6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u
2.1. ĐẶC ĐIỂM CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN TẠ
TY TNHH MTV ĐIỆN LỰC ĐÀ NẴNG 2.1.1. Giới thiệu về Công ty
a. Sự hình thành và phát triển của Công ty
Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng là Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng công ty Điện lực miền Trung, được thành lập theo Quyết định số
140/2006/QĐ - TTg ngày 16/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ. Công ty được thành lập trên cơ sở chuyển Điện lực Đà Nẵng hạch toán phụ thuộc thành Công ty TNHH MTV, hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
3204000032 do Sở Kế hoạch Đầu tư thành phố Đà Nẵng cấp lần đầu ngày 22/06/2006.
Từ khi mới thành lập (năm 1922), Nhà máy chỉ có 2 máy phát điện với công suất lắp đặt là 230kW. Điện sản xuất ra lúc đó là điện 1 chiều, chủ yếu phục vụ thắp sáng cho các cơ quan hành chính của chính quyền thực dân và một số bóng đèn đường công cộng để duy trì an ninh trật tự. Đến năm 1975, quy mô Nhà máy vẫn còn rất nhỏ bé. Điện phát ra chủ yếu vẫn chỉđể phục vụ
cho bộ máy công sở và ánh sáng sinh hoạt của người dân; điện phục vụ cho xây dựng, phát triển kinh tế xã hội còn rất ít.
Đến cuối năm 1980, sản lượng điện sản xuất đạt 60,8 triệu kWh, sản lượng điện thương phẩm là 48,4 triệu kWh. Số lượng CBCNV là 501 người. Cột mốc đáng nhớ là ngày 01/8/1990, Đà Nẵng chính thức nhận lưới Quốc gia qua trạm 110kV Xuân Hà – Đà Nẵng và đến năm 1994, lưới điện Quốc gia Bắc Nam được hòa chung tại trạm 500kV Đà Nẵng.
Tài sản hiện nay bao gồm 06 TBA 110kV với tổng công suất 466.000 KVA, 1.574 TBA phụ tải với tổng dung lượng 573.770 KVA, 27,8 km đường dây 110kV, 644,52 km đường dây 22kV, 1.346,3 km đường dây hạ thế.
Cơ cấu tổ chức của Công ty cũng không ngừng được mở rộng. Hiện nay toàn Công ty có 08 đơn vị trực thuộc bao gồm 05 Điện lực, 01 Xí nghiệp, 02
Đội sản xuất và Văn phòng Công ty.
Có thể tóm tắt quá trình phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty qua các năm gần đây như sau:
Bảng 2.1. Sản lượng, doanh thu, số lượng khách hàng qua các năm.
Năm ĐVT 2009 2010 2011 2012 2013
S.lượng thương phẩm Tr.kWh 1.153,6 1.307,12 1.429 1.640,7 1.856,7 Số lượng khách hàng Khách hàng 220.956 234.179 250.042 257.209 264.453 Doanh thu Tỷ đồng 1.187 1.467 1.832 2.361 2.890
Minh hoạ bằng các đồ thị sau:
Hình 2.2. Số lượng khách hàng
b. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty
Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng là doanh nghiệp có 100% vốn Nhà nước do Chủ tịch Tổng công ty Điện lực miền Trung là đại diện chủ sở
hữu. Công ty hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, theo phân cấp của Tổng công ty Điện lực miền Trung và Điều lệ Công ty.
Lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh:
Sản xuất kinh doanh điện năng. Xây dựng cải tạo lưới điện đến cấp điện áp 110kV. Sửa chữa, đại tu thiết bị điện đến cấp điện áp 110kV. Tư vấn đầu tư xây dựng công trình lưới điện đến cấp điện áp 110kV, bao gồm lập dự án
đầu tư, quản lý dự án đầu tư, khảo sát xây dựng, giám sát thi công
Thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị điện đến cấp điện áp 110kV. Đầu tư các công trình nguồn điện, lưới điện.
