Một số hàm ý rút ra từ kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 94)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.1. Một số hàm ý rút ra từ kết quả nghiên cứu

(1) Đối với nhân tố Quy mô doanh nghiệp: kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng doanh nghiệp có quy mô lớn có xu hướng minh bạch thông tin trên BCTC hơn các doanh nghiệp nhỏ. Nói cách khác, các DNNY ngành hàng tiêu dùng có

giá trị tài sản lớn sẵn sàng minh bạch thông tin trên BCTC hơn các doanh nghiệp có giá trị tài sản thấp. Các doanh nghiệp lớn có nhiều nguồn lực hơn để công bố thông tin ra bên ngoài hơn. Bởi vậy, để bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư bên ngoài thì cơ quan quản lý nhà nước và các công ty kiểm toán cần lưu ý đến những DNNY có quy mô nhỏ, các doanh nghiệp này có mức độ minh bạch thấp hơn doanh nghiệp lớn.

(2) Đối với nhân tố mức sinh lời: kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng các DNNY có mức sinh lời cao thì mức độ minh bạch thông tin trên BCTC cao hơn các các công ty có mức sinh lời thấp. Chẳng hạn, công ty cổ phần cao su Đà Nẵng (DRC) năm 2016 có mức sinh lời là 11,63 %, chỉ số minh bạch ở mức cao (4,0/5); trong khi đó, CTCP May Phú Thịnh - Nhà Bè năm 2016 có mức sinh lời thấp (- 5,4%), mức độ minh bạch ở mức thấp (2,0/5). Do đó, đối với nhà đầu tư cần phải thận trọng và có những đánh giá toàn diện hơn khi cân nhắc đầu tư vào các DNNY có mức sinh lời thấp. Đối với cơ quan quản lý nhà nước và kiểm toán viên cần đặc biệt quan tâm đến DNNY có hiệu quả kinh doanh thấp, khi có mức sinh lời thấp nên có thể các doanh nghiệp sẽ che giấu thông tin tài chính.

(3) Đối với nhân tố chủ thể kiểm toán: nghiên cứu cho thấy mức độ uy tín của doanh nghiệp kiểm toán có ảnh hưởng đến mức độ minh bạch thông tin trên BCTC. Các DNNY được kiểm toán bởi big 4 thì mức độ minh bạch thông tin cao hơn các DNNY được kiểm toán bởi các doanh nghiệp kiểm toán khác (non big 4). Điều này cho thấy, để gia tăng mức độ minh bạch thông tin trên BCTC của các doanh nghiệp thì cần cải thiện uy tín của các doanh nghiệp kiểm toán thông qua tăng cường kiểm soát chất lượng kiểm toán độc lập.

(4) Đối với nhân tố sở hữu cổ đông nhà nước: kết quả nghiên cứu cho thấy các DNNY có mức sở hữu cổ đông nhà nước cao thì mức độ minh bạch thông tin trên BCTC cao hơn các DNNY có mức sở hữu nhà nước thấp. Điều

này cho thấy rằng, các doanh nghiệp không có hoặc mức sở hữu của nhà nước thấp thì việc kiểm soát của nhà nước thường không chặt chẽ, từ đó doanh nghiệp ít chịu áp lực phải minh bạch thông tin. Như vậy, để nâng cao tính minh bạch thông tin trên BCTC thì việc tăng cường cơ chế kiểm soát của nhà nước đối với các DNNY là cần thiết.

3.2.2. Một số đề xuất nhằm tăng cường tính minh bạch thông tin trên BCTC của các DNNY ngành hàng tiêu dùng

Trên cơ sở các hàm ý đã nêu ở mục “Một số hàm ý rút ra từ kết quả nghiên cứu”, luận văn đề xuất một số gợi ý trong việc ban hành các chính sách nhằm tăng cường tính minh bạch thông tin trên BCTC của các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên TTCK Việt Nam. Để thực hiện có hiệu quả các đề xuất thì cần có sự tham gia, phối hợp đồng bộ của các chủ thể có liên quan như: cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp kiểm toán, hội nghề nghiệp, DNNY và người sử dụng BCTC.

a. Đối với cơ quan quản lý nhà nước

Theo quy định cụ thể tại Thông tư số 155/2015/TT-BTC về Hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, khi các DNNY có chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trước và sau kiểm toán có sự chênh lệch trên 5% thì phải giải trình. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 66 lượt DNNY (tỷ lệ 23,9%) trong tổng số 276 lượt DNNY trong mẫu nghiên cứu có chênh lệch lợi nhuận sau thuế trước và sau kiểm toán trên 5%. Khi báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trước và sau kiểm toán có sự chênh lệch lớn sẽ tạo ra tâm lý bất an và làm ảnh hưởng đến lợi ích nhà đầu tư, bởi vậy Bộ tài chính cần nghiên cứu quy định lại tỷ lệ chênh lệch này ở mức thấp hơn, từ đó làm cho các DNNY phải thận trọng hơn khi lập báo cáo tài chính để không phải giải trình số liệu chênh lệch.

