6. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.3. ĐẶC ĐIỂM DỊCH VỤ CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
1.3.1. Các loại sản phẩm dịch vụ cho vay tại ngân hàng
* Căn cứ vào mục đích:
- Cho vay bất động sản:Là loại cho vay liên quan đến việc mua sắm, xây dựng bất động sản, nhà ở, đất đai, bất động sản trong lĩnh vực Công nghiệp, thương mại và dịch vụ.
- Cho vay Công nghiệp và thương mại: Là loại cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực Công nghiệp, Thương mại và dịch vụ.
- Cho vay Nông nghiệp: Là loại cho vay để trang trải các chi phí như: phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, thức ăn gia súc, nguyên liệu lao động….
- Cho vay sinh hoạt: Là loại cho vay đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng như: mua sắm các vật dụng đắt tiền (xe, du học….)
* Căn cứ vào thời hạn:
- Cho vay ngắn hạn: Loại cho vay này có thời hạn đến 12 tháng và được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân.
- Cho vay trung hạn: Theo quy định hiện nay của NHNN Việt Nam, cho vay trung hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 5 năm. Tín dụng trung hạn chủ yếu được sử dụng để đầu tư, mua sắm TSCĐ, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh…
- Cho vay dài hạn: Là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm và thời hạn tối đa có thể lên đến 20–30 năm.Tín dụng dài hạn là loại tín dụng được cung cấp để đáp ứng các nhu cầu dài hạn: xây dựng nhà ở, các thiết bị, phương tiện vận tải có quy mô lớn, xây dựng các xí nghiệp mới.[16]
* Căn cứ mức độ tín nhiệm đối với khách hàng:
- Cho vay không đảm bảo: Là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba, việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân.
Đối tượng và điều kiện:
● Cá nhân người Việt Nam có Hộ khẩu thường trú/KT3 tại nơi đăng ký vay và đang công tác tại đơn vị thuộc một trong các loại hình sau: Công ty
Nhà nước, Công ty Cổ phần, Công ty Liên doanh, Công ty TNHH Việt Nam, Công ty nước ngoài, Cơ quan hành chính sự nghiệp, Tổ chức - hiệp hội nước ngoài.
● Tuổi từ 22 tuổi trở lên và tuổi + thời hạn vay không quá 55 đối với nữ và 60 đối với nam.
● Thu nhập ròng hàng tháng
- Từ 6 triệu đồng trở lên tại khu vực TP.HCM và Hà Nội - Từ 4 triệu đồng trở lên tại các tỉnh hoặc thành phố khác. ● Thâm niên công tác 24 tháng trở lên tại đơn vị hiện tại. ● Có điện thoại cố định tại nơi cư trú.[6]
- Cho vay có đảm bảo: là hình thức cho vay mà khách hàng phải thế chấp cho ngân hàng tài sản với mục đích giảm thiểu rủi ro mất vốn cho ngân hàng trong trường hợp khách hàng không muốn hoặc không thể trả nợ khi nợ vay đã đến hạn. Tài sản bảo đảm thông thường là bất động sản, trang thiết bị, nhà xưởng, hàng tồn kho, các khoản phải thu, cổ phiếu công ty, chứng khoán kinh doanh của công ty.
1.3.2. Đặc điểm dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân
+) Đối tượng: Là các cá nhân và hộ gia đình có nhu cầu vay vốn sử dụng cho những mục đích sinh hoạt tiêu dùng hay phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân hay hộ gia đình đó. Khác với các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế, KHCN thường có số lượng rất lớn, nhu cầu vay vốn rất đa dạng nhưng thông thường nhu cầu vay vốn của mỗi KHCN là không thường xuyên và chịu sự ảnh hưởng lớn bởi môi trường kinh tế, văn hoá – xã hội.
+) Thời hạn vay vốn: Tuỳ thuộc vào từng mục đích vay vốn và hình thức cho vay mà các khoản vay của khách hàng cá nhân có thời hạn: ngắn hạn, trung đến dài hạn.
khoản vay của KHCN thường nhỏ hơn các khoản vay của doanh nghiệp. Tuy vậy, ở các NHTM số lượng các khoản vay KHCN thường lớn. Ở các NHTM hoạt động theo định hướng là ngân hàng bán lẻ, số lượng các khoản vay khách hàng cá nhân là rất lớn và do đó tổng quy mô các khoản vay khách hàng cá nhân thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ của ngân hàng.