Hoạt động sản xuất kinh doanh khác phù hợp với Luật Doanh nghiệp. -Về sản xuất kinh doanh điện năng: Công ty quản lý 01 Tổ máy phát
điện Diezel nhưng công suất nhỏ, chủ yếu là dự phòng. Nguồn cung cấp điện cho khách hàng chủ yếu từđiện lưới quốc gia qua hệ thống truyền tải do Công ty Truyền tải điện 2 quản lý. Trên cơ sở xây dựng giá mua điện nội bộ hằng năm với Tổng công ty Điện lực miền Trung làm cơ sở giá điện đầu vào, Công ty bán cho khách hàng tiêu thụ theo giá quy định của Nhà nước với từng đối tượng sử dụng điện, thông qua các hợp đồng mua bán điện. Thực hiện theo
đúng quy trình kinh doanh điện, lập kế hoạch xác định nhu cầu sử dụng điện năng trong phạm vi Công ty quản lý, dự báo thành phần phụ tải hằng năm và dài hạn, đáp ứng nhu cầu khách hàng về sản lượng, chất lượng, an toàn, liên tục, ổn định. Hiện nay Công ty đã thực hiện bán lẻ đến từng hộ tiêu thụ trên
địa bàn thành phố đạt 100%.
Hằng năm, trên cơ sở kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, Công ty không ngừng mở rộng mạng lưới điện cung cấp cho khách hàng, đầu tư xây lắp và
cải tạo lưới điện đến cấp điện áp 110kV bằng nguồn vốn khấu hao, vốn vay từ
các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước.
- Về sản xuất kinh doanh các sản phẩm khác: Bên cạnh nhiệm vụ kinh doanh chính là phân phối điện, Công ty còn thực hiện kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ khác như: Xây lắp các công trình điện cho khách hàng, tư vấn, lập dự án đầu tư, khảo sát, giám sát, thiết kế, nghiệm thu các công trình điện có cấp điện áp đến 110kV, sửa chữa, thí nghiệm, hiệu chỉnh các thiết bị điện, mua bán vật tư, hàng hoá…Các hoạt động này tuy doanh thu chiếm tỷ lệ nhỏ
trong tổng doanh thu các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, nhưng cũng góp phần tạo ra lợi nhuận của Công ty nhằm cải thiện đời sống cán bộ
công nhân viên và phục vụ khách hàng có nhu cầu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
2.1.2. Tổ chức quản lý tại Công ty
Bộ máy tổ chức Công ty được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng nhằm đáp ứng mục tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và thực hiện các hoạt động xã hội.
Cơ cấu tổ chức bao gồm: Chủ tịch kiêm Giám đốc là người chịu trách nhiệm cao nhất về mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Kiểm soát viên là trợ lý cho Giám đốc Công ty. Trong công tác chuyên môn, Giám đốc phân công cụ thể chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn cho 03 Phó Giám đốc trong việc hỗ trợ, tham mưu cho Giám đốc trong việc điều hành các hoạt động Công ty. Dưới sự điều hành của Ban Giám đốc là các phòng ban chức năng và các Điện lực, xí nghiệp, Đội trực thuộc hoạt động theo sự điều hành của Ban Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về chức năng, nhiệm vụ được phân công.
Đội thí nghiệm – đo lường Đội quản lý vận hành 110KV Điện lực Hải Châu Điện lực Liên Chiểu Điện Lực Sơn Trà Điện lực Cẩm Lệ PGĐ XDCB PGĐ KINH DOANH PGĐ KỸ THUẬT Điện Lực Thanh Khê GIÁM ĐỐC Văn phòng P. Kế hoạch P. Tổ chức và nhân sự P. Kỹ thuật P. Tài chính kế toán P. Vật tư P. Kỹ thuật an toàn P. Quản lý đầu tư P. Kinh doanh P. Thanh tra bảo vệ pháp chế P. Điều độ P. Công nghệ thông tin P. Kiểm tra giám sát mua bán điện P. Quan hệ cộng đồng Khối các Điện lực Khối Đội Xí nghiệp Điện cơ download by : skknchat@gmail.com
Dựa vào sơ đồ tổ chức trên, thấy được Công ty Điện lực Đà Nẵng gồm rất nhiều phòng ban với những chức năng hoạt động khác nhau. Tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả chỉ đi vào chi tiết chức năng của các phòng liên quan đến chu trình bán và thu tiền điện tại Công ty Điện lực
Đà Nẵng.
+ Phòng Tài chính Kế toán: Tham mưu cho Giám đốc Công ty chỉ đạo và quản lý các mặt hoạt động về Tài chính – Kế toán – Thống kế trong toàn Công ty theo đúng Luật Tài chính – Thống kê và các chính sách về quản lý kinh tế, tài chính do Nhà nước, Tập đoàn, Tổng Công ty ban hành. Thực hiện nhiệm vụ quản lý tài chính, giá cả, quản lý tài sản, hạch toán kế toán trong đó có công tác hạch toán doanh thu kinh doanh điện năng của toàn Công ty.