Theo quy định tại Thông tư số 155/2015/TT-BTC về Hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, các DNNY phải giải trình đối với trường hợp ý kiến của KTV là ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần. Tuy nhiên trên thực tế có những trường hợp ý kiến của KTV là chấp nhận toàn phần nhưng có đoạn nhấn mạnh rất nặng nề. Số liệu các DNNY trong mẫu nghiên cứu cho thấy có 24/276 (tỷ lệ 8,7%) ý kiến của KTV là dạng chấp nhận toàn phần có đoạn nhấn mạnh. Trong đó có những đoạn nhấn mạnh về những nội dung trong BCTC của DNNY lập là khá nghiêm trọng, chẳng hạn ý kiến của KTV về BCTC của công ty CP nước giải khát Chương Dương (SCD) các năm 2013, 2014 và 2015. Công ty đã không ghi nhận dự phòng trợ cấp thôi việc cho người lao động theo quy định mỗi năm gần 9 tỷ đồng. Tuy nhiên, khoản không ghi nhận này chỉ được lưu ý trong đoạn nhấn mạnh của báo cáo kiểm toán. Việc các doanh nghiệp kiểm toán phát hành báo cáo kiểm toán dạng chấp nhận toàn phần có đoạn nhấn mạnh trong một số trường hợp đã chuyển rủi ro sang cho người sử dụng BCTC đã được kiểm toán. Do đó, để cải thiện tính minh bạch thông tin trên BCTC thì Bộ tài chính và Ủy ban chứng khoán nhà nước cần đưa thêm trường hợp Ý kiến KTV dạng chấp nhận toàn phần nhưng có đoạn nhấn mạnh vào danh sách những trường hợp DNNY phải giải trình.

Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố sở hữu cổ đông nhà nước có ảnh hưởng thuận chiều đến mức độ minh bạch thông tin trên BCTC của DNNY ngành hàng tiêu dùng, tỷ lệ sở hữu cổ đông nhà nước càng cao thì tính minh bạch thông tin càng cao. Khi nhà nước sở hữu vốn tại các doanh nghiệp thì nhà nước sẽ áp đặt cơ chế kiểm soát chặt chẽ, do đó doanh nghiệp sẽ phải minh bạch thông tin hơn. Theo quyết định 1232/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 18/7/2017, trong gian đoạn 2017 -2020 nhà nước sẽ thoái vốn 406 lượt doanh nghiệp. Theo phương án thoái vốn của Tổng công ty Đầu tư và Kinh

doanh vốn nhà nước (SCIC) trong thời gian tới là thoái vốn nhà nước tại một số doanh nghiệp không cần nắm cổ phần chi phối. Trong ngành hàng tiêu dùng có một số doanh nghiệp nằm trong lộ trình thoái vốn nhà nước như: VNM, SAB, HNB,…Việc thoái vốn nếu được thực hiện sẽ làm giảm tiếng nói trọng yếu trong các quyết định của cổ đông nhà nước tại các doanh nghiệp, từ đó có thể làm cho tính minh bạch thông tin tại DNNY giảm. Để gia tăng tính minh bạch thông tin trong trường này, nhà nước cần ban hành mới, sửa đổi các quy định cho phù hợp với thực tiễn phát triển của TTCK để không chỉ các DNNY có vốn nhà nước mà còn các doanh nghiệp khác phải thực hiện với phương châm “minh bạch hóa” thông tin tài chính.

