6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH
2.1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý
a. Sơ đồ tổ chức
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Kon Tum có 01 Hội sở, 08 Chi nhánh loại 3 và 02 Phòng giao dịch. Tại Hội sở tỉnh gồm 08 phòng chuyên đề: Kế toán - Ngân quỹ; Điện toán; Dịch vụ - Marketing; Khách hàng Doanh nghiệp; Khách hàng Hộ sản xuất và Cá nhân; Kế hoạch - Tổng hợp; Hành chính - Nhân sự; Kiểm tra - Kiểm soát nội bộ. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh theo mô hình trực tuyến chức năng, thực hiện các nghiệp vụ theo nguyên tắc tập trung dân chủ và chế độ một thủ trưởng. Cơ cấu tổ chức của Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum được thể hiện qua hình 2.1 sau.
Ghi chú:
Quan hệ trực tuyến: Quan hệ chức năng:
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức của Agribank chi nhánh Tỉnh Kon Tum
(Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự)
b. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
- Giám đốc: Phụ trách chung, trực tiếp phụ trách công tác Hành chính - Nhân sự, Kiểm tra - Kiểm soát nội bộ.
- Phó Giám đốc: Phụ trách công tác Kế toán - Ngân quỹ, phòng điện toán.
- Phó Giám đốc: Phụ trách phòng Khách hàng Doanh nghiệp, phòng Khách hàng Hộ sản xuất và Cá nhân, phòng Kế hoạch tổng hợp và phòng Dịch vụ - Marketing.
- Phòng Khách hàng Doanh nghiệp:Xây dựng mục tiêu, chiến lược đối với khách hàng doanh nghiệp, phân loại khách hàng doanh nghiệp và đề xuất các chính sách ưu đ i đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng tín dụng theo hướng đầu tư khép kín bao gồm: Sản xuất, chế biến, thương mại, tiêu thụ và xuất khẩu.
- Phòng Khách hàng Hộ sản xuất và Cá nhân: Xây dựng mục tiêu, chiến lược đối với khách hàng hộ sản xuất và cá nhân (bao gồm cả hợp tác x ), phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đ i đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng tín dụng theo hướng đầu tư khép kín bao gồm: sản xuất, chế biến, thương mại, tiêu thụ và xuất khẩu.
- Phòng Kế hoạch - Tổng hợp: Trực tiếp quản lý cân đối nguồn vốn đảm bảo các cơ cấu về kỳ hạn, loại tiền tệ, loại tiền gửi và quản lý các hệ số an toàn theo quy định. Tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh điều hành nguồn vốn và chịu trách nhiệm đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địa phương và giải pháp phát triển nguồn vốn.
- Phòng Điện toán:Tổng hợp, thống kê và lưu trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động của Chi nhánh;Xử lý các nghiệp vụ phát sinh lỗi liên quan đến hạch toán kế toán, kế toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ tín dụng và các hoạt động khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh;...
- Phòng Hành chính – Nhân sự: Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của chi nhánh và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đ được Giám đốc Chi nhánh phê duyệt; Xây dựng và triển khai chương trình giao ban nội bộ Chi nhánh và các Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp trực thuộc trên địa bàn;…
- Phòng Dịch vụ - Marketing:Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dịch với khách hàng (từ khâu tiếp xúc, tiếp nhận yêu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng, hướng dẫn thủ tục giao dịch, thực hiện các giao dịch
không liên quan đến hạch toán kế toán và thu - chi tiền mặt); tiếp thị giới thiệu sản phẩm dịch vụ ngân hàng; tiếp nhận các ý kiến phản hồi từ khách hàng về dịch vụ, tiếp thu, đề xuất hướng dẫn cải tiến để không ngừng đáp ứng sự hài lòng của khách hàng; Đề xuất, tham mưu với Giám đốc Chi nhánh về: chính sách phát triển sản phẩm dịch vụ, chính sách chăm sóc khách hàng, chương trình chăm sóc khách hàng , cải tiến quy trình phục vụ khách hàng, xây dựng kế hoạch tiếp thị, thông tin, tuyên truyền quảng bá đặc biệt là các hoạt động của Chi nhánh, các sản phẩm dịch vụ cung ứng trên thị trường;...
Triển khai các phương án tiếp thị, thông tin tuyên truyền theo chỉ đạo của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Đầu mối tiếp cận với các cơ quan tiếp thị, báo chí, truyền thông. Tổ chức triển khai, quản lý, giám sát nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ trên địa bàn theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.