Mô hình chất lƣợng ISO-9126

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) các nhân tố tác động đến mức độ hài lòng của người sử dụng phần mềm kế toán khảo sát trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 33 - 37)

8. Tổng quan tài liệu

1.4.3. Mô hình chất lƣợng ISO-9126

ISO-9126 là tiêu chuẩn quốc tế đánh giá phần mềm, có thể đƣợc sử dụng bởi các nhà phát triển phần mềm, tổ chức, nhân viên đảm bảo chất lƣợng phần mềm hay ngƣời đánh giá độc lập.

Mô hình chất lƣợng ISO-9126 trên thực tế đƣợc mô tả là một phƣơng pháp phân loại và chia nhỏ những thuộc tính chất lƣợng, nhằm tạo ra những đại lƣợng đo đếm đƣợc dùng để kiểm định chất lƣợng của sản phẩm phần mềm.

Mỗi tiêu chí chất lƣợng, tiêu chí chất lƣợng con của phần mềm đều đƣợc định nghĩa. Với mỗi tiêu chí và các tiêu chí con, khả năng của phần mềm đƣợc xác định bằng tập các thuộc tính trong đó có thể đo đạc đƣợc. Các tiêu chí và tiêu chí con cũng có thể đo đạt trong phạm vi khả năng của hệ thống chứa phần mềm.

Ở mô hình chất lƣợng nội bộ và chất lƣợng hƣớng ngoại của sản phẩm trong ISO - 9126, chất lƣợng PM đƣợc chia làm 6 đặc tính lớn gồm:

a. Tính chức năng

Khả năng phần mềm cung cấp các chức năng đáp ứng đƣợc nhu cầu sử dụng khi phần mềm làm việc trong điều kiện cụ thể.

- Tính phù hợp: là khả năng của một phần mềm có thể cung cấp một tập

các chức năng khi phần mềm làm việc trong điều kiện cụ thể.

- Tính chính xác: là khả năng của phần mềm có thể cung cấp kết quả hay

hiệu quả đúng đắn hoặc chấp nhận đƣợc đối với độ chính xác cần thiết.

- Khả năng hợp tác làm việc: khả năng tƣơng tác với một hoặc một vài

hệ thống cụ thể của phần mềm.

- Tính an toàn: khả năng bảo vệ thông tin và dữ liệu của sản phẩm phần

mềm, sao cho ngƣời, hệ thống không đƣợc phép thì không thể truy cập, đọc hay chỉnh sửa chúng.

25

- Các chức năng chung: các phần mềm theo các chuẩn, quy ƣớc, quy

định.

b. Tính ổn định

Là khả năng của phần mềm có thể hoạt động ổn định trong những điều kiện cụ thể.

+ Tính hoàn thiện: khả năng tránh các kết quả sai.

+ Khả năng chịu lỗi: khả năng của phần mềm hoạt động ổn định tại một mức độ ngay cả trong trƣờng hợp có lỗi xảy ra ở phần mềm hoặc có những vi phạm trong giao diện.

+ Khả năng phục hồi: khả năng của phần mềm có thể tái thiết lại hoạt động tại một mức xác định và khôi phục lại những dữ liệu có liên quan trực tiếp đến lỗi.

+ Tính tin cậy chung: phần mềm thỏa mãn các chuẩn, quy ƣớc, quy định.

c. Tính khả dụng

Là khả năng của phần mềm có thể hiểu đƣợc, học đƣợc, sử dụng đƣợc và hấp dẫn ngƣời sử dụng trong từng trƣờng hợp sử dụng cụ thể.

+ Có thể hiểu được: ngƣời dùng có thể hiểu đƣợc xem phần mềm có hợp

với họ không và sử dụng chúng nhƣ thế nào cho những công việc cụ thể.

+ Có thể học được: ngƣời sử dụng có thể học các ứng dụng của phần

mềm.

+ Có thể sử dụng được: khả năng của phần mềm cho phép ngƣời dùng

sử dụng và điều khiển nó.

