6. Tổng quan tài liệu
2.2. THỰC TRẠNG CẢI THIỆN SUY DINH DƢỠNG Ở TRẺ EM TRÊN
2.2.3. Thực trạng cài thiện điều kiện chăm sóc y tế trên địa bàn huyện
huyện Hòa Vang
Thế hệ tuổi trẻ hôm nay là tƣơng lai của đất nƣớc, vì vậy chăm sóc sức khỏe trẻ em là một công tác có ý nghĩa hết sức quan trọng. Sức khỏe không tốt, có nhiều bất lợi không chỉ gây ảnh hƣởng đến tình trạng thể chất, phát triển chiều cao và cân nặng mà còn gây ảnh hƣởng tới khả năng học tập và các hoạt động của trẻ. Vì vậy, các hoạt động chăm sóc sức khỏe, tuyên truyền tầm quan trọng của việc bảo vệ sức khỏe đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng cƣờng, nâng cao sức khỏe, chăm sóc và phòng chống các bệnh lây lan thƣờng gặp cho trẻ em.
Từ sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp đồng bộ của cả hệ thống chính trị, công tác bảo đảm chăm sóc y tế trên địa bàn huyện giai đoạn 2012-2016 đã có những kết quả sau:
- Duy trì 100% trẻ em < 1 tuổi tiêm chủng đủ 6 loại vecxin gồm vecxin phòng lao, vecxin viêm gan B, vecxin phòng bại liệt, vecxin phòng rotavirus thủy đậu, vecxin 5 trong 1 (bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và Hib), vecxin phòng bệnh sởi - quai bị - rubella.
- Không có tỷ lệ chết mẹ liên quan đến thai sản.
- Giảm tỷ lệ trẻ em chết < 1 tuổi từ 3,4%o xuống còn 2,5%o. - Giảm tỷ lệ trẻ em chết < 5 tuổi từ 2,92%o xuống còn 2,14 .
- Giảm tỷ lệ trẻ em sinh ra cân nặng < 2.500gram 8,0% xuống còn 7,5%. Đối với trẻ em, nhất là các em sinh ra trong hoàn cảnh khó khăn thì đƣợc chăm sóc y tế là việc rất quan trọng và bức thiết. Cho nên, cung cấp thẻ BHYT để hỗ trợ việc khám chữa bệnh cho trẻ em ngày nay càng đƣợc quan tâm sâu sắc. Về thẻ bảo hiểm y tế, BHXH huyện phối hợp với Phòng Lao động - Thƣơng binh và Xã hội huyện, UBND 11 xã thực hiện công tác cấp thẻ BHYT cho trẻ em dƣới 6 tuổi kịp thời, tạo điều kiện cho các cháu đƣợc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Kết quả phối hợp thực hiện công tác cung cấp thẻ BHYT cho trẻ em từ năm 2012 đến năm 2016 nhƣ sau:
Bảng 2.5. Tỷ lệ trẻ em sinh ra được cấp thẻ Bảo hiểm y tế
TT Trẻ em dƣới 6 tuổi ĐVT 2012 2013 2014 2015 2016
1 Trẻ em đã cấp thẻ TE 16.981 15.921 15.751 16.170 16.926 2 Số trẻ em sinh ra TE 17.108 15.921 15.751 16.170 16.926 3 Tỷ lệ trẻ em có thẻ % 99,3% 100% 100% 100% 100%
(Nguồn: Phòng Tư pháp huyện)
Từ những kết quả trên, nhận thấy qua các năm tỷ lệ trẻ em, học sinh đƣợc tham gia BHYT ngày càng tăng, số lƣợng trẻ em, học sinh đƣợc hƣởng chính sách chăm sóc sức khỏe thông qua BHYT ngày càng nhiều. Từ năm 2013 đến năm 2016, tỷ lệ trẻ em nhận thẻ BHYT sau sinh duy trì ở mức 100%. Ở một địa phƣơng có địa bàn rộng, và có dân tộc thiểu số nhƣ huyện
Hòa Vang thì việc cung cấp đủ cho 100% trẻ em dƣới 6 tuổi đƣợc cấp phát thẻ BHYT là một cố gắng lớn của các cấp chính quyền. Có đƣợc kết quả này chính là sự vào cuộc mạnh mẽ từ các cấp ủy đảng, chính quyền trong công tác tuyên truyền, giáo dục và vận động để mọi ngƣời dân thấy đƣợc tầm quan trọng của công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em.
