TỔNG QUAN VỀ CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH HÀNG TIÊU

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 43)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH HÀNG TIÊU

DÙNG NIÊM YẾT TRÊN TTCK VIỆT NAM 2.1.1. Tổng quan về ngành hàng tiêu dùng

Luận văn sử dụng tiêu chuẩn phân ngành ICB (Industry Classification Benchmark) do FTSE Group và DowJone xây dựng. ICB phân chia các ngành kinh tế quốc dân thành 4 cấp gồm: 10 nhóm ngành (Industries), 19 phân ngành lớn (Super sectors), 41 phân ngành chính (Sectors), 114 phân ngành phụ (Sub sectors). Các nhóm ngành được xây dựng theo tiêu chuẩn ICB gồm: Dầu khí, nguyên vật liệu, công nghiệp, hàng tiêu dùng, y tế, dịch vụ tiêu dùng, viễn thông, dịch vụ hạ tầng, tài chính và công nghệ.

Nhóm ngành hàng tiêu dùng trên TTCK Việt Nam bao gồm nhiều phân ngành khác nhau như ô tô và linh kiện ô tô; thực phẩm và đồ uống; hàng tiêu dùng cá nhân và gia đình. Ngành hàng tiêu dùng là một trong những ngành đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng sản xuất, kinh doanh các mặt hàng đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng với nhiều chủng loại khác nhau từ hàng bình dân đến các mặt hàng xa xỉ như bia, xe hơi,…Đặc điểm của ngành đó là thị trường tiêu thụ sản phẩm cả trong nước và xuất khẩu, tính cạnh tranh cao, đặc biệt là sức ép từ các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài tại thị trường Việt Nam ngày càng lớn. Ngoài ra, các doanh nghiệp niêm yết ngành hàng tiêu dùng có sức thu hút rất lớn nhà đầu tư ngoại chẳng hạn như Công ty cổ phần sữa Việt Nam (VNM), Tổng công ty cổ phần rượu bia nước giải khát Sài Gòn (SAB)…

Tại SGDCK Hà Nội tính đến thời điểm tháng 9 năm 2017 có 41 doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng niên yết với tổng khối lượng niêm yết

616.597.540 cổ phiếu tương ứng với giá trị vốn hóa thị trường là: 12.019 tỷ đồng. Cùng thời điểm này, tại sàn HOSE có 63 doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng niêm yết với tổng khối lượng cổ phiếu lưu hành 8.141.304.746 cổ phiếu, tổng giá trị vốn hóa thị trường 612.411 tỷ đồng (Nguồn: Tổng hợp từ trang web: https://www.hsx.vn/ và https://www.hnx.vn/vi-vn/).

2.1.2. Tình hình tài chính và kết quả hoạt động của ngành hàng tiêu dùng

Bảng 2.1. Khả năng hoạt động của các ngành

Tên ngành Vòng quay tổng tài sản Vòng quay hàng tồn kho Vòng quay các khoản phải thu Vòng quay vốn lưu động Dầu khí 1,77 13,93 6,50 2,34 Vật liệu cơ bản 1,41 11,48 9,16 2,58 Công nghiệp 1,06 861,26 6,04 2,08 Hàng tiêu dùng 1,37 14,45 14,29 2,39 Y tế 1,42 5,16 5,96 2,08 Dịch vụ tiêu dùng 1,57 48,11 14,91 3,09 Viễn thông 3,04 42,93 11,76 3,41 Các dịch vụ hạ tầng 1,01 534,80 9,65 2,87 Tài chính 0,26 560,96 7,83 0,46 Công nghệ 1,18 12,72 3,38 1,55

(Nguồn: Từ trang web: https://www.stockbiz.vn/Industries.aspx?view=2 tháng 9 năm 2017)