+ Phòng Kinh doanh: Tham mưu cho Giám đốc Công ty chỉđạo công tác kinh doanh điện năng, dịch vụ khách hàng trong toàn Công ty theo quy định của Nhà nước, của Tập đoàn và Tổng Công ty.
Hướng dẫn nghiệp vụ về kinh doanh bán điện, các quy định về sử
dụng điện, thanh toán tiền điện, tổ chức theo dõi, kiểm tra hoạt động kinh doanh điện năng tại các đơn vị trực thuộc, quản lý thống nhất nghiệp vụ kinh doanh bán điện trong toàn Công ty.
Tổ chức triển khai, hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị trong việc ký kết hợp đồng mua bán điện với khách hàng, việc áp giá bán điện cho khách hàng theo đúng quy định Nhà nước, của Tập đoàn và Tổng Công ty.
Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và đánh giá tình hình thu nộp tiền bán điện của các đơn vị trực thuộc và của toàn Công ty hàng tháng, quý, năm. Chịu trách nhiệm lập, phát hành và quyết toán hóa đơn tiền điện của toàn Công ty.
Tham gia kiểm kê công nợ tiền điện. Phối hợp với Phòng Tài chính Kế toán quyết toán thực thu tiền điện. Theo dõi, tổng hợp, phân tích công nợ, nợ khó đòi, đề xuất Giám đốc Công ty phương án xử lý.
Hướng dẫn, theo dõi và kiểm tra các đơn vị thực hiện công tác dịch vụ khách hàng.
Quản lý các chỉ tiêu kinh doanh điện năng: K% (tỷ lệ thu nộp tiền
điện), giá bán điện bình quân và sản lượng điện thương phẩm.
Quản lý hệ thống đo đếm điện năng.
Chức năng khác: tham gia bồi huấn, kiểm tra sát hạch trình độ, tay nghề của nhân viên làm công tác kinh doanh điện năng, xây dựng các quy
định, quy trình liên quan đến các lĩnh vực công tác do phòng quản lý…
+ Phòng Kiểm tra Giám sát mua bán điện: Tham mưu cho Giám đốc Công ty về công tác Kiểm tra giám sát mua bán điện nhằm đảm bảo công tác này thực hiện theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước, Tập đoàn
Điện lực Việt Nam, Tổng Công ty Điện lực Miền Trung và Công ty. Lập và thực hiện kế hoạch kiểm tra giám sát hoạt động mua bán điện tại các đơn vị
thuộc Công ty về việc chấp hành các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động mua bán điện, Quy trình kinh doanh điện năng của Tập đoàn và các văn bản hướng dẫn của Tập đoàn, Tổng Công ty; Công ty trong các lĩnh vực công tác: cấp điện cho khách hàng theo cơ chế 01 cửa, giao tiếp với khách hàng sử dụng điện; kiểm tra, phúc tra hệ thống đo đếm điện năng; ghi chỉ số
công tơ điện; công tác áp giá điện; quản lý hóa đơn, thu nộp tiền điện; theo dõi, chấm xoá nợ, cắt điện đòi nợ tại các đơn vị trong toàn Công ty. Thực hiện công tác giám sát, kiểm tra phát hiện các hành vi vi phạm Hợp đồng mua bán
điện; các hành vi vi phạm sử dụng điện của các tổ chức, cá nhân; xử lý hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định.
Chức năng của các đơn vị trực thuộc (Điện lực, Đội, Xí nghiệp): Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh trên cơ sở đảm bảo mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch được phê duyệt, các định mức kinh tế kỹ thuật, sử
tác quản lý, chỉ đạo; tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện các tiêu chuẩn,
định mức kinh tế kỹ thuật trong nội bộ đơn vị theo phân cấp của Công ty; phối hợp với các Phòng nghiệp vụ Công ty thực hiện các quyết định quản lý của Công ty theo phân cấp; kiến nghị, đề xuất với Công ty các biện pháp, giải pháp hợp lý để nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành trong thực hiện nhiệm vụ được giao; thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của Công ty; tổ chức sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm; đề ra các giải pháp, biện pháp phù hợp để công tác quản lý, điều hành ngày càng đạt hiệu quả hơn; tham gia đầy đủ, có hiệu quả các Ban, Hội đồng, Tổ công tác do Lãnh đạo Công ty quyết định thành lập.