b. Đối với doanh nghiệp kiểm toán và hội nghề nghiệp kiểm toán

 Đối với doanh nghiệp kiểm toán

Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố chủ thể kiểm toán có ảnh hưởng đến mức độ minh bạch thông tin trên BCTC của các DNNY ngành hàng tiêu dùng. Các doanh nghiệp được kiểm toán bởi các doanh nghiệp kiểm toán thuộc nhóm big 4 thì mức độ minh bạch thông tin trên BCTC cao hơn các doanh nghiệp được kiểm toán bởi các doanh nghiệp kiểm toán không phải big 4. Cụ thể, điểm trung bình mức độ minh bạch thông tin của các doanh nghiệp được kiểm toán bởi big 4 là 3,93; điểm trung bình mức độ minh bạch thông tin của các doanh nghiệp được kiểm toán bởi non big 4 là 3,07. Các doanh nghiệp kiểm toán thuộc big 4 là những doanh nghiệp luôn dẫn đầu đồng thời 4 chỉ tiêu là: doanh thu, số lượng khách hàng, số lượng KTV hàng nghề và số lượng nhân viên. Điều này cho thấy uy tín doanh nghiệp kiểm toán ảnh hưởng đáng kể đến tính minh bạch thông tin trên BCTC. Bởi vậy, các doanh nghiệp kiểm toán cần cải thiện chất lượng kiểm toán nhằm nâng cao hơn nữa sự tin cậy của khách hàng vào kết quả kiểm toán.

 Đối với Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam

Theo quy định của pháp luật và thị trường đã ràng buộc doanh nghiệp kiểm toán và kiểm toán viên thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình khi thực hiện các dịch vụ cho khách hàng. Tuy nhiên, doanh nghiệp kiểm toán vẫn là doanh nghiệp thực hiện kiểm toán là dịch vụ, cũng chịu sự chi phối của thị trường, cạnh tranh nên cũng không tránh khỏi các sai sót vô tình hoặc cố ý. Do đó, bên cạnh sự quản lý Nhà nước của Bộ Tài chính, các kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán còn là hội viên của Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA), chịu sự kiểm tra, giám sát của Hội, cũng như được sự hỗ trợ, tư vấn của Hội. Hiện nay, vai trò của VACPA ngày càng được nâng cao. Hoạt động kiểm tra chất lượng kiểm toán do VACPA thực hiện có ý nghĩa nhất định trong việc nâng cao chất lượng kiểm toán độc lập. Để góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng kiểm toán, VACPA cần: tham mưu cho Bộ tài chính về việc quy định tỷ trọng dịch vụ kiểm toán so với dịch vụ phi kiểm toán. Việc làm này để hạn chế tình trạng các doanh nghiệp kiểm toán tuy thực hiện dịch vụ kiểm toán là chủ yếu, nhưng thường hạ giá phí để tiếp cận doanh nghiệp được kiểm toán. Sau đó gia tăng các dịch vụ phi kiểm toán như dịch vụ tư vấn thuế, kế toán, tư vấn đầu tư… Khi tỷ trọng các dịch vụ phi kiểm toán gia tăng thì tính độc lập của hoạt động kiểm toán sẽ bị ảnh hưởng. Từ đó, chất lượng kiểm toán sẽ bị giảm. Bài học kinh nghiệm điển hình cho trường này là công ty kiểm toán Anther Anderson đã tiếp tay với công ty Enron trong việc lừa dối nhà đầu tư.

c. Đối với nhà đầu tư

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: các DNNY ngành hàng tiêu dùng có quy mô nhỏ, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, hiệu suất sử dụng tài sản không cao, doanh nghiệp được kiểm toán bởi các doanh nghiệp kiểm toán ngoài big 4 thì mức độ minh bạch thông tin trên BCTC thấp. Bởi vậy, nhà đầu tư khi sử dụng BCTC của các DNNY có các đặc điểm như trên để làm cơ sở cho quyết

định của mình thì cần thận trọng vì những BCTC đó hàm chứa nhiều thông tin không minh bạch. Từ đó có thể gây thiệt hại cho nhà đầu tư.

d. Đối với DNNY ngành hàng tiêu dùng

 Tăng cường trách nhiệm của các DNNY trong việc gia tăng mức độ minh bạch thông tin trên BCTC.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhân tố mức sinh lời (PROL) có ảnh hưởng thuận chiều đến mức độ minh bạch thông tin trên BCTC của các DNNY ngành hàng tiêu dùng. Nói cách khác, các doanh nghiệp có hiệu quả sản xuất kinh doanh càng cao thì càng minh bạch thông tin. Điều này phù hợp với lý thuyết tín hiệu, theo lý thuyết tín hiệu các DNNY có kết quả kinh doanh tốt thường chủ động trong việc minh bạch thông tin, đây chính là cách phát tín hiệu ra thị trường nhằm thu hút hơn nữa nhà đầu tư. Tuy nhiên, đối với người sử dụng thông tin đặc biệt là nhà đầu tư họ cần thông tin phản ánh đúng thực trạng tình hình tài chính và hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, đối với các DNNY mà kết quả kinh doanh trong kỳ không tốt, mức sinh lời không cao cũng phải minh bạch thông tin cho người sử dụng. Để làm được điều này cần:

