6. Tổng quan tài liệu
3.3. CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH SUY DINH DƢỠNG TRẺ
3.3.1. Nhóm giải pháp cải thiện quản lý việc cung cấp lƣơng thực, thực
thực phẩm cho trẻ
a. Đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm
Tiếp tục duy trì thực hiện và thực hiện tốt hơn việc tổ chức ban hành tiêu chuẩn, quy định về chất lƣợng LTTP, trong những năm tới cần tiếp tục tổ
chức thông tin tuyên truyền cho các đối tƣợng liên quan về các tiêu chuẩn quy định này. Ngoài ra công tác hỗ trợ cơ sở vật chất và điều kiện để thực hiện nhƣ cung cấp tài liệu, tƣ vấn chuyên môn kỹ thuật cho cơ sở cũng cần duy trì và thực hiện.
Song song đó phải thƣờng xuyên căn cứ vào tình hình thực tiễn cần cập nhật thay đổi các quy định về tiêu chuẩn LTTP, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế-xã hội hội nhập mở cửa hiện nay.
Theo phân tích trong phần 2.2.2 một nguyên nhân chủ yếu dẫn đến trẻ suy dinh dƣỡng do chế độ ăn thiếu dinh dƣỡng là do thiếu kém về kiến thức nuôi trẻ nói chung và về kiến thức về dinh dƣỡng nói riêng. Đây là hệ quả của trình độ học vấn còn thấp, đặc biệt là trình độ học vấn của ngƣời mẹ. Do vậy, muốn đẩy lùi nạn suy dinh dƣỡng thì về lâu dài cần nâng cao học vấn của ngƣời dân. Muốn vậy, ngoài cải cách giáo dục và chính sách của nhà nƣớc thì cần phải giúp họ nhận thức đƣợc tầm quan trọng và lợi ích của việc học và nâng cao trình độ, giúp bản thân họ phải tự cố gắng vƣơn lên học tập cải thiện cuộc sống.
Có nhiều hình thức tổ chức, thông tin tuyên truyền phải hấp dẫn cho các đối tƣợng liên quan về các tiêu chuẩn quy định trong những năm đến để có thể mở rộng đối tƣợng, nhất là các thế hệ trong gia đình của trẻ để cùng tham gia giám sát và thực hiện.
Các văn bản pháp luật về thực phẩm cần đƣợc triển khai thực hiện tốt; La-bo kiểm nghiệm chất lƣợng vệ sinh an toàn thực phẩm trang bị hiện đại; kiểm soát chất lƣợng và vệ sinh thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu, thức ăn đƣờng phố; thực hiện sản xuất thực phẩm an toàn và giữ gìn vệ sinh môi trƣờng, nguồn nƣớc sạch; tăng cƣờng công tác thanh kiểm tra vệ sinh thú y và các loại thực phẩm bán ra trên thị trƣờng.
Riêng đối với công tác hỗ trợ các thiết bị cơ sở vật chất và điều kiện để thực hiện chẳng hạn cung cấp tài liệu, tƣ vấn chuyên môn kỹ thuật cho cơ sở ở các xã cần phải xây dựng đội ngũ tƣ vấn viên có trình độ chuyên môn và hỗ trợ họ trong việc thƣờng xuyên việc kiểm soát tình hình thực hiện các quy định cung cấp dinh dƣỡng cho trẻ. Đồng thời cần hỗ trợ cơ sở vật chất nhất là trong thiết bị kiểm tra nhanh chất lƣợng thực phẩm cung ứng để bảo đảm kiểm soát từ đầu ngay khâu cung ứng để kịp thời phát hiện các sai phạm trong vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đối với quản lý LTTP trong các trƣờng mầm non, khắc phục và hoàn thiện công tác kiểm tra, đánh giá, và theo dõi việc thực hiện các quy định là khâu đƣợc đánh giá yếu kém và gây phiền hà nhất. Một mặt các cơ quan quản lý cần phân tích rõ nguyên nhân cả chủ quan và khách quan. Nhƣng điều đầu tiên cần phải làm rõ là quy trình theo dõi kiểm tra đánh giá định kỳ, đột xuất và thông báo cho các trƣờng. Đồng thời cơ quan quản lý cũng có thể thăm dò lấy ý kiến đánh giá của phụ huynh học sinh, các bà mẹ về việc chấp hành các quy định. Một điểm quan trọng là việc tiến hành phải công khai minh bạch, rõ ràng và khách quan. Riêng đối với các trƣờng học, cần nâng cao vai trò của Hội Phụ huynh trong việc kiểm tra, giám sát chất lƣợng an toàn thực phẩm bởi hơn ai hết, các bậc phụ huynh là ngƣời quan tâm và lo lắng hàng đầu về an toàn của trẻ.
