6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.5.2. Hoàn thiện chính sách về giá cả
Giá cả là một yếu tố quan trọng, ảnh hưởng lớn tới những kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó việc tính giá cũng trở nên vô cùng quan trọng đối với những nhà phụ trách marketing, việc định giá là lập luận duy nhất có thể chuyển dịch sang một việc kinh doanh tiềm năng thành hiện thực. Việc định giá thành công sẽ giúp cho doanh nghiệp tăng lợi nhuận, mở rộng thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh…. Nhưng nếu nó không thành công thì nó có thể đem lại những thành quả nhất thời nhưng về lâu dài nó sẽ phản tác dụng. có nhiều cách để tiến hành định giá cho sản phẩm, nhưng sử dụng phương pháp nào thì phải xem xét doanh nghiệp đang theo đuổi mục tiêu nào, sản phẩm của doanh nghiệp đang ở giai đoạn nào của chu kỳ sống.
Hiện nay, sản phẩm của công ty có rất nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Các đối thủ này có những sản phẩm có chẩt lượng cao, ngang với sản phẩm của công ty, mặt khác giá của những sản phẩm này cũng không chênh lệch mấy với sản phẩm của công ty. Không những vậy, thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty đa số là vùng nông thôn, đại bộ phận dân chúng còn nghèo, trong quá trình mua sản phẩm, vẫn coi yếu tố giá cả là trên hết. Công ty phải xây dựng lại hệ thống giá cả sao cho phù hợp với mức sống hiện nay của người dân, biến giá cả thành vũ khí cạnh tranh lợi hại nhất. Có vậy, mới thu hút được khách hàng, tăng lợi nhuận, doanh thu và tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty
Giá cả thay đổi theo từng ngày, đòi hỏi công ty phải liên tục cập nhật thông tin về tình hình biến động giá cả trên thị trường để có những thay đổi tương ứng, tránh để đối thủ cạnh tranh phá giá.
Hiện tại, công ty đang áp dụng khá thành công phương pháp định giá cộng thêm một phần lợi nhuận mục tiêu vào chi phí và có sự điều chỉnh giá phù hợp theo sự biến động của thị trường cũng như theo khu vực. Công ty nên tiếp tục duy trì chính sách giá này và có sự áp dụng linh hoạt tùy theo mỗi khu vực và đối tượng khách hàng.
Để kích thích lượng tiêu thụ sản phẩm thì công ty đã tiến hành các hình thức điều chỉnh giá như chiết khấu, định giá phân biệt…Đối với thị trường mới này, công ty có thể sử dụng thêm một số hình thức điều chỉnh giá như sau:
+ Định giá phân biệt: Đối với các khách hàng quen thuộc thì công ty có thể áp dụng các mức giá cố định và thấp hơn mức giá áp dụng với các khách hàng mua không thường xuyên. Với các mùa trong năm thì giá sản phẩm cũng có sự khác biệt do đặc điểm khí hậu miền Nam có sự phân biệt hai mùa rõ rệt, vào mùa mưa thì việc xây dựng sẽ rất khó khăn và hàng hóa sẽ bán rất chậm và tồn nhiều. Mức giá vào mùa mưa sẽ thấp hơn nhiều do nhu cầu xây dựng giảm, giảm giá để kích thích lượng hàng bán.
+ Ngoài ra, công ty có thể áp dụng thêm định giá theo chiết khấu tiền mặt, chiết giá theo lượng hàng mua, chiết giá cho các trung gian phân phối… Giá của sản phẩm luôn thay đổi Công Ty TNHH Thái Việt Agri Group nên áp dụng chính sách chiết khấu nên dựa trên doanh số bán hàng của các đại lý.
Bảng 3.3. Mức chiết khấu đề xuất dựa trên doanh số bán của các đại lý doanh số bán của các đại lý (VNĐ) Phần trăm chiếc khấu (%) dưới 60.000.000 2 60.000.000-85.000.000 3 85.000.000-120.000.000 3,5 120.000.000-180.000.000 4 trên 180.000.000 4,5
Việc điều chỉnh giá cho các khu vực và các đối tượng khách hàng phải linh hoạt và phù hợp để kích thích khách hàng mua và sử dụng các sản phẩm của công ty.
- Chủ động nguồn nguyên vật liệu và giảm chi phí nguyên vật liệu: Hiện
tại do nằm trong một trong những vùng nguyên liệu của khu vực miền trung và Tây Nguyên, nên công ty đã lựa chọn và có mối quan hệ tốt với các nhà cung ứng giá thấp và chất lượng đảm bảo nên công ty đã giảm được chi phí về giá nguyên vật liệu cũng như chi phí vận chuyển. Tuy nhiên, một số nguyên vật liệu như bã nành không có trong nước thì công ty vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài. Do vậy, để có thể chủ động về nguyên vật liệu thì trong thời gian tới, công ty có thể phối hợp với công ty mẹ ở Thái Lan để có thể chủ động về nguyên liệu và tối ưu hóa về chi phí nguyên vật liệu và nguyên vật liệu được tiêu chuẩn hóa cao cho công ty.
Bên cạnh đó, công ty cũng phải chú trọng đến công tác bảo quản và dự trữ nguyên vật liệu, nâng cấp hệ thống kho và giảm tình trạng thất thoát hao hụt kho hàng.
- Đối với chi phí vận chuyển: yếu tố xăng dầu tăng do biến động của thị trường thế giới làm tăng chi phí vận chuyển lên rất nhiều. Do đó, công ty phải
có những phương án vận chuyển linh hoạt, áp dụng với các khu vực thị trường khác nhau sao cho hợp lý. Đối với các nhà phân phối, khách hàng có phương tiện vận chuyển thì công ty sẽ không tính cước vận chuyển vào giá bán sản phẩm và sẽ đảm bảo khâu bốc xếp từ kho hàng công ty lên xe cho khách hàng. Đối với khách hàng có khoảng cách đại lý xa thì công ty sẽ dồn đơn đặt hàng thành khối lượng lớn, đóng container và vận chuyển bằng tàu thủy để giảm chi phí vận chuyển.
Để tiện lợi trong việc tính toán chi phí vận chuyển cần quy định bảng giá chung cho mọi khách hàng căn cứ vào giá đơn vị 1km trong điều kiện thuận lợi, quảng đường thực tế và hệ số khó khăn. Công thức tính như sau:
Chi phí vận chuyển = Giá đơn vị (VND/Km) x Quảng đường (Km) x Hệ số khó khăn
Bảng 3.4. Bảng hệ số khó khăn của đường vận chuyển
Loại đường Đặc điểm Hệ số khó khăn
Loại 1 Mặt đường nhựa, bê tông ở đồng bằng 1,0 Loại 2 Mặt đường nhựa, bê tông ở miền núi 1,1
Loại 3 Mặt đường cấp phối ở đồng bằng 1,2
Loại4 Mặt đường cấp phối ở miền núi 1,3
Loại 5 Đường đặc biệt khó khăn 1,4 đến 2,0
Nhờ chính sách giá cả hợp lý công ty giữ được thị phần cũ đồng thời mở rộng ra các thị trường mới có hiệu quả hơn, tăng thị phần của công ty. Tạo cho khách hàng cảm giác thoải mái khi mua hàng, nâng cao được uy tín của công ty trong con mắt của khách hàng. Xây dựng được một cơ cấu giá hợp lý, phù hợp với từng thị trường, với khả năng thu nhập của nhiều người. Nhờ đó nâng cao khả năng tiêu thụ của công ty.