Giải pháp cải thiện công tác vệ sinh môi trƣờng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp cải thiện tình trạng trẻ em suy dinh dưỡng tại huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 80 - 87)

6. Tổng quan tài liệu

3.3. CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH SUY DINH DƢỠNG TRẺ

3.3.3. Giải pháp cải thiện công tác vệ sinh môi trƣờng

Từ phân tích trên mục 2.2.4 cho thấy các vấn đề trong thực hiện công tác vệ sinh môi trƣờng còn khá nhiều trong khi các cơ quan chính quyền rất lung túng trong giải quyết các vấn đề này. Tình trạng này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân nhƣ: ý thức giữ gìn vệ sinh của ngƣời dân chƣa cao; đội ngũ cán bộ còn mỏng và yếu về nghiệp vụ; công tác quy hoạch chƣa tốt và chƣa mang tính dài hạn; nguồn lực cho công tác môi trƣờng còn ít; các quy trình quản lý chồng chéo chẳng hạn cấp giấy phép cho xây dựng trƣờng sau đó mới ban hành tiêu chuẩn vệ sinh môi trƣờng ở các trƣờng mầm non, khi có tiêu chuẩn không có biện pháp giải quyết vì thiếu nguồn lực; sự gia tăng dân số nhanh hơn mở rộng các trƣờng dẫn tới quá tải thiếu trƣờng do vậy khó có thể xử lý triệt để vấn đề.

Để làm tốt công tác vệ sinh môi trƣờng này cần phải đẩy mạnh thực hiện:

a. Làm tốt công tác quản lý của các cấp chính quyền huyện

UBND các xã phân loại rõ các tuyến đƣờng gồm: Tuyến đƣờng Quốc lộ, tuyến đƣờng ĐT, tuyến đƣờng liên xã, tuyến đƣờng liên thôn, tuyến đƣờng khu dân cƣ… Tại mỗi tuyến đƣờng nêu trên tùy theo khối lƣợng, chiều dài, nội dung hoạt động mà UBND các xã phân công hoặc giao cho các Hội/Chi hội, đoàn thể các Câu lạc bộ môi trƣờng, các Đội tình nguyện viên thanh niên… tại địa phƣơng cấp xã, thôn phụ trách. Gắn bảng tên ghi rõ Đoạn

đƣờng xanh – sạch – đẹp do đơn vị phụ trách đoạn đƣờng sau khi đã đƣợc kiểm tra, thẩm định đạt tiêu chuẩn.

- Hằng tuần, Các Hội/Chi hội, đoàn thể, Câu lạc bộ môi trƣờng, Đội tình nguyện viên… tổ chức ra quân phong trào Ngày chủ nhật xanh – sạch – đẹp tại tuyến đƣờng đã đƣợc phân công phụ trách.

- Các cơ quan thông tin, tuyên truyền và hệ thống báo đài của huyện thƣờng xuyên đƣa tin, bài khơi dậy ý thức và trách nhiệm của ngƣời dân trong việc bảo vệ môi trƣờng, xây dựng nếp sống văn minh, thanh lịch; phổ biến các quy định về vệ sinh trong môi trƣờng để nhân dân biết, thực hiện. Tăng cƣờng thực hiện các bài viết, phóng sự, đƣa tin, hình ảnh về các hoạt động bảo đảm vệ sinh về môi trƣờng trên địa bàn huyện; kịp thời khen ngợi, biểu dƣơng những tổ chức, đơn vị, cá nhân làm tốt, phê phán các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân hộ gia đình chƣa thực hiện tốt các quy định về vệ sinh, các hành vi làm ảnh hƣởng tới môi trƣờng. Các cơ quan thông tin, truyền thông, báo đài tiếp tục xây dựng chuyên mục tăng cƣờng quản lý đô thị, trong đó phản ánh thƣờng xuyên, kịp thời việc thực hiện công tác vệ sinh đối với môi trƣờng trên địa bàn.