+ Tính hấp dẫn: khả năng hấp dẫn ngƣời sử dụng phần mềm.

+ Tính khả dụng chung: phần mềm thỏa mãn các chuẩn, quy ƣớc, quy định.

d. Tính hiệu quả

Khả năng của phần mềm có thể hoạt động một cách hợp lý, tƣơng ứng với lƣợng tài nguyên nó sử dụng, trong điều kiện cụ thể.

26

một thời gian xử lý và một tốc độ thông lƣợng hợp lý khi nó thực hiện công việc của mình, dƣới một điều kiện làm việc xác định.

+ Tận dụng tài nguyên: khả năng của phần mềm có thể sử dụng một lƣợng,

một loại tài nguyên hợp lý để thực hiện công việc trong những điều kiện cụ thể.

+ Tính hiệu quả chung: thỏa mãn các chuẩn, quy ƣớc, quy định.

e. Khả năng bảo hành, bảo trì

Khả năng của phần mềm có thể chỉnh sửa. Việc chỉnh sửa bao gồm: sửa lại cho đúng, cải tiến và làm phần mềm thích nghi đƣợc với những thay đổi của môi trƣờng, của yêu cầu và của chức năng xác định.

+ Có thể phân tích được: phần mềm có thể chuẩn đoán để tìm những thiếu

sót hay những nguyên nhân gây lỗi hoặc để xác định những phần cần sửa.

+ Có thể thay đổi được: phần mềm có thể chấp nhận một số thay đổi cụ

thể trong quá trình triển khai.

+ Tính bền vững: khả năng kiểm tra (test) đƣợc phần mềm khi có sự thay

đổi/ chỉnh sửa.

+ Khả năng bảo hành bảo trì chung: thỏa mãn các chuẩn, quy ƣớc, quy định.

f. Tính khả chuyển

Là khả năng của phần mềm cho phép nó có thể đƣợc chuyển từ môi trƣờng này sang môi trƣờng khác.

+ Khả năng thích nghi: khả năng của phần mềm có thể thích nghi với

nhiều môi trƣờng khác nhau mà không phải thay đổi.

+ Có thể cài đặt được: phần mềm có thể cài đặt đƣợc trên những môi

trƣờng cụ thể.

+ Khả năng cùng tồn tại: phần mềm có thể cùng tồn tại với những phần

mềm độc lập khác trong cùng một môi trƣờng chung, cùng chia sẻ những tài nguyên chung.

27

khác, với cùng mục đích và trong cùng môi trƣờng.

+ Tính khả chuyển chung: thỏa mãn các chuẩn, quy ƣớc, quy định.

Mô hình này dƣờng nhƣ nhận ra tất cả các quan điểm về chất lƣợng nhƣ đóng góp quan trọng để đánh giá tổng thể về chất lƣợng. Tiêu chuẩn ISO / IEC 9126 là mô hình duy nhất đáp ứng tất cả các yêu cầu quy định cho một mô hình có ích nhƣ một nền tảng cho Công Nghệ Phần Mềm chất lƣợng [20, tr. 3].

Hình 1.7. Mô hình chất lượng cho chất lượng ISO 9126

(Nguồn: ISO 9126, 1991, dẫn theo Marc-Alexis Côté M. Ing 2005) [20]

Tính năng Độ ổn định Tính khả dụng Tính hiệu quả Khả năng bảo trì Tính khả chuyển Tính phù hợp Tính chính xác Tính an toàn Tính tƣơng tác Tính hoàn thiện Khả năng sửa đổi Khả năng phục hồi Tính dễ hiểu Tính dễ học Khả năng điều khiển Tính hấp dẫn Tiết kiệm thời gian Tiết kiện tài nguyên Khả năng phân tích Khả tăng thay đổi Tính cân bằng Khả năng kiểm định Khả năng tƣơng hợp Khả năng cài đặt Khả năng chung sống Khả năng thay thế CHẤT LƢỢNG (nội và ngoại)

28

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) các nhân tố tác động đến mức độ hài lòng của người sử dụng phần mềm kế toán khảo sát trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)