+) Chi phí cho vay: Do các khoản vay KHCN thường có quy mô nhỏ, số lượng các khoản vay này thường rất lớn nên các ngân hàng thường phải bỏ ra nhiều chi phí (cả về nhân lực và công cụ) trong việc phát triển khách hàng, thẩm định, xét duyệt và quản lý các khoản vay. Do đó, chi phí tính trên mỗi đồng cho vay KHCN thường lớn hơn các khoản vay Doanh nghiệp.
+) Lãi suất cho vay: Lãi suất của các khoản vay KHCN thường cao hơn các khoản vay khác của NHTM. Nguyên nhân là do các chi phí của cho vay KHCN lớn, các khoản vay KHCN có mức độ rủi ro cao. Ở Việt Nam lãi suất cho vay KHCN thông thường cao hơn lãi suất cho vay doanh nghiệp từ 1,2 - 1,5 lần.
+) Rủi ro tín dụng: Các khoản cho vay KHCN thường có nhiều rủi ro nhất đối với ngân hàng. Sở dĩ như vậy là do tình hình tài chính của KHCN thường thay đổi nhanh chóng tuỳ theo tình trạng công việc và sức khoẻ của họ. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các cá nhân và hộ gia đình thường có trình độ quản lý yếu, thiếu kinh nghiệm, trình độ kỹ thuật và khoa học công nghệ lạc hậu, khả năng cạnh tranh trên thị trường bị hạn chế. Do đó, ngân hàng sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro khi người vay bị thất nghiệp, gặp tai nạn, phá sản... [17]
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong xu thế hội nhập quốc tế về ngân hàng, hoạt động kinh doanh của các ngân hàng Việt Nam ngày càng mở rộng, từng NHTM đã và đang không ngừng thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, phát triển ngày càng nhiều sản phẩm dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, giành thế chủ động trong cạnh tranh, các ngân hàng thương mại đã và đang thực hiện các chiến lược marketing ngân hàng. Trong chương 1, tác giả đã trình bày khái niệm về Marketing truyền thống, Marketing hiện đại, Marketing dịch vụ và Marketing ngân hàng. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã nêu được các thành phần cơ bản của Marketing Mix, những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động Marketing của ngân hàng.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING DỊCH VỤ CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG LIÊN
DOANH VIỆT-NGA, CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG LIÊN DOANH VIỆT NGA- CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG
2.1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển
Ý tưởng thành lập ngân hàng liên doanh giữa Nga và Việt Nam để tăng cường hợp tác song phương được lãnh đạo Chính phủ hai nước nhất trí trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nga Mikhail Fradkov vào tháng 2 năm 2006. Ngân hàng Liên doanh Việt – Nga (VRB) chính thức đi vào hoạt động ngày 19/11/2006 và là kết quả hợp tác của hai ngân hàng hàng đầu hai nước là BIDV (Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam) và VTB (Ngân hàng Ngoại thương Nga), với mức góp vốn điều lệ ngang nhau.
VRB là Ngân hàng Liên doanh giữa hai Ngân hàng hàng đầu của hai nước là Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng VTB (trước là Ngân hàng ngoại thương Nga Vneshtorgbank) với mức góp vốn điều lệ như nhau. Việc thành lập VRB nhằm mục tiêu ngoài nhiệm vụ phát triển quan hệ chính trị, thương mại hai nước, mục tiêu phát triển VRB trở thành NHTM kinh doanh đa năng theo mô hình ngân hàng hiện đại với nguyên tắc phát triển bền vững, an toàn, hiệu quả và hội nhập. Chỉ số an toàn vốn tối thiểu đạt 8%, đáp ứng đầy đủ các chỉ số an toàn trong hoạt động ngân hàng theo thông lệ quốc tế. Thu nhập về hoạt động dịch vụ (bao gồm cả dịch vụ tư vấn) và đầu tư tài chính chiếm không thấp hơn 40% thu nhập.
Vốn điều lệ của VRB đã tăng từ 10 triệu USD khi mới thành lập lên 30 triệu USD năm 2013, 62,5 triệu USD năm 2008, 168,5 triệu USD (tương đương 3 nghìn tỷ đồng Việt Nam) vào đầu năm 2011, với tỷ lệ góp vốn ngang nhau.
VRB là một trong những đơn vị đi đầu về phát triển mạng lưới trong khối các ngân hàng liên doanh tại Việt Nam. Hiện nay VRB có 6 Chi nhánh, Sở giao dịch ở các vùng kinh tế trọng điểm của đất nước: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Vũng Tàu, Tp. Hồ Chí Minh, có Văn phòng đại diện và Ngân hàng 100% thuộc sở hữu vốn của VRB tại Liên bang Nga.