Chỉ số vòng quay hàng tồn kho các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng đạt mức 14,45 lần, tỷ số này không cao so với các ngành khác. Tỷ số này cho thấy khả năng bán hàng chậm và bị tồn kho nhiều trong doanh nghiệp. Tỷ số vòng quay khoản phải thu cũng ở mức 14,29 lần, cao thứ 2 trong các ngành, chỉ số này cho thấy khả năng thu hồi các khoản nợ từ khách hàng khá tốt so với các ngành còn lại. Tỷ số vòng quay vốn lưu động đạt mức 2,39 lần, điều này có nghĩa nếu đầu tư 1 đồng vào vốn lưu động sẽ thu về 2,39 đồng doanh thu,

điều này cho thấy việc quan tâm đúng mức đến quản trị vốn lưu động của ngành hàng tiêu dùng tại các doanh nghiệp này đã mang lại kết quả khả quan.

Bảng 2.2. Khả năng thanh toán của các ngành

Tên ngành Thanh toán nhanh Thanh toán hiện hành Nợ dài hạn/Vốn CSH Tổng nợ/Vốn CSH Tổng nợ/Tổng tài sản Dầu khí 1,36 2,21 0,06 0,36 0,47 Vật liệu cơ bản 1,61 2,23 0,62 1,25 0,52 Công nghiệp 1,87 2,29 0,32 0,92 0,63 Hàng tiêu dùng 1,68 2,43 0,18 0,76 0,62 Y tế 3,03 2,69 0,13 0,72 0,47 Dịch vụ tiêu dùng 3,94 4,41 0,12 0,60 0,48 Viễn thông 2,52 2,72 0,03 0,21 0,40 Các dịch vụ hạ tầng 2,79 3,00 0,35 0,50 0,43 Tài chính 5,71 2,68 0,23 0,30 0,49 Công nghệ 3,20 3,57 0,05 0,45 0,47

(Nguồn: Từ trang web: https://www.stockbiz.vn/Industries.aspx?view=1 tháng 9 năm 2017)

Tỷ số thanh toán nhanh và tỷ số thanh toán hiện hành của ngành hàng tiêu dùng lần lượt là 1,68 và 2,43 thấp hơn nhiều so với các ngành còn lại. Điều này cho thấy khả năng thực hiện nghĩa vụ đối với các khoản nợ ngắn hạn của ngành là thấp. Các chỉ số tổng nợ dài hạn / vốn CSH và tổng nợ/ vốn CSH của ngành đều nhỏ hơn 1 điều này có nghĩa mức tài trợ của vốn chủ sở hữu còn cao hơn các khoản nợ. Nhìn chung, sức mạnh tài chính của ngành hàng tiêu dùng cao hơn so với một số ngành khác.

Bảng 2.3. Hiệu quả quản lý của các ngành

Tên ngành ROE (%) ROA (%) ROIC (%)

Dầu khí 13,58 6,02 4,69

Vật liệu cơ bản 13,30 6,09 10,41

Công nghiệp 15,03 5,96 9,82

Tên ngành ROE (%) ROA (%) ROIC (%) Y tế 18,18 8,74 15,91 Dịch vụ tiêu dùng 12,77 7,44 8,44 Viễn thông 37,18 21,30 21,31 Các dịch vụ hạ tầng 12,18 6,68 9,08 Tài chính 11,26 4,79 3,43 Công nghệ 11,00 5,12 8,65

(Nguồn: Từ trang web: https://www.stockbiz.vn/Industries.aspx?view=4 tháng 9 năm 2017)

Các chỉ số ở bảng trên cho thấy hiệu quả quản lý của các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng ở mức trung bình so với các ngành còn lại.