- Phải thận trọng khi lựa chọn phương pháp trả thù lao cho nhà quản lý dựa trên kết quả hoạt động. Bởi lẽ, khi kết quả kinh doanh trong kỳ không khả quan, nhà quản lý có thể trì hoãn việc công bố thông tin để không làm ảnh hưởng đến thù lao mà họ sẽ được nhận. Việc trì hoãn công bố thông tin sẽ làm giảm tính minh bạch thông tin trên BCTC của doanh nghiệp.

- Duy trì và làm gia tăng niềm tin của nhà đầu tư đối với DNNY. Tại TTCK Việt Nam, niềm tin của nhà đầu tư có ý nghĩa quyết định đến giá trị thị trường của cổ phiếu DNNY. Do đó, khi kết quả kinh doanh trong kỳ không khả quan, doanh nghiệp cũng phải minh bạch thông tin trên BCTC để tạo niềm tin từ nhà đầu tư.

 Tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng trong việc tìm kiếm thông tin về DNNY

Thực trạng điểm số cho sự thuận tiện trong việc công bố BCTC của các DNNY trong mẫu nghiên cứu là trung bình (3,036 điểm). Mức điểm không cao này do: các tập tin báo cáo phần lớn chỉ thể hiện ở định dạng PDF; báo cáo thể hiện chủ yếu bằng tiếng Việt và việc sắp xếp mục quan hệ với cổ đông trên web site của nhiều doanh nghiệp chưa thực sự thuận lợi cho người sử dụng. Ngày nay, đối với nhà đầu tư việc sử dụng các thiết bị công nghệ cao hỗ trợ cho việc ra các quyết định đầu tư là rất phổ biến. Do đó, các DNNY cần cải thiện cách thức công bố thông tin để nhà đầu tư có thể tiếp cận một cách nhanh nhất, thuận lợi nhất. Cụ thể, khi sắp xếp mục quan hệ với cổ đông trêntrang web site của doanh nghiệp cần để ở trang chủ để người sử dụng dễ dàng truy cập, ngoài ra các tập tin báo cáo cần ở nhiều định dạng khác nhau như excel, PDF,… để khi cần sử dụng nhà đầu tư không phải dùng đến các phần mềm chuyển đổi định dạng tập tin báo cáo. Ngoài ra, các nhà đầu tư ngoại đang quan tâm nhiều đến cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng như: tổng công ty cổ phần bia rượu nước giải khát Sài Gòn (SAB), công ty cổ phần sữa Việt Nam (VNM),… Do đó, báo cáo cần được trình bày thêm những ngôn ngữ nước ngoài phổ biến. Điều này sẽ góp phần gia tăng tính minh bạch thông tin trên BCTC.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong chương 3, tác giả đã trình bày kết quả phân tích hồi quy nhằm kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Kết quả kiểm định cho thấy mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) sau khi kiểm soát ảnh hưởng của phương sai thay đổi là phù hợp với nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu được dùng làm cơ sở để chấp thuận hay bác bỏ các giả thuyết nghiên cứu đã đề ra ở chương 2. Với dữ liệu mẫu nghiên cứu, các nhân tố quy mô doanh nghiệp, lức sinh lời, hiệu suất sử dụng tài sản, chủ thể kiểm toán và sở hữu cổ đông nhà nước có ảnh hưởng đến mức độ minh bạch thông tin trên BCTC. Từ kết quả nghiên cứu tác giả rút ra các hàm ý và đề xuất các giải pháp nhằm gia tăng mức độ minh bạch thông tin trên BCTC của các DNNY ngành hàng tiêu dùng.

KẾT LUẬN

Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết tín hiệu, lý thuyết đại diện, lý thuyết thông tin bất cân xứng, lý thuyết thông tin hữu ích, lý thuyết chi phí chính trị cũng như các nghiên cứu trước có liên quan, luận văn đã xây dựng mô hình lý thuyết nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên BCTC của các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2013 đến 2016.

Với phương pháp phân tích hồi quy dữ liệu bảng, luận văn đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên BCTC của các DNNY

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)