2.1.2. Chức năng nhiệm vô & cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga doanh Việt - Nga
a. Cơ cấu tổ chức của VRB.ĐN
Ngân hàng Liên doanh Việt Nga – Chi nhánh Tp. Đà Nẵng được thành lập vào quý I năm 2008. Bộ máy tổ chức và nhân sự của VRB.ĐN được điều chỉnh theo từng thời kỳ, tính tới thời điểm hiện tại tổng số cán bộ công nhân viên chi nhánh là 50 người trong đó 15 nam, 35 nữ (bao gồm cả Ban lãnh đạo và cán bộ chính thức).
Trụ sở :124-126 Nguyễn Văn Linh, Phường Nam Dương, Quận Hải Châu, Đà Nẵng.
Email : danang@vrbank.com.vn Điện thoại : 84 236 3745666
Website : www.vrbank.com.vn
Về cơ cấu tổ chức được thể hiện qua sơ đồ sau:
Trình độ chuyên môn:
+ Thạc sĩ: 8 người, tỷ lệ 18%. + Đại học: 41 người, tỷ lệ 80%. + Cao đẳng: 1, tỷ lệ 2%.
c. Chức năng của các phòng ban
- Ban Giám đốc: Chỉ đạo, giám sát và điều hành toàn bộ bộ máy của Ngân hàng, thực hiện chức năng lãnh đạo, quản trị tại ngân hàng.
- Phòng Quan hệ khách hàng:
+ Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch kinh doanh ngắn, trung và dài hạn là mục tiêu định hướng hoạt động của chi nhánh.
+ Quản lý tài sản nợ, tài sản có bằng tiền trong kinh doanh nhằm khai thác sử dụng vốn đạt hiệu quả cao.
+ Thực hiện sơ kết, tổng kết phân tích và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch và kết quả hoạt động kinh doanh theo định kỳ và hàng năm.
+ Thực hiện việc lưu trữ hồ sơ, tài liệu theo quy định.
- Phòng Dịch vụ khách hàng:
Trực tiếp giao dịch với khách hàng sử dụng các dịch vụ của ngân hàng như chuyển tiền, gửi tiền, huy động vốn, thanh toán quốc tế…
- Phòng Quản lý rủi ro:
+ Quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát trong lĩnh vực quản lý rủi ro tín dụng trong toàn hệ thống đảm bảo an toàn, hiệu quả và tuân thủ theo các quy định hiện hành.
+ Xử lý kịp thời các hồ sơ, đề xuất tín dụng do Phòng QHKH trình và rà soát, đánh giá rủi ro để đảm bảo rằng các đề xuất tín dụng phù hợp với các quy trình thủ tục, các quy định và mức rủi ro có thể chấp nhận của VRB.ĐN.
+ Xử lý các đề xuất tín dụng vượt mức phân cấp uỷ quyền cho Chi nhánh theo đúng các quy định của VRB.
- Phòng Kế toán tổng hợp:
+ Có nhiệm vụ hạch toán đầy đủ, chính xác kịp thời mọi nghiệp vụ phát sinh hàng ngày.
+ Xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán thu chi tài chính. + Quản lý sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định.
+ Quản lý, bảo quản đầy đủ an toàn sổ sách chứng từ kế toán Ngân hàng theo đúng chế độ quy định.
+ Cuối ngày phải kiểm tra khối lượng tiền mặt thực tế đối chiếu vào sổ sách kế toán, nếu khớp đúng mới khóa sổ và đưa vào kho…
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga, Chi nhánh Đà Nẵng. Việt - Nga, Chi nhánh Đà Nẵng.
a. Hoạt động tín dụng và bảo lãnh
Bảng 2.1: Dư nợ tín dụng NHLD
Đơn vị tính: triệu USD
Chỉ tiêu 2014 2015 2016
Tổng dư nợ tín dụng 25,232 28,436 36,621
Dư nợ ngắn hạn 17,788 19,194 24,811
Dư nợ trung hạn và dài hạn 7,444 9,242 11,811 (Nguồn:Báo cáotín dụng VRB – Chi nhánh Đà Nẵng)
Tổng dư nợ tín dụng tăng dần qua 3 năm được thể hiện qua bảng biểu trên. Cùng với việc củng cố và phát triển có chọn lọc quan hệ tín dụng với các khách hàng đã và đang vay vốn, chi nhánh cũng luôn chú trọng mở rộng và đẩy mạnh thực hiện đa dạng hóa đối tượng loại hình khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế.
