Chỉ số minh bạch thông tin tài chính của các DNNY trên TTCK

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 29 - 33)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.1. Chỉ số minh bạch thông tin tài chính của các DNNY trên TTCK

Thị Mỹ Hạnh (2015)… Dưới đây, tác giả sẽ giới thiệu khái quát các phương pháp đo lường mức độ minh bạch thông tin đã được sử dụng trong các nghiên cứu trước.

1.3.1. Chỉ số minh bạch thông tin tài chính của các DNNY trên TTCK Việt Nam TTCK Việt Nam

Nghiên cứu của tác giả Lê Thị Mỹ Hạnh (2015) với tựa đề “Minh bạch thông tin tài chính của các DNNY trên TTCK Việt Nam”. Trong nghiên cứu, tác giả đánh giá mức độ minh bạch thông tin tài chính dựa trên các đặc điểm của thông tin đó là sự tin cậy, kịp thời, chính xác, đầy đủ, nhất quán và thuận tiện. Phương pháp này sử dụng dữ liệu trên website của các DNNY, website của sở giao dịch chứng khoán, các báo cáo của doanh nghiệp như: BCTC, báo cáo thường niên, báo cáo kiểm toán, báo cáo của Ban giám đốc để xác định chỉ

số minh bạch thông tin tài chính. Phương pháp của tác giả có ưu điểm là chỉ số minh bạch thông tin được căn cứu trên các tài liệu như báo cáo kiểm toán, số liệu từ sở giao dịch chứng khoán… Số liệu từ các tài liệu này có độ tin cậy cao hơn so với với một số nghiên cứu khác sử dụng bảng câu hỏi khảo sát nhà đầu tư, người sử dụng BCTC của DNNY.

1.3.2. Chỉ số T&D của Standard & Poor’s

Năm 2002, tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới Standard and Poor’s (S&P) lần đầu tiên đưa ra một cách thức xếp hạng tính minh bạch và công bố thông tin (Transparency and Disclosure - T&D) cho hơn 300 doanh nghiệp lớn ở các thị trường đang phát triển. S&P đánh giá tính minh bạch của doanh nghiệp dựa trên các báo cáo tài chính thường niên bằng 98 câu hỏi được chia thành 3 nhóm:

- 28 câu hỏi liên quan đến minh bạch thông tin về cấu trúc sở hữu và quyền của nhà đầu tư;

- 35 câu hỏi liên quan đến minh bạch thông tin tài chính và tình hình kinh doanh doanh nghiệp;

- 35 câu hỏi liên quan đến minh bạch thông tin về cơ cấu và hoạt động quản trị của hội đồng quản trị và ban giám đốc, bao gồm các câu hỏi liên quan đến cấu trúc của ban giám đốc, vai trò của ban giám đốc, đào tạo và khen thưởng giám đốc, phương pháp đánh giá nhà quản trị…

Bên cạnh nhiều ưu điểm trong việc xếp hạng của S&P, thì chỉ số T&D của S&P còn một số hạn chế như: chỉ đánh giá được mức độ công bố thông tin của các doanh nghiệp mà không thể xem xét được chất lượng thông tin đi kèm với những công bố này. Điều này dẫn đến việc đo lường tính minh bạch thông tin của các doanh nghiệp có thể có sai sót (Churchwell. C. 2003). Ngoài ra, về nguồn thông tin sử dụng để đánh giá, việc chỉ căn cứ vào các báo cáo được công bố thông tin ra đại chúng, mà bỏ qua một số các loại thông tin khác về

doanh nghiệp cũng là thiếu sót của phương pháp này. Ví dụ, S&P không sử dụng các nguồn thông tin trên website của doanh nghiệp để đưa ra xếp hạng (Nguyễn Thúy Anh và cộng sự 2013).

1.3.3. Chỉ số GTI của Singapore

Năm 2009, chỉ số quản trị và minh bạch thông tin (Governance and Transparency Index - GTI) được trung tâm quản trị công ty CGIO, các học viện và các tổ chức thuộc Trường Kinh doanh - Đại học Quốc gia Singapore phối hợp cùng xây dựng để thay thế cho Chỉ số minh bạch thông tin công ty (CTI).

Chỉ số này được chia thành 2 nhóm chính: quản trị công ty và minh bạch thông tin với số điểm đánh giá cao nhất cho mỗi nhóm lần lượt là 75 và 25. Các điểm cơ bản đánh giá công ty dựa trên:

- Vấn đề về hội đồng quản trị và ban giám đốc (Điểm cao nhất = 35 điểm) - Vấn đề về chính sách lương thưởng (Điểm cao nhất = 20 điểm)

- Vấn đề về kế toán và kiểm toán (Điểm cao nhất = 20 điểm)

- Vấn đề về minh bạch và mối quan hệ với nhà đầu tư (Điểm cao nhất = 25 điểm).