Các Điện lực trực thuộc đều có cơ cấu tổ chức như nhau.
Hình 2.5. Sơ đồ tổ chức bộ máy ở các Điện lực
Giám đốc Phó Giám đốc Kỹ thuật Phó Giám đốc Kinh doanh Đội Quản lý vận hành, đường dây và TBA Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật Phòng Tổng hợp Phòng Tài chính- Kế toán Phòng Kinh doanh Tổ Quản lý đo đếm Tổ Quản lý khách hàng Tổ Thu ngân Tổ Cấp điện mới Tổ KTGSBĐ
Đứng đầu là Ban Giám đốc (Giám đốc, Phó Giám đốc Kỹ thuật và Phó Giám đốc Kinh doanh). Giám đốc chỉ đạo trực tiếp Phòng Tổng hợp và Phòng Tài chính kế toán, Phó Giám đốc Kỹ thuật chỉ đạo trực tiếp Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật và Đội Quản lý vận hành, đường dây và TBA, Phó Giám đốc Kinh doanh chỉđạo trực tiếp Phòng Kinh doanh
+ Chức năng của Phòng Tổng hợp: Tham mưu cho Giám đốc trong công tác văn thư, lưu trữ, quản trị văn phòng, công tác công nghệ thông tin, tổ chức cán bộ, lao động tiền lương, chế độ chính sách, đào tạo, thi đua khen thưởng, kỷ luật thanh tra, pháp chế, bảo vệ, công tác y tế và quản lý phương tiện vận tải.
+ Chức năng của phòng Kế hoạch – Kỹ thuật: Tham mưu Giám đốc thực hiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, quản lý kỹ thuật, kỹ thuật an toàn, bảo hộ lao động, quản lý vật tư, lập phương án kỹ thuật và dự toán các công trình sửa chữa lớn, xây dựng cơ bản, sửa chữa thường xuyên; công tác Quản lý hạ tầng viễn thông Điện lực trên địa bàn quản lý theo đúng quy định của ngành, Công ty.
+ Chức năng của Phòng Kinh doanh: Tham mưu Giám đốc Điện lực và tổ chức triển khai thực hiện công tác kinh doanh điện năng, dịch vụ khách hàng theo đúng quy trình kinh doanh của Tập đoàn, phát hành và quyết toán hóa đơn tiền điện, lập và quản lý hợp đồng mua bán điện, tiếp nhận yêu cầu cấp điện đối với khách hàng lớn trạm chuyên dùng, kiểm tra giám sát mua bán
điện.
+ Chức năng của Phòng Tài chính kế toán: Tham mưu Giám đốc Điện lực thực hiện công tác tài chính kế toán của Điện lực, lập hồ sơ quyết toán các công trình sửa chữa lớn, xây dựng cơ bản, sửa chữa thường xuyên do Điện lực thực hiện; đề ra mục tiêu, kế hoạch để quản lý thống nhất các mặt hoạt
quản lý kinh tế, tài chính do Nhà nước, Tập đoàn, Tổng Công ty, Công ty ban hành.
2.1.3. Đặc điểm hoạt động bán hàng và thu tiền tại Công ty
- Phương thức bán: Khác với những sản phẩm khác, quá trình sản xuất và tiêu thụ điện năng xảy ra đồng thời. Việc sản xuất, truyền tải và cung cấp
điện năng luôn luôn được thực hiện theo một kế hoạch chung trong khuôn khổ
hệ thống điện (phát điện-truyền tải-phân phối) thông qua một mạng lưới
đường dây phân phối bao gồm: đường dây tải điện, trạm biện áp, hộ tiêu dùng, trạm biến áp dùng để biến đổi điện năng từ cấp điện áp này sang cấp
điện áp khác và hộ tiêu dùng là khâu cuối cùng của khâu cung cấp điện, biến
điện thành dạng năng lượng khác sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất.
- Đặc điểm khách hàng: Điện là nhu cầu thiết yếu cả trong sản xuất và sinh hoạt nên khách hàng của Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng là nhân dân và cơ sở sản xuất kinh doanh, các tổ chức trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có nhu cầu dùng điện. Tuy nhiên hiện nay đơn vị đang căn cứ vào Thông tư số 16/2014/TT-BCT ban hành ngày 29 tháng 5 năm 2014 làm cơ sở để áp giá điện cho từng đối tượng sử dụng điện phục vụ mục đích sinh hoạt