Về tình hình thực hiện đảm bảo tiền vay: Tính đến thời điểm 31/12/2015, dư nợ có tài sản đảm bảo tại chi nhánh đã đạt trên 21 triệu USD quy đổi, tăng 43% so với năm 2014 và chiếm 74% tổng dư nợ của chi nhánh.
Về tình hình nợ quá hạn tại chi nhánh: đến thời điểm 31/12/2015, tổng dư nợ quá hạn là 642 ngàn USD quy đổi chiếm 2,25% trên tổng dư nợ và tăng tuyệt đối 0,15% so với tỷ trọng của năm 2014. Nguyên nhân là do món vay của Tổng Công ty xây dựng Trung Du với số dư 3 tỷ đồng.
b. Hoạt động thanh toán trong nước & quốc tế.
* Hoạt động thanh toán quốc tế
Bảng 2.2. Hoạt động thanh toán quốc tế
Đơn vị: triệu USD, tỷ VND, triệu RUB
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Doanh thu DV thanh toán quốc tế (ngàn USD) 26,7 26,7 32,7 Doanh số thanh toán Việt-Nga (triệu USD) 7,36 7,7 14,3 Doanh số chuyển tiền hai chiều (triệu USD) 7,2 12,4 14,6
Doanh số chuyển tiền đi
VND 6,8 22 31
USD 2 1,9 3,7
RUB 139.2 103,4 63,1
Doanh số chuyển tiền từ Nga về
VND 5,7 21 4,6
USD 0,4 1,66 6,3
RUB 9,8 100,9 13,9
(Nguồn: Báo cáo kinh doanh VRB – Chi nhánh Đà Nẵng)
Tổng doanh số thanh toán quốc tế qua chi nhánh tăng dần qua các năm, thể hiện được sự phát triển của nghiệp vụ thanh toán trong VRB cũng như sự tin tưởng của cỏc cỏ nhân và tổ chức ở nhiều nơi trên thế giới.
c.Nghiệp vụ thanh toán trong nước
Hoạt động thanh toán qua chi nhánh luôn nhanh chóng, kịp thời, đáp ứng tốt nhu cầu thanh toán của khách hàng cũng như yêu cầu của giao dịch vốn
liên ngân hàng giữa chi nhánh và các TCTD khác, nâng cao uy tín của chi nhánh trên thị trường tiền tệ.
d. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ.
Bảng 2.3. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Đơn vị tính: triệu USD, triệu RUB, triệu EUR
Chỉ tiêu 2014 2015 2016
Doanh số mua ngoại tệ
RUB 188,7 96,1 115,9 USD 8,32 7,6 20,3 Ngoại tệ khác (EUR) 0 3,1 24 Doanh số bán ngoại tệ RUB 188,4 96,4 116.3 USD 8,31 6,9 19,8 Ngoại tệ khác (EUR) 0 3,1 25 Thu từ dịch vụ kinh doanh ngoại tệ
(tỷ VND) 1,7 1,22 1,32
( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của VRB)
Đến 31/12/2013 doanh số mua ngoại tệ của chi nhánh đạt 153,9 triệu RUB và 7 triệu USD. Sang năm 2014 con số này đã đạt 188,7 triệu RUB, bằng 123% so với năm 2013 và 8,32 triệu USD, tương đương với 119% năm 2013. Năm 2015 do ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới, thị trường tiền tệ Việt Nam biến động mạnh; đặc biệt đối với thị trường ngoại tệ USD tỷ giá biến động phức tạp.
e. Kết quả kinh doanh
Bảng 2.4. Kết quả kinh doanh
Đơn vị: triệu USD
Các chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Tổng doanh thu 2,6 3,3 4,3
Thu từ hoạt động dịch vụ và hoạt động tài
chính khác 0,156 0,172 0,225
Tổng chi phí 2,4 3,1 4,3
Chênh lệch thu chi trước trích dự phòng 0,57 0,77 0,673 Chênh lệch thu chi sau dự phòng rủi ro 0,211 0,306 0
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của VRB) Tổng doanh thu của chi nhánh luôn tăng lên qua từng năm hoạt động. Năm 2015 bằng 126% so với cả năm 2014 và đạt 102% so với kế hoạch đề ra. Năm 2016 lại tiếp tục tăng và bằng 130% so với doanh thu năm 2015.
Quỹ dự phòng rủi ro của chi nhánh đến 31/12/2016 đạt 24,3 tỷ đồng