Từ năm 2012 đến nay, Phòng Y tế huyện phối hợp với Trung tâm Y tế huyện và các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em trên địa bàn huyện. Theo báo cáo của phòng Y tế, công tác tiêm chủng mở rộng đƣợc triển khai thực hiện thƣờng xuyên, không có tai biến xảy ra, hằng năm có 100% trẻ em dƣới 01 tuổi đƣợc tiêm chủng đầy đủ.
Chỉ đạo Trung tâm Y tế huyện thƣờng xuyên củng cố hệ thống mạng lƣới cộng tác viên dinh dƣỡng về số lƣợng và đồng thời tập huấn nâng cao kiến thức - kỹ năng hoạt động, truyền thông chƣơng trình dinh dƣỡng; định kỳ giám sát các hoạt động phòng chống suy dinh dƣỡng trẻ em tại các xã trên địa bàn huyện. Trong thời gian qua tổ chức tập huấn kiến thức cho 118 y tế thôn và cộng tác viên dinh dƣỡng 08 xã thuộc vùng dự án Phát triển vùng Hòa Vang; tổ chức tập huấn 6 lớp kỹ thuật cân đo cho trẻ dƣới 5 tuổi, kiến thức phát hiện một số bệnh thƣờng gặp ở trẻ em cho 110 y tế thôn và cộng tác viên dinh dƣỡng, đồng thời cấp phát 22 thƣớc đo chiều cao cho 8 xã thuộc vùng dự án (Hoà Bắc, Hoà Liên, Hoà Ninh, Hoà Sơn, Hòa Phong, Hòa Khƣơng, Hòa Nhơn, Hòa Phú), tổ chức các buổi truyền thông giáo dục nâng cao kiến thức và kỹ năng thực hành dinh dƣỡng (thực hành bếp ăn mẫu) cho các bà mẹ có thai và bà mẹ có con dƣới 2 tuổi tại 11 xã; tổ chức cân, đo đánh giá tình trạng suy dinh dƣỡng và uống Vitamin A, AD cho trẻ em từ 0-60 tháng tuổi hằng năm tại các địa phƣơng trên địa bàn huyện.
Triển khai chƣơng trình Tẩy giun 02 đợt/01 năm cho học sinh Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở và trẻ em ngoài nhà trƣờng trên địa bàn huyện, tỷ lệ học sinh uống thuốc tẩy giun hằng năm đạt trên 99%.
Nhờ sự cải thiện khá toàn diện trên mọi mặt đời sống văn hóa tinh thần, đời sống vật chất đã tạo tác động tích cực, xây dựng môi trƣờng an toàn, lành mạnh cho mọi trẻ em phát triển, triển khai thực hiện mô hình Giáo dục phục hồi dinh dƣỡng cho trẻ em có hiệu quả. Qua thống kê điều tra tỷ lệ trẻ em suy dinh dƣỡng trên địa bàn khá cao (10,75% năm 2012). Do đó công tác phòng chống suy dƣỡng cho trẻ em đƣợc quan tâm triển khai đồng bộ và đạt hiệu quả cao. Ngành y tế thƣờng xuyên tổ chức việc cân kết hợp tiêm chủng cho trẻ em hằng tháng, tổ chức ngày vi chất dinh dƣỡng, bếp ăn dinh dƣỡng. Hội LHPN các cấp tổ chức các Hội thi kiến thức mẹ, sức khỏe con; nuôi con khỏe dạy con ngoan cho toàn thể bà mẹ đang nuôi con nhỏ, mẹ mang thai.
Về nhận thức của các bậc phụ huynh trong việc chăm sóc y tế cho trẻ đƣợc thể hiện qua số liệu điều tra của tác giả trong hình 2.5
Đơn vị: (%)
Qua khảo sát ở hình 2.5, một bộ phận cha mẹ chƣa coi trọng việc chăm sóc y tế cho trẻ: nhƣ cho trẻ tiêm chủng đúng lịch, tẩy giun định kỳ, chăm sóc dinh dƣỡng, khám bác sỹ khi trẻ bị đau ốm…Đây là một nhận thức sai lầm của các bậc làm cha mẹ bởi mọi trẻ em sinh ra đều có quyền đƣợc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bao gồm các hoạt động cơ bản trên. Việc không cho trẻ đi tiêm chủng hay không có thói quen tẩy giun định kỳ sẽ dẫn đến trẻ dễ bị bệnh đƣờng tiêu hóa, thiếu máu, trẻ mệt mỏi, ảnh hƣởng đến quá trình hấp thụ chất dinh dƣỡng. Điều này dẫn đến một số cha mẹ khi đƣợc hỏi lại đánh giá sức khỏe của con mình không tốt (23%).