2.2. CÁC GIẢ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT 2.2.1. Các giả thuyết nghiên cứu 2.2.1. Các giả thuyết nghiên cứu

a. Nhóm giả thuyết ảnh hưởng của các nhân tố đặc điểm tài chính

(1) Giả thuyết ảnh hưởng của quy mô doanh nghiệp đến mức độ minh bạch

Có thể giải thích cho mối quan hệ giữa quy mô doanh nghiệp và mức độ minh bạch thông tin như sau: các doanh nghiệp lớn thường có nhà đầu tư lớn hơn doanh nghiệp nhỏ và thu hút sự chú ý nhiều hơn từ các nhà phân tích. Các doanh nghiệp lớn cũng có nhiều nguồn lực để minh bạch thông tin tốt hơn cho nhà đầu tư so với các doanh nghiệp nhỏ. Các doanh nghiệp lớn có nhu cầu vốn lớn và cần huy động vốn nhiều hơn.

Các nghiên cứu trước đây đã xác định biến quy mô doanh nghiệp có ảnh hưởng đáng kể đến mức độ minh bạch thông tin trên BCTC của các DNNY. Nhận định này được rút ra từ kết quả nghiên cứu của các tác giả: Bushman, Piotroski, and Smith (2004); Cheung và cộng sự (2005); Lê Thị Mỹ Hạnh (2015). Hầu hết các nghiên cứu đều cho rằng các doanh nghiệp lớn thì mức độ minh bạch thông tin tài chính cao hơn doanh nghiệp nhỏ.

Ngoài ra, theo lý thuyết đại diện (Jensen và Meckling, 1976), chi phí đại diện có liên quan đến sự tách rời giữa quyền quản lý và quyền sở hữu, thông thường xuất hiện ở những doanh nghiệp có quy mô lớn. Chi phí đại diện có xu hướng gia tăng cùng với quy mô của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có quy mô lớn có khả năng sẽ công bố nhiều thông tin hơn nhằm cố gắng làm giảm chi phí này.

Đối với ngành hàng tiêu dùng, sự chênh lệch về quy mô (giá trị tài sản trên BCĐKT) giữa các doanh nghiệp là tương đối lớn. Nhiều doanh nghiệp có quy mô lớn như Công ty cổ phần tập đoàn Masan (mã chứng khoán MSN) có giá trị tài sản 73.039 tỷ đồng (thời điểm cuối năm 2016); CTCP sữa Việt Nam (mã chứng khoán VNM) có giá trị tài sản 29.378 tỷ đồng. Trong khi đó, công ty cổ phần may Phú thịnh – Nhà Bè (mã chứng khoán NPS) có giá trị tài sản là 73 tỷ đồng. (Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của các doanh nghiệp).

Căn cứ vào các lập luận trên, giả thuyết được đặt ra là:

Giả thuyết H1.1: Các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên TTCK Việt Nam có quy mô lớn thì mức độ minh bạch thông tin trên BCTC cao hơn các doanh nghiệp có quy mô nhỏ.

(2) Giả thuyết ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính đến mức độ minh bạch

Thông thường, chủ nợ sẽ yêu cầu doanh nghiệp cung cấp thông tin nhiều hơn để đảm bảo lợi ích cho họ. Nhà quản lý sẽ thuyết phục các chủ nợ trong việc cung cấp tín dụng bằng việc minh bạch thông tin nhiều hơn để giảm chi phí nợ vay.

Một số nghiên cứu trước đây cho rằng, doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính cao sẽ minh bạch thông tin nhiều hơn các doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính thấp. Khi các doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính cao thì sẽ chịu sự giám sát nhiều hơn từ các bên liên quan. Theo Cheung và cộng sự (2005), các doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính cao thì mức độ minh bạch thông tin cao, vì chủ nợ

yêu cầu phải minh bạch thông tin. Nhận định này cũng tương tự như nhận định của lê Thị Mỹ Hạnh (2015).

Đồng thời, theo lý thuyết đại diện, minh bạch thông tin là cách để nhà quản lý giảm chi phí đại diện. Tăng cường mức độ công bố và minh bạch thông tin sẽ làm giảm sự bất cân xứng thông tin giữa các chủ nợ và nhà quản lý, do đó làm giảm chi phí đại diện.

