Cải thiện việc cung cấp lƣơng thực thực phẩm

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp cải thiện tình trạng trẻ em suy dinh dưỡng tại huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 27 - 29)

6. Tổng quan tài liệu

1.2. NỘI DUNG CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG SUY DINH DƢỠNG CỦA

1.2.1. Cải thiện việc cung cấp lƣơng thực thực phẩm

Một nguyên nhân chủ yếu của trẻ suy dinh dƣỡng là không đủ lƣơng thực, thực phẩm để ăn. Nhu cầu ăn uống là một trong những nhu cầu cơ bản của con ngƣời. Ngày nay, khi mà cuộc sống ngƣời dân ngày càng cải thiện thì ăn no không phải là vấn đề cấp thiết nữa mà là cân bằng dinh dƣỡng, hợp lý và an toàn thực phẩm.

Cải thiện chính sách cung cấp lƣơng thực, thực phẩm là quá trình các cơ quan quản lý nhà nƣớc tạo ra cơ chế, các điều kiện và nguồn lực tác động vào quá trình cung cấp các hàng hóa dịch vụ nhằm đạt đƣợc mục tiêu bảo đảm chất lƣợng dinh dƣỡng đƣợc cung cấp và hạn chế tình trạng trẻ em suy dinh dƣỡng.

Rõ ràng nhận thấy chủ thể thực hiện nội dung này là các cơ quan quản lý nhà nƣớc bằng công cụ chính sách của mình và phối hợp đồng bộ với các ban ngành liên quan tác động vào quá trình cung cấp lƣơng thực, thực phẩm

và quản lý chất lƣợng khi đƣa vào thị trƣờng. Cụ thể đối với huyện Hòa Vang thì đây là nhiệm vụ của Phòng Y tế, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng, Phòng Nông nghiệp …bằng các cơ chế, chính sách quản lý Nhà nƣớc: chính sách phát triển nông nghiệp, chính sách bình ổn giá cả, tăng cƣờng vi chất dinh dƣỡng, cơ chế, chính sách huy động tốt hơn vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên, đặc biệt là Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp, bởi phụ nữ có vai trò quan trọng trong việc sản xuất, chăn nuôi nhỏ lẻ tại cộng đồng, cũng nhƣ bảo đảm an toàn thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình. Chính sách giám sát và khen thƣởng nhằm phát huy vai trò giám sát của ngƣời dân…

Nội dung cải thiện việc cung cấp lƣơng thực thực phẩm bao gồm các công việc:

- Làm tốt việc kiểm soát giá lƣơng thực, thực phẩm, nâng cao mức sống và thu nhập cho các hộ gia đình;

- Làm tốt việc ban hành tiêu chuẩn và quy định về chất lƣợng lƣơng thực thực phẩm cho trẻ cũng nhƣ những hàng hóa dịch vụ liên quan đặc biệt là các trƣờng mầm non;

- Tổ chức thông tin tuyên truyền cho các đối tƣợng liên quan, hƣớng tuyên truyền là các bậc cha mẹ, các đối tƣợng chuẩn bị làm cha, làm mẹ về các tiêu chuẩn quy định này một cách sâu rộng;

- Theo dõi, giám sát và kiểm tra việc tổ chức thực hiện các tiêu chuẩn quy định về chất lƣợng lƣợng lƣơng thực thực phẩm cho trẻ cũng nhƣ những hàng hóa dịch vụ liên quan;

- Hỗ trợ cơ sở vật chất và điều kiện để thực hiện nhƣ cung cấp tài liệu, tƣ vấn chuyên môn kỹ thuật cho cơ sở trẻ mầm non tốt hơn;

- Xử lý và điều chỉnh các vi phạm về chất lƣợng lƣơng thực thực phẩm cho trẻ cũng nhƣ những hàng hóa dịch vụ liên quan.

Tiêu chí đánh giá:

- Nhận thức của cha mẹ về việc cung cấp lƣơng thực, thực phẩm cho trẻ; - Đánh giá của nhà quản lý, hội phụ nữ, nhà trƣờng và bà mẹ về các tiêu chuẩn và quy định về chất lƣợng lƣơng thực thực phẩm cho trẻ cũng nhƣ những hàng hóa dịch vụ liên quan;

- Số lƣợng và các hình thức tuyền truyền;

- Sự hài lòng về mức hỗ trợ của các cơ quan quản lý;

- Mức tăng lƣợng LTTP đủ tiêu chuẩn chất lƣợng cho học sinh;

- Mức tăng tỷ lệ các cơ sở mầm non đƣợc cung cấp LTTP đủ chất lƣợng; - Tỷ lệ cơ sở kiểm soát đƣợc nguồn cung cấp.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp cải thiện tình trạng trẻ em suy dinh dưỡng tại huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)