợt nghèo thông qua các chính sách trợ giúp về cơ sở hạ tầng, tín dụng, dạy nghề, tạo việc làm, khuyến nông, lâm, ngƣ, tiêu thụ sản phẩm... Từng bƣớc nâng cao điều kiện sống của ngƣời nghèo, trƣớc hết là ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở các vùng nghèo; thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cƣ.
Phát triển thị trƣờng lao động, động viên ngƣời lao động tự tạo việc làm; khuyến khích các nhà đầu tƣ, các thành phần kinh tế phát triển để tạo
thêm việc làm mới. Tích cực tham gia thị trƣờng lao động trong nƣớc và đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo nghề và chủ động giải quyết việc làm.
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở HUYỆN EA H’LEO THIỂU SỐ Ở HUYỆN EA H’LEO
3.2.1. Đẩy mạn ng tá ỗ trợ sản xuất và p át tr ển ngàn ng ề
Xây dựng môi trƣờng để thu hút các nguồn đầu tƣ để phát triển sản xuất - kinh doanh, tạo việc làm và thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào dân tộc; khai thác có hiệu quả quỹ đất, tài nguyên rừng; tạo môi trƣờng kinh doanh thuận lợi cho đầu tƣ phát triển và sản xuất - kinh doanh cho các thành phần kinh tế trên địa bàn, thực hiện tốt việc lồng ghép các nguồn vốn; ƣu tiên đầu tƣ giải quyết tốt công tác định canh, định cƣ gắn với phát triển kết cấu hạ tầng cho vùng nghèo.
Khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân hợp tác liên doanh đa dạng để tổ chức tiêu thụ hàng hóa. Tạo khuôn khổ pháp lý thích hợp để thúc đẩy thực hiện các hình thức ký kết hợp đồng kinh tế giữa các doanh nghiệp, cá nhân và các cộng đồng tại địa bàn trong sản xuất hàng hóa.
Có chính sách ƣu đãi cho doanh nghiệp không phân biệt thành phần kinh tế trong việc vay vốn tín dụng.
Việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa và từng bƣớc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chú trọng đào tạo nghề là một biện pháp quan trọng để giảm nghèo.
Cần phát triển mạnh mẽ các ngành nghề thƣơng mại, dịch vụ, du lịch, đây là xu hƣớng cơ bản trong tƣơng lai.
Các giải pháp về đất đại, hỗ trợ xây nhà ở đại đoàn kết, sửa chữa nhà. Thực hiện tốt công tác giải tỏa đền bù khi thực hiện các dự án, bố trí tái định cƣ kịp thời để ngƣời dân đồng bào dân tộc bị giải tỏa ổn định sớm an cƣ lạc nghiệp.
3.2.2. Đẩy mạn ng tá đào tạo ng ề và g ả quyết v ệ làm o á ộ ng èo đồng bào ân tộ
Đẩy mạnh thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ; lồng ghép về đối tƣợng, địa bàn, nguồn lực với các chƣơng trình khuyến nông, khuyến lâm để dạy nghề cho ngƣời nghèo đồng bào dân tộc.
Đào tạo nghề và giải quyết việc làm là một trong những động lực cơ bản để giúp ngƣời nghèo thoát nghèo, do đó cần đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, lao động nghèo, con em đồng bào DTTS làm cơ sở để họ tự tạo thêm việc làm mới, nghề mới; từng bƣớc đào tạo đội ngũ nông dân có học vấn và trình độ kỷ thuật phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hóa và xuất khẩu lao động. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh công tác khuyến nông – lâm – ngƣ, hƣớng dẫn các mô hình, cách làm ăn, kỷ thuật trồng trọt, chăn nuôi ... để để ngƣời nghèo có thể khai thác nguồn lực sẳn có của mình, phát triển sản xuất một cách hiệu quả nhất.
Ngƣời nghèo, nằm trong vòng luẩn quẩn của đói nghèo nên tự họ khó có thể thoát ra vòng luẩn quẩn đó, họ rất thiếu thông tin, không có điều kiện để tụ học nghề … Do vậy, cần phải có chính sách tạo điều kiện, hỗ trợ dạy nghề,