Phát huy hiệu quả vai trò giám sát của ngƣời dân, có kênh kết nối những thông tin giám sát của ngƣời dân và các cơ quan chức năng để hoạt động một cách hiệu quả, khoa học. Tại các nhà trƣờng, vai trò của các Hội phụ huynh cần đƣợc nâng cao.
Việc xử lý các vụ việc vi phạm dù chƣa nghiêm trọng cũng cần công khai và nghiêm túc để có tác dụng nâng cao ý thức chấp hành và tính răn đe
với đối tƣợng vi phạm cũng nhƣ các đối tƣợng khác biết sẽ khắc phục đƣợc yếu kém.
Công tác cán bộ vẫn là khâu quan trọng nhất trong quản lý. Cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc cải cách hành chính công nói chung và nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức nói riêng. Cụ thể:
- Từng bƣớc chuẩn hóa cán bộ, công chức cấp cơ sở nhƣ : Hằng năm tiến hành kiểm tra kiến thức hoặc đánh giá nghiệp vụ công chức, viên chức, sau đó tiến hành đào tạo đối với cán bộ, công chức trẻ có khả năng phát triển nhƣng chƣa đạt chuẩn để họ có đƣợc trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu công việc; Sắp xếp cho thôi việc đối với cán bộ, công chức chƣa đạt chuẩn đối với các địa phƣơng có nguồn thay thế tốt hơn; Việc lựa chọn, bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức cấp cơ sở mới phải đảm bảo tiêu chuẩn quy định tại Quyết định số: 04/2004/QĐ-BNV của Bộ Nội vụ
- Thực hiện tiếp tục công tác luân chuyển cán bộ, công chức, viên chức về làm cán bộ ở cấp cơ sở, là những ngƣời có năng lực quản lý, lãnh đạo để tháo gỡ đƣợc những vấn đề khó khăn về kinh tế và xã hội nâng cao mức sống và các phúc lợi xã hội nhằm góp phần củng cố lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và cán bộ của Nhà nƣớc. Sự bổ sung cán bộ, công chức về cơ sở vừa thiết thực và góp phần nâng cao chất lƣợng cán bộ, công chức cấp cơ sở bởi hầu nhƣ họ đã đƣợc đào tạo cơ bản và đƣợc rèn giũa có kinh nghiệm ở cấp trên.
- Đồng thời tăng cƣờng công tác kiểm tra của Phòng Giáo dục và Phòng Nội vụ tại bếp ăn tập thể ở các trƣờng mầm non, tiểu học bán trú, các trƣờng phổ thông dân tộc nội trú, trƣờng phổ thông bán trú, đảm bảo theo dõi giám sát chặt chẽ và hợp lý từ khâu nhập thực phẩm đến khâu chế biến theo đúng quy trình, quy định về công tác an toàn vệ sinh thực phẩm. Phối hợp với chính quyền địa phƣơng, các tổ chức đoàn thể để thực hiện tốt công tác phổ biến
kiến thức, tuyên truyền về an toàn vệ sinh thực phẩm, thêm vào đó cần xây dựng biện pháp, phƣơng án khắc phục kịp thời khi xảy ra tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm trong lĩnh vực này.
b. Đảm bảo an ninh thực phẩm ở cấp hộ gia đình
Tuyên truyền, tạo điều kiện cho các gia đình phát triển hệ sinh thái để tạo nguồn thực phẩm tại chỗ; huyện Hòa Vang là huyện nông nghiệp nên cần vận động các hộ sản xuất và sử dụng các sản phẩm có giá trị dinh dƣỡng cao, loại bỏ các hóa chất độc hại trong trồng trọt và chăn nuôi; hỗ trợ vốn cho ngƣời nghèo; định hƣớng việc làm và tạo công ăn việc làm tăng thu nhập, tăng cƣờng các dịch vụ bảo đảm cho sản xuất nông nghiệp tại chỗ, nhƣ nâng cao chất lƣợng giống cây con, hạn chế sử dụng hóa chất, tăng cƣờng phân sinh học hữu cơ, phát triển công nghệ chế biến sau thu hoạch, bảo quản tại chỗ, qui mô nhỏ tại hộ gia đình, tìm thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm giúp nông dân tìm đầu ra ổn định.
c. Giáo dục và phổ cập kiến thức dinh dưỡng cho toàn dân
Tổ chức huấn luyện cho mạng lƣới cán bộ có khả năng xây dựng kế hoạch và triển khai về công tác dinh dƣỡng; xây dựng chuyên mục dinh dƣỡng trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng ở các cấp; hƣớng dẫn dinh dƣỡng hợp lý cho các đối tƣợng khác nhau với tài liệu phổ thông dƣới nhiều hình thức, kiến thức tối thiểu về dinh dƣỡng phù hợp cho từng đối tƣợng; kết hợp ngành giáo dục đƣa nội dung giáo dục dinh dƣỡng vào trƣờng học; cung cấp tài liệu và phƣơng tiện truyền thông, phổ biến thông tin định kỳ xuống tận các xã.