Đòn bẩy tài chính của các doanh nghiệp niêm yết ngành hàng tiêu dùng tại Việt Nam năm là 0,76; ngành Vật liệu cơ bản là 1,25 (Nguồn: từ trang web: http://www.stockbiz.vn/Industries.aspx?view=1 tháng 9 năm 2017). Tỷ số này cho thấy các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng sử dụng nợ ít hơn vốn chủ sở hữu. Việc sử dụng ít nợ này có thể ảnh hưởng đến mức độ minh bạch thông tin trên BCTC của các doanh nghiệp thuộc ngành hàng tiêu dùng.

Từ những lập luận trên, giả thuyết tiếp theo được đặt ra như sau:

Giả thuyết H1.2: Các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên TTCK Việt Nam có đòn bẩy tài chính càng lớn thì mức độ minh bạch thông tin trên BCTC càng cao.

(3) Giả thuyết ảnh hưởng của hiệu quả kinh doanh đến mức độ minh bạch

Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thể hiện một cách cơ bản qua chỉ số mức sinh lời. Các doanh nghiệp có mức sinh lời cao thì mức độ minh bạch thông tin cao hơn để nhà quản lý có cơ hội được hưởng các khoản lợi ích nhiều hơn từ cổ đông hoặc để duy trì vị thế của mình. Ngoài ra, các doanh nghiệp có mức sinh lời cao thường công bố nhiều thông tin nhằm thu hút sự quan tâm của thị trường và các nhà đầu tư quan tâm đến họ, từ đó giá trị cổ phiếu của họ được gia tăng (Cheung và cộng sự, 2005). Doanh nghiệp có mức sinh lời cao sẵn sàng minh bạch thông tin cho các nhà đầu tư bên ngoài hơn là doanh nghiệp có mức sinh lời thấp. Đồng tình với nhận định này có các nghiên cứu của Khanna & cộng sự (2004).

Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện trên các báo cáo. Theo lý thuyết tín hiệu, khi có sự tồn tại bất cân xứng thông tin, nhà quản lý phải cung cấp tín hiệu về tình hình tài chính doanh nghiệp cho chủ sở hữu. Khi các DNNY có mức sinh lời cao thì họ thường chủ động trong việc minh bạch thông tin nhiều hơn ra bên ngoài; đây là cách mà các DNNY phát tín hiệu ra thị trường, để các nhà đầu tư phân biệt được chứng khoán tốt và xấu.

Giả thuyết H1.3: Các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên TTCK Việt Nam có mức sinh lời cao sẵn sàng minh bạch thông tin hơn là doanh nghiệp có mức sinh lời thấp.

(4) Giả thuyết ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng tài sản đến mức độ minh bạch

Doanh nghiệp có hiệu suất sử dụng tài sản cao thì mức độ minh bạch thông tin cao hơn doanh nghiệp có hiệu quả sử dụng tài sản thấp vì các doanh nghiệp có hiệu suất sử dụng tài sản cao có thể thu hút được nhiều nhà đầu tư và nhà phân tích hơn. Do vậy, các doanh nghiệp này công bố thông tin nhiều hơn và thông tin minh bạch hơn (theo Cheung và cộng sự, 2005).

Sử dụng lý thuyết đại diện có thể lý giải mối quan hệ này như sau: các doanh nghiệp có hiệu suất sử dụng tài sản cao thường minh bạch thông tin trên BCTC hơn để duy trì lợi thế cho nhà quản lý (người đại diện) và để thu hút sự chú ý của nhà đầu tư về tính hiệu quả trong công tác quản trị nói chung và việc sử dụng tài sản nói riêng của người đại diện. Đây cũng là cách phát tín hiệu cho nhà đầu tư (người chủ) hiện tại và tương lai của doanh nghiệp thấy được triển vọng tương lai trong hoạt động của doanh nghiệp mà mình quản lý (Lê Thị Mỹ Hạnh, 2015).

Giả thuyết H1.4: Các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên TTCK Việt Nam có hiệu suất sử dụng tài sản càng cao thì mức độ minh bạch thông tin trên BCTC càng cao.