Tuy nhiên, để đánh giá chất lƣợng công tác bảo đảm các điều kiện chăm sóc y tế trên địa bàn huyện, phòng nội vụ và giáo dục huyện đã tiến hành khảo sát lấy ý kiến nhằm hoàn thiện việc chỉ đạo thực hiện công tác này của các cơ quan chức năng của huyện.
Bảng 2.6. Đánh giá về chất lượng chỉ đạo thực hiện công tác bảo đảm các điều kiện chăm sóc y tế trên địa bàn huyện Hòa Vang
Các chỉ tiêu % đánh giá
Các quy định về tiêu chuẩn bảo đảm điều kiện chăm sóc y tế cụ thể nhƣng không dễ thực hiện (% đồng ý)
40
Cần phải có sự hỗ trợ của nhà nƣớc bảo đảm cơ sở vất chất y tế đùng tiêu chuẩn (% đồng ý)
100
Khó khăn nhất cho cơ sở để thực hiện là tìm nhân viên y tế đủ chuẩn (% đồng ý)
100
Các cơ quan chính quyền nắm rõ khó khăn và hỗ trợ kịp thời (% đồng ý)
80
Cách thức hỗ trợ của chính quyền phù hợp và giúp cho cơ sở thực hiện đúng quy định (% đồng ý)
60
Cán bộ nhà nƣớc hiểu rõ chuyên môn khi thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ cơ sở (% đồng ý)
70
Nhƣ vậy theo số liệu khảo sát bảng 2.6 cho thấy không hề dễ dàng khi thực hiện các quy định bảo đảm các điều kiện chăm sóc y tế đƣợc ban hành chỉ có 60% cơ sở cho là dễ thực hiện. Thêm vào đó, các cơ sở cần có sự hỗ trợ của nhà nƣớc, chủ yếu là tìm kiếm nhân viên y tế đủ tiêu chuẩn. Trong điều kiện hiện nay, sự thiếu hụt cán bộ y tế trong các cơ sở y tế trở nên cấp bách chƣa kể đến các cán bộ y tế cần phải nắm vững chuyên môn, tay nghề cao có kinh nghiệm.
Với mục tiêu hƣớng tới cải thiện tình trạng suy dinh dƣỡng và cách tiếp cận bảo đảm cho trẻ em mạnh khỏe, không mắc bệnh và tránh đƣợc tình trạng suy dinh dƣỡng thì việc thực thi các chính sách bảo đảm điều kiện chăm sóc y tế là cần thiết. Mặc dù có nhiều cố gắng song công tác này của các cơ quan chính quyền huyện dƣờng nhƣ chƣa coi trọng việc nắm bắt tình hình thực tế, các cơ quan vẫn chƣa phối hợp sát sao với tình hình thực tế và giải quyết những khó khăn chung. Điều này thể hiện qua số ý kiến đồng ý về việc các cơ quan chính quyền nắm rõ khó khăn và hỗ trợ kịp thời chi có 80% đồng ý.
Chỉ 60% ý kiến đánh giá đồng ý với các biện pháp hỗ trợ của các cơ quan chính quyền là phù hợp và giúp cho cơ sở thực hiện đúng quy định. Có nghĩa là gần một nửa cơ sở đánh giá là không phù hợp và vì vậy cơ sở không thực hiện đúng quy định.
Cán bộ của các cơ quan chức năng của huyện làm việc với các cơ sở vừa làm chức năng quản lý vừa làm chức năng tƣ vấn. Tuy đa phần đánh giá cán bộ nhà nƣớc hiểu rõ chuyên môn khi thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ cơ sở nhƣng vẫn có tới 30% đánh giá cán bộ đƣợc đánh giá là chƣa nắm vững chuyên môn cho thấy đây là một trong các vấn đề quan trọng mà các cơ quan chức năng cần giải quyết thông qua cải cách hành chính công.
Đối với các trung tâm y tế xã, phƣờng, có 10% phụ huynh đƣợc khảo sát trả lời chƣa bao giờ nhận đƣợc giấy tiêm chủng, 24% nhận không đầy đủ, 66% cho rằng khá đầy đủ và đầy đủ.
(Đơn vị: %)
Hình 2.6. tỷ lệ nhận giấy tiêm chủng của các cha mẹ được điều tra
Điều này cho thấy công tác tiêm chủng đƣợc triển khai nhƣng công tác chuẩn bị chƣa tốt dẫn đến vẫn có cha mẹ không đƣợc thông báo đi tiêm phòng. Hạn chế này có thể do nguyên nhân địa bàn huyện, xã rộng, thất lạc giấy thông báo, do sơ sót của cán bộ hành chính hoặc khi tổ trƣởng, thôn trƣởng đến gửi giấy thông báo phụ huynh không có nhà…