- Tổ chức thực hiện soạn nôi dung các tờ rơi về bảo đảm vệ sinh về môi trƣờng, trật tự an toàn giao thông để phổ biến đến các cơ quan, đơn vị, trƣờng học, tổ chức đoàn thể, hộ gia đình để nhân dân, cán bộ, công chức, đoàn viên, hội viên biết thực hiện. Tổ chức họp tổ dân phố để phổ biến quy định về vệ sinh môi trƣờng, ký cam kết với các hộ gia đình, cơ sở kinh doanh, dịch vụ không xả rác tùy tiện ra hè phố, lòng đƣờng và tham gia quản lý, giữ cho hè phố, lòng đƣờng sạch sẽ.

- Bố trí đầy đủ và hợp lý các thùng rác, điểm tập kết trên toàn tuyến đƣờng; thu gom rác thải trong ngày; đổ, bỏ rác vào thùng rác công cộng; không để rác thải trƣớc cửa nhà hoặc trên vỉa hè.

- 100% hộ kinh doanh, buôn bán trên vỉa hè có cam kết đảm bảo vệ sinh môi trƣờng, có phƣơng tiện thu gom chất thải phù hợp, có trách nhiệm giữ khuôn viên vỉa hè nơi hoạt động. Lòng đƣờng, vỉa hè luôn sạch sẽ, không có nƣớc đọng, rác thải, nƣớc thải trên lòng đƣờng, vỉa hè.

- Không để xảy ra tình trạng chăn, dắt, thả súc vật chạy rong, phóng uế trên tuyến đƣờng, hoặc có các hành vi vệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi quy định…

- Các cấp chính quyền phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể các cấp để tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên tham gia và vận động quần chúng nhân dân cùng tham gia; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tổ chức kiểm tra, giám sát thƣờng xuyên việc triển khai thực hiện công tác tại các cơ sở.

- Đối với tuyến đƣờng có khu dân cƣ sinh sống, các Hội/Chi hội, đoàn thể nên giao/phân công cho mỗi gia đình có trách nhiệm trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh; trồng hoa trƣớc cổng mỗi nhà, tham gia chƣơng trình “Mái nhà xanh, 3 sạch”. Tạo khuôn viên cổng ngõ, tƣờng rào xanh – đẹp, tạo môi trƣờng trong lành, hài hòa, đảm bảo mỹ quan tuyến đƣờng.

- Đối với tuyến đƣờng không có hoặc chƣa có khu dân cƣ sinh sống, các Hội/Chi hội, đoàn thể… phát động công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh tại các tuyến đƣờng. Định kỳ tháng/ 2 lần tổ chức ra quân quét dọn, thu gom rác thải, phát quang cỏ dại dọc các tuyến đƣờng và các lô đất trống.

b. Đối với vấn đề xử lý rác

- Tiếp tục vận động các thôn tích cực, chủ động trong việc duy trì và triển khai xây dựng, nhân rộng mô hình “Thôn không rác” tại các xã trên địa bàn huyện.

- UBND các xã tổ chức cho các thôn tiếp tục đăng ký cam kết thực hiện nội dung theo tiêu chuẩn xây dựng mô hình “Thôn không rác” và các

quy ƣớc hiện có của các khu dân cƣ nhằm xây dựng “Thực hiện nếp sống văn minh đô thị”.

- Tổ chức thu hút xã hội hóa các hoạt động tuyên truyền, cổ động trực quan thông qua các hình thức: băng rôn, khẩu hiệu, pano, áp phích…và tuyên truyền lƣu động trên địa bàn tập trung đông dân cƣ. Tăng cƣờng tuyên truyền, phổ biến các quy định về vệ sinh đối với môi trƣờng, trật tự đô thị kết hợp với tuyên truyền về an toàn giao thông trên hệ thống loa truyền thanh của xã.