(5) Giả thuyết ảnh hưởng của tài sản đảm bảo đến mức độ minh bạch

Mối quan hệ giữa nhân tố tài sản đảm bảo và mức độ minh bạch thông tin của các DNNY trên TTCK Hồng Kông được nhóm tác giả Cheung và cộng sự (2005) kết luận là có mối quan hệ thuận chiều. Lý giải cho mối quan hệ này, nhóm tác giả cho rằng các doanh nghiệp có giá trị tài sản cố định cao thường phải minh bạch thông tin cho những người bên ngoài về việc sử dụng tài sản cố định vào dự án nào, mục đích gì. Ngược lại với kết luận trên, theo nghiên cứu của M. Jensen và H. Meckling (1976) cho rằng có mối quan hệ nghịch giữa giá trị tài sản đảm bảo và mức độ minh bạch thông tin. Nhóm tác giả giải thích rằng các nhà cung cấp vốn sẽ nắm giữ tài sản thế chấp khi doanh nghiệp phá sản, do đó làm giảm áp lực phải minh bạch thông tin.

Khi đi vay vốn, doanh nghiệp thường phải đảm bảo bằng tài sản cố định. Do đó, những doanh nghiệp có giá trị tài sản cố định cao có thể không minh bạch các thông tin tài chính khác như: hiệu quả hoạt động, các khoản nợ, giá trị hàng tồn kho...

Từ những lập luận trên, giả thuyết tiếp theo được xây dựng:

Giả thuyết H1.5: Các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên TTCK Việt Nam có tài sản đảm bảo cao thì mức độ minh bạch thông tin trên BCTC thấp.

b. Nhóm giả thuyết ảnh hưởng của các nhân tốđặc điểm quản trị công ty

Sự tách biệt giữa người sở hữu và quản lý trong các công ty cổ phần là một trong những nguyên tắc quản trị công ty. Chủ sở hữu của các công ty cổ phần có xu hướng sẽ thuê giám đốc đại diện cho mình điều hành doanh nghiệp. Thông qua hợp đồng đại diện, người quản lý - người đại diện có quyền và trách nhiệm trong việc ra quyết định và thực hiện các hoạt động trong phạm vi hợp đồng đã xác định. Trong đó, việc minh bạch thông tin trên BCTC là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, lợi ích của người quản lý và chủ sở hữu thường khác nhau. Trong nhiều trường

hợp, giám đốc đưa ra các quyết định xuất phát từ lợi ích cá nhân họ chứ không phải vì lợi ích của cổ đông. Khi mâu thuẫn về quyền lợi gữa người đại diện và chủ sở hữu không được giải quyết thì tính minh bạch thông tin trên BCTC của các DNNY sẽ không được đảm bảo. Lý thuyết đại diện là cơ sở quan trọng để giải thích sự ảnh hưởng của các nhân tố đặc điểm quản trị công ty đến mức độ minh bạch thông tin trên BCTC của các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên TTCK Việt Nam.

(6) Giả thuyết ảnh hưởng của chủ thể kiểm toán đến mức độ minh bạch

Doanh nghiệp kiểm toán lớn ít phụ vào khách hàng hơn các doanh nghiệp kiểm toán nhỏ. Các doanh nghiệp kiểm toán lớn quan tâm nhiều hơn đến việc bảo vệ vị thế của mình. Do đó, các doanh nghiệp kiểm toán lớn thường xây dựng quy trình kiểm toán chặt chẽ và yêu cầu khách hàng phải công bố và minh bạch thông tin nhiều. Đối với các DNNY, việc tìm đến doanh nghiệp kiểm toán lớn có uy tín là lời khẳng định với nhà đầu tư về mức độ minh bạch thông tin trên BCTC.

Lý giải ảnh hưởng của nhân tố chủ thể kiểm toán đến mức độ minh bạch thông tin, lý thuyết thông tin hữu ích cho rằng: do đặc điểm mất cân đối về mặt

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)