6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.5.1. Hoàn thiện chính sách sản phẩm
Đối với chính sách phát triển sản phẩm mới thì sẽ bao gồm cả việc cải tiến các sản phẩm hiện tại và phát triển các sản phẩm mới.
a. Đối với việc cải tiến sản phẩm hiện tại
- Về mẫu mã sản phẩm
Hiện tại, khi mà có sự dư cung lớn trên thị trường thì các doanh nghiệp sẽ sử dụng các yếu tố mẫu mã, chất lượng, giá cả trong cạnh tranh. Đối với một sản phẩm thức ăn chăn nuôi, mẫu mã sản phẩm lại càng quan trọng có thể dẫn đến quyết định mua của khách hàng.
Mẫu mã các dòng sản phẩm thức ăn chăn nuôi của và các nhãn hiệu của Công Ty TNHH Thái Việt Agri Group trên thị trường hiện nay có khoảng 60 sản phẩm các loại. So với công ty lớn trên thị trường hiện nay thì con số này vẫn còn thấp, mặt khác do mới thâm nhập vào thị trường Việt Nam nên khách hàng vẫn còn ít đến các sản phẩm của Công Ty TNHH Thái Việt Agri Group.
Trong thời gian tới, phòng Thí nghiệm của công ty cần chú ý tới công tác thử mẫu và phối liệu mẫu, kết hợp với sự tư vấn của phòng Kinh doanh và
ban Thị trường để có thể tạo ra các mẫu phù hợp và được khách hàng ưa thích. Đặc biệt trong dòng sản phẩm dành cho gia súc, cần chú ý tới các sản phẩm dành cho các Vật nuôi Trâu, Bò, Dê cừu bởi xu thế hiện nay của người tiêu dùng thường đầu tư mua các sản phẩm thức ăn chăn nuôi nhằm rút ngắn thời gian nuôi, qua đó thu lại lợi nhuận cao trong chăn nuôi so với chăn nuôi theo kiểu truyền thống.
Bảng 3.1. Số lượng Trâu, Bò, Lợn trong 3 năm (2012- 2014)
(ĐVT: ngàn con)
Vật nuôi 2012 2013 2014
Sô lượng Tỷ lệ Sô lượng Tỷ lệ Sô lượng Tỷ lệ
Trâu 2.627 7,66 2.559 7,53 2.511 7.28
Bò 5.194 15,14 5.156 15,17 5.2 34 15.17
Lợn 26.493 77,2 2.6264 77,3 26.761 77.55
Tổng 34.315 100,00 33.980 100,00 34.507 100
(Nguồn: Niên giám thống kê 2014)
Ta thấy tình hình chăn nuôi Trâu, Bò của nước ta qua 3 năm ít có sự biến động về số lượng và tỷ lệ trâu bò chiếm một tỷ lệ đoán kể gần 30% so với tổng số lượng Trâu, Bò, Lợn. Vì vậy, Công Ty TNHH Thái Việt Agri Group nên đầu tư nghiên cứu về loại thức ăn cho Trâu, Bò, Dê, Cừu,…
- Về bao bì sản phẩm: Phải nhận thức rằng, bao bì không chỉ là vật để bao gói sản phẩm, bảo vệ sản phẩm mà mặt khác bao gói cũng tạo hình ảnh về công ty và nhãn hiệu, tạo khả năng và ý niệm về sự cải tiến sản phẩm hàng hóa. Do đó, đối với bao bì sản phẩm ngoài chú ý đến chất lượng bao bì phải dai, giúp hạn chế trầy xước, rách thì công ty cũng cần chú ý đến màu sắc bao bì. Mỗi loại sản phẩm thức ăn chăn nuôi nên có một bao bì có màu sắc đặc trưng khác nhau để khách hàng dễ nhận biết, trên đó cũng phải in các thông tin rõ ràng, sắc nét, tránh tình trạng nhòe mực khi dính nước. Điều này sẽ góp phần tạo ấn tượng tốt về hình ảnh của công ty với khách hàng bởi sản phẩm
có chất lượng tốt và mẫu mã phong phú thì ngay cả trên bao bì sản phẩm cũng phải phản ánh được điều đó.
