Kiểm định các khuyết tật của mô hình

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 72 - 75)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.4.2. Kiểm định các khuyết tật của mô hình

a. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến

Để phát hiện vấn đề đa cộng tuyến, khi hệ số tương quan giữa các biến độc lập > 0,9 hoặc hệ số nhân tử phóng đại phương sai (VIF, variance – inflating

factor) > 10 thì mức độ đa cộng tuyến được xem là cao (Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

b. Kiểm định tự tương quan

Để kiểm tra hiện tượng tự tương quan, tác giả sử dụng kiểm định Wooldridge trong phần mềm STATA (Oscar Torres, 2007). Phương pháp kiểm định được thực hiện như sau:

- Giả thuyết H0: “Không có hiện tượng tự tương quan”

- Giả thuyết H1: “Có hiện tượng tự tương quan trong bảng dữ liệu”

Nếu (Prob > F) > 5%: Có thể chấp nhận giả thuyết H0, nghĩa là không có hiện tượng tự tương quan trong bảng dữ liệu, ngược lại có hiện tượng tự tương quan trong bảng dữ liệu.

c. Kiểm định phương sai thay đổi

Trong mô hình REM sẽ sử dụng kiểm định nhân tử Lagrange trong phần mềm STATA (Oscar Torres, 2007). Phương pháp kiểm định được thực hiện như sau:

- Giả thuyết H0: “Không có hiện tượng phương sai thay đổi”

- Giả thuyết H1: “Có hiện tượng phương sai thay đổi”

Nếu (Prob > F) > 5%: Có thể kết luận không có hiện tượng phương sai thay đổi trong mô hình, ngược lại kết luận có hiện tượng phương sai thay đổi. Để khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi, phương pháp ước lượng với tham số robust trong STATA được áp dụng trong luận văn này.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 tác giả đã trình bày tổng quan về các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên TTCK Việt Nam. Ngoài ra, dựa trên cơ sở các nghiên cứu trước và các lý thuyết nền tảng, luận văn đã tiến hành xây dựng các giả thuyết nghiên cứu từ đó nhằm xác định các nhân tố có thể ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên BCTC của các DNNY ngành hàng tiêu dùng.

Đồng thời trong chương này, tác giả cũng xác định phương pháp đo lường biến phụ thuộc và các biến độc lập. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất phương trình hồi quy phản ánh mối tương quan giữa tính minh bạch và các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên BCTC của các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên TTCK Việt Nam. Ngoài ra, các phương pháp ước lượng mô hình nghiên cứu cũng được trình bày cụ thể. Chi tiết kết quả nghiên cứu và các hàm ý từ kết quả nghiên cứu sẽ được trình bày cụ thể trong chương tiếp theo.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ CÁC HÀM Ý ĐỀ XUẤT TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)