Bên cạnh đó, các điểm điều chỉnh bao gồm: đánh giá “chế độ đãi ngộ và hệ thống thưởng phạt”; trong đó, các công ty có thể được cộng thêm điểm hoặc bị trừ điểm trên tổng điểm GTI.

Điểm nổi bật của phương pháp này là trên website của báo Business Times, Trung tâm Quản trị doanh nghiệp và Báo cáo tài chính Singapore (CGFR) và CPA Australia có cung cấp các hình thức mẫu để các doanh nghiệp có thể điền thông tin và tự đánh giá điểm GTI của mình. Sau đó, các doanh nghiệp có thể gửi bản tự đánh giá này cho CGFR hoặc CPA Australia chi nhánh tại Singapore và họ sẽ đưa ra những nhận xét giúp cho doanh nghiệp có thể cải thiện được chỉ số này. Đây thực sự là điểm mới so với các phương pháp đánh giá minh bạch thông tin khác, bởi nó cho phép các doanh nghiệp có thể chủ

động hơn trong việc cải thiện niềm tin đối với các nhà đầu tư. Tuy nhiên, GTI là chỉ số tổng hợp đánh giá cả tình hình quản trị công ty và minh bạch thông tin của các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Singapore, mà chưa có chỉ số đánh giá riêng tính minh bạch thông tin của các DNNY.

1.3.4. Đo lường công bố và minh bạch thông tin theo nguyên tắc Quản trị công ty của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD)

Theo mục VCông bố thông tin và Tính minh bạch trong các nguyên tắc của OECD (2004)gồm 6 thành phần (thành phần A tới thành phần F):

(1) Thành phần A (thuộc mục V trong OECD): Công bố thông tin phải bao gồm, nhưng không hạn chế, các thông tin quan trọng về: Kết quả tài chính và hoạt động của công ty; Mục tiêu của công ty; Sở hữu cổ phần đa số và quyền biểu quyết; Chính sách thù lao cho thành viên HĐQT và cán bộ quản lý cấp cao, bao gồm trình độ, quy trình tuyển chọn, các vị trí đang nắm giữ tại công ty khác và liệu họ có được HĐQT coi là độc lập hay không…

(2) Thành phần B (thuộc mục V trong OECD): Thông tin phải được chuẩn bị và công bố phù hợp với các tiêu chuẩn chất lượng cao về công bố thông tin kế toán, tài chính và phi tài chính.

(3) Thành phần C (thuộc mục V trong OECD): Kiểm toán hàng năm phải được tiến hành bởi một đơn vị kiểm toán độc lập, đủ năng lực và có chất lượng cao nhằm cung cấp ý kiến đánh giá độc lập và khách quan cho Hội đồng Quản trị và các cổ đông, đảm bảo rằng các BCTC đã thể hiện một cách trung thực tình hình tài chính và hoạt động của công ty về mọi mặt chủ chốt.

Thành phần này phản ánh tiêu chí sự tin cậy và trung thực trong khái niệm về minh bạch thông tin trên BCTC được sử dụng trong luận văn.

(4) Thành phần D (thuộc mục V trong OECD): Các đơn vị kiểm toán độc lập phải chịu trách nhiệm đối với cổ đông và có trách nhiệm thực hiện công tác kiểm toán một cách chuyên nghiệp đối với công ty.

(5) Thành phần E: Các kênh phổ biến thông tin phải tạo điều kiện tiếp cận thông tin bình đẳng, kịp thời và hiệu quả cho người sử dụng.

(6) Thành phần F: Khuôn khổ quản trị công ty phải được bổ sung bằng các biện pháp thúc đẩy sự phát triển của các dịch vụ phân tích hay tư vấn do các tổ chức phân tích, môi giới chứng khoán, định mức tín nhiệm v...v cung cấp. Các phân tích, tư vấn có liên quan tới quyết định của nhà đầu tư này phải không bị ảnh hưởng bởi những xung đột lợi ích quan trọng có thể tác động đến tính trung thực của ý kiến phân tích hoặc tư vấn của họ.

Trong nghiên cứu của nhóm tác giả Chueng và cộng sự (2005), sử dụng bảng khảo sát được thiết kế dựa trên nguyên tắc quản trị của OECD do Hiệp hội các giám đốc Viện Thai Institute of Director (IOD)’s thực hiện đánh giá mức độ minh bạch thông tin của các DNNY tại TTCK Thái Lan và Hồng Kông.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)