- Cải tiến về chất lượng sản phẩm:
Tăng chi phí cho công tác nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới, thí nghiệm kiểm tra sản phẩm. Giải quyết vấn đề này thì chất lượng sản phẩm luôn được bảo đảm.
Công ty cần chủ động trong việc cân đối lượng dự trữ nguyên vật liệu, đồng thời Cần đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu đầu vào. Việc chủ động trong nguồn nguyên liệu đầu vào cũng đã giúp cho công ty tiết kiệm chi phí và có được mức giá cạnh tranh so với các đối thủ của mình, để thực hiện được điều đó công ty cần phải thực hiện những việc sau:
+ Trên cơ sở định mức tiêu hao, tiêu chuẩn chất lượng kỹ thuật đề ra, bộ phận cung ứng vật tư phải đảm bảo cung ứng nguyên vật liệu đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng yêu cầu, chủng loại, khối lượng và thời gian cần thiết.
+ Lựa chọn các nhà cung ứng và có chất lượng cao cũng như giá thành phù hợp.
+ Thực hiện bảo quản nguyên vật liệu theo đúng kỹ thuật.
+ Có kế hoạch thu mua nguyên vật liệu kịp thời, đúng tiêu chuẩn chất lượng và tìm được nguồn cung ứng nguyên vật liệu ổn định, giá rẻ, thực hiện công tác kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu chặt chẽ, loại bỏ những nguyên vật liệu không đủ tiêu chuẩn.
Trong quá trình sản xuất của mình, công ty phải có sự tận dụng tối đa công suất máy móc của mình, đáp ứng được kịp thời yêu cầu khách hàng, có sự cải tiến công nghệ cũng như thường xuyên bảo dưỡng, bảo trì máy móc, dây chuyền để đảm bảo hoạt động ổn định và liên tục.
b. Đối với việc phát triển sản phẩm mới
là sản phẩm thức ăn chăn nuôi gia súc dành cho lợn là chủ yếu,Hiện nay chưa có sản phẩm dành cho các gia súc khác như trâu, bò, dê… Nhưng hiện nay, trong chăn nuôi nhu cầu về các loại sản phẩm này ngày càng tăng lên. Tất nhiên, việc phát triển sản phẩm mới sẽ đòi hỏi chi phí về nghiên cứu phát triển cũng như đòi hỏi chi phí lắp đặt dây chuyền mới nhưng việc phát triển dòng sản phẩm này sẽ giúp công ty công ty tăng doanh số, thỏa mãn đối tượng khách hàng mới chưa được nhiều công ty khai thác, kéo dãn cơ cấu mặt hàng lên phía trên, tăng khả năng cạnh tranh của công ty.
Bảng 3.2. Danh mục sản phẩm mới đề xuất 2015-2017
STT Tên sản phẩm Bao gói trọng lượng (kg)
1 Bò sữa (giai đoạn cạn sữa) 25
2 Bò sữa (60 - 21 ngày tuần trước khi đẻ) 25
3 Bò, Dê, Cừu thịt vỗ béo 25
4 Bò thịt 150 - 300 kg 25
5 Bò sữa cao sản (21 ngày trước khi đẻ) 25
6 Bò con (giai đoạn cai sữa) 25
7 Bò con (giai đoạn tập ăn) 25
8 Trâu con ( Giai đoạn tập ăn) 25
9 Trâu (60-21 ngày trước khi đẻ) 25
Đối với thức ăn chăn nuôi gia súc cần chú trọng đầu tư chiều sâu về công nghệ, nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm, đầu tư cho công tác thiết kế mẫu mã sản phẩm mới, ứng dụng công nghệ trang trí mới nhất như in rulo, in phun, để tăng sức cạnh tranh.
Để phát triển sản phẩm mới, công ty phải tiến hành nghiên cứu thị trường, điều tra nhu cầu thị trường, thiết kế sản phẩm mới, sản xuất thử nghiệm và thử
phản ứng của khách hàng. Sản phẩm mới này sẽ có chất lượng tốt,và mẫu mã phong phú có thể đáp ứng nhu cầu của những khách hàng có đòi hỏi khắt khe về chất lượng sản phẩm và mẫu mã. Đi kèm theo sản phẩm mới thì công ty có thể cung cấp thêm các dịch vụ bổ sung như dịch vụ tư vấn cho khách hàng hay các dịch vụ vận chuyển…