Kiểm định giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) các nhân tố tác động đến mức độ hài lòng của người sử dụng phần mềm kế toán khảo sát trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 76 - 79)

8. Tổng quan tài liệu

3.5.2. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu

Kiểm định không có mối tương quan giữa các biến độc lập (không có hiện tượng đa cộng tuyến)

Trong hồi quy đa biến, nhất là hồi quy theo chuỗi thời gian, thƣờng có hiện tƣợng các biến độc lập có mối quan hệ nào đó với nhau, hiện tƣợng này còn gọi là hiện tƣợng đa cộng tuyến.

Theo hệ số phóng đại phƣơng sai VIF (bảng 3.11) của các biến trong mô hình đều rất thấp, từ 1.012 – 2.083 nhỏ hơn 10 nên không có hiện tƣợng đa cộng tuyến.

Kiểm tra tính độc lập của sai số (không có tương quan giữa các phần dư)

Durbin-Waston (bảng 3.12) là 1.671 (1<1.671<3) chấp nhận đƣợc nên không có hiện tƣợng tự tƣơng quan chuỗi giữa các phần dƣ.

Bảng 3.12. Hệ số xác định và kiểm định Durbin-Waston Model Summaryb Mode l R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate Durbin-Watson 1 .742a .550 .542 .54794 1.671

a. Predictors: (Constant), Dịch vụ, Thƣơng hiệu, Tin cậy, Khả năng bảo trì, Chức năng

b. Dependent Variable: Sự hài lòng

Kiểm định phương sai của sai số không đổi

Hiện tƣợng phƣơng sai của sai số thay đổi là hiện tƣợng độ lớn của phần dƣ tăng hoặc giảm cùng với các giá trị dự đoán hay giá trị của biến độc lập mà ta nghi ngờ gây ra hiện tƣợng phƣơng sai của sai số thay đổi. Tiêu chuẩn ƣớc lƣợng của phƣơng pháp OLS là dựa trên tổng bình phƣơng các phần dƣ đạt cực tiểu.

68

Kiểm định đồ thị phân tán giữa phần dƣ chuẩn hóa (Standardized residual) và giá trị dự đoán chuẩn hóa (Standardized predicted value) cho thấy phần dƣ phân tán ngẫu nhiên quanh trục 0 (tức quanh giá trị trung bình của phần dƣ) trong một phạm vi không đổi, không tạo ra một hình dạng nào cụ thể. Điều này có nghĩa là phƣơng sai của phần dƣ không đổi.

 Kiểm định giả thuyết về độ phù hợp mô hình.

Hệ số R = 0.742 cho thấy mối quan hệ giữa các biến trong mô hình có mối tƣơng quan rất chặt chẽ và hệ số điều chỉnh (Ajusted R square) = 0.550 (bảng 3.12). Chỉ số R2 là thƣớc đo đánh giá độ phù hợp mô hình đã đƣợc xây dựng trên dữ liệu mẫu phù hợp đến mức nào so với dữ liệu, có nghĩa là 55% sự biến thiên của mức độ hài lòng của ngƣời sử dụng phần mềm đƣợc giải thích bởi mối liên hệ tuyến tính của các biến độc lập trong mô hình tạo ra. Nhƣng sự phù hợp này chỉ mới thể hiện giữa mô hình xây dựng đƣợc với tập dữ liệu mẫu, có thể mô hình hồi quy này với các hệ số ƣớc lƣợng bằng phƣơng pháp bình phƣơng nhỏ nhất OLS không có giá trị gì khi áp dụng cho mô hình thực của tổng thể. Để kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy tổng thể, tác giả phải kiểm định độ phù hợp của mô hình.

H0 : R2 của tổng thể = 0 (mô hình xây dựng hồi quy không phù hợp với tổng thể)

Đại lƣợng F đƣợc sử dụng để kiểm định điều này, F (bảng 3.13) = 64.558 tƣơng ứng với mức ý nghĩa sig = 0.000, bác bỏ H0, do đó có thể kết luận mô hình hồi quy xây dựng phù hợp với tổng thể.

69

Bảng 3.13. Bảng kiểm định phần dư

ANOVAb

Model

Sum of

Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression 96.915 5 19.383 64.558 .000a

Residual 79.264 264 .300

Total 176.179 269

a. Predictors: (Constant), Dịch vụ, Thƣơng hiệu, Tin cậy, Khả năng bảo trì, Chức năng

b. Dependent Variable: Sự hài lòng

Kiểm tra giả thuyết về ý nghĩa của hệ số hồi quy

Mô hình hồi quy mẫu xây dựng đƣợc hệ số độ dốc β # 0, nhƣng ta chƣa thể chắc chắn hệ số độ dốc của mô hình tổng thể β # 0, vì vậy phải kiểm định β tổng thể. Đặt giả thuyết H0 : β = 0 (biến phụ thuộc và biến độc lập không ảnh hƣởng đến nhau).

Trị thống kê t dùng để kiểm định giả thuyết này. Căn cứ vào bảng hệ số mô hình hồi quy (bảng 3.12), có thể thấy các mức ý nghĩa quan sát đƣợc đối với hệ số độ dốc của mô hình đều có sig < 0.05, chứng tỏ giả thuyết H0 bị bác bỏ với độ tin cậy 95%, nghĩa là biến phụ thuộc và các biến độc lập có mối quan hệ ảnh hƣởng đến sự hài lòng của ngƣời sử dụng phần mềm kế toán. Các biến độc lập đều có ý nghĩa trong mô hình và tác động cùng chiều đến sự hài lòng của ngƣời sử dụng phần mềm kế toán, do các hệ số hồi qui đều mang dấu dƣơng.

Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư

Tác giả kiểm định phần dƣ có phân phối chuẩn hay không, bởi phần dƣ có thể không tuân theo phân phối chuẩn vì những lý do nhƣ: sử dụng sai mô hình, phƣơng sai không phải hằng số, số lƣợng các phần dƣ không đủ nhiều để phân tích, ... Vì vậy, tác giả quyết định khảo sát phân phối của phần dƣ

70

bằng việc xây dựng biểu đồ tần số các phần dƣ histogram.

Kiểm tra biểu đồ tần số của phần dƣ cho thấy phân phối phần dƣ xấp xỉ chuẩn (độ lệch chuẩn Std. Dev = 0.991 tức gần bằng 1) (phụ lục 3.6.5). Điều này có nghĩa là giả định phân phối chuẩn của phần dƣ không bị vi phạm.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) các nhân tố tác động đến mức độ hài lòng của người sử dụng phần mềm kế toán khảo sát trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)