- Tập trung tuyên truyền, thực hiện các nội dung 04 nhóm tiêu chí gồm: Quản lý tốt rác thải, quản lý tốt vật nuôi, đảm bảo mỹ quan đô thị, thực hiện các phong trào bảo vệ môi trƣờng trong thực hiện mô hình “Thôn không rác” trên địa bàn huyện. Đồng thời khuyến khích, loại bỏ dần các thói quen, tập quán không phù hợp với môi trƣờng nhƣ: vứt xác động vật chết ra ao hồ, đƣờng phố; rải đốt vàng mã, gạo muối nơi công cộng; vứt rác ngoài thùng rác, sử dụng nhiều bao bì ni lông…

- Triển khai tốt Đề án “Thu gom rác thải trên địa bàn huyện”, thu gom, vận chuyển rác kịp thời, không để rác tồn đọng, đảm bảo vệ sinh môi trƣờng trên các tuyến đƣờng.

- Phát triển Thôn có đội tự quản rác thải chuyên xử lý vệ sinh tại các điểm tập kết rác, không để xảy ra các điểm nóng môi trƣờng.

- Việc làm cơ bản trong vệ sinh môi trƣờng chính là thu gom và xử lý rác thải một cách sạch sẽ, nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Thu gom, xử lý rác thế nào cho đúng đảm bảo an toàn vệ sinh trƣớc khi đƣa ra môi trƣờng sống không hề đơn giản:

+ Ở nơi công cộng: phải chứa rác vào các thùng rác công cộng, hàng ngày có xe lấy rác tập trung đem đi xử lý.

+ Cách xử lý rác: cách thủ công có thể chở đi ở các bãi tập trung hoặc có thể phân loại rác thành 2 loại để có hƣớng xử lý khác nhau: rác hữu cơ đƣợc

nghiền xử lý thành phân, chất đốt công nghiệp; rác vô cơ tái sản xuất thành nguyên liệu công nghiệp.

+ Đối với gia đình thì chúng ta nên: quét dọn nhà cửa hàng ngày, đổ rác đúng nơi quy định, phân loại và thu gom vào nơi quy định để tái chế hoặc xử lý. Ở nông thôn có thể xử lý rác bằng cách chôn đốt, ủ làm phân bón.

c. Đối với công tác quản lý nước

- Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, vận động các hộ dân hoàn thiện các công trình nhà tiêu hợp vệ sinh đạt tiêu chuẩn quy định.

- Tiếp tục kiểm tra, rà soát, phối hợp với UBND các xã, các đơn vị có liên quan nắm lại thực trạng tình hình sử dụng nƣớc sạch, hợp vệ sinh theo quy chuẩn. Xây dựng kế hoạch cụ thể, đầu tƣ xây dựng các công trình cấp nƣớc sạch đối với những vùng còn sử dụng nguồn nƣớc ngầm, giếng khơi có nguy cơ nhiểm bẩn, nhiểm phèn trên địa bàn huyện.

- Tăng cƣờng công tác thanh, kiểm tra xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nƣớc. Tổ chức tổng kiểm tra rà soát các tổ chức, cá nhân đang hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nƣớc và xả nƣớc thải vào nguồn nƣớc, hành nghề khoan nƣớc không có giấy phép trên địa bàn. Kiên quyết xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm, đình chỉ các hoạt động không có giấy phép, không đƣợc cấp phép theo quy định của pháp luật.

- Các xã có sông, hồ xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trƣờng, nguồn nƣớc, thu gom và xử lý rác thải ở các sông (sông Túy Loan, sông Yên, sông Cu Đê, sông Quá Giáng). Xây dựng phƣơng án nạo vét mƣơng thoát nƣớc chống ngập úng trên địa bàn. Ở các xã có khu vực trũng thấp hoặc khu dân cƣ đông đúc, lƣợng nƣớc thải sinh hoạt phát sinh lớn nhƣng chƣa có hệ thống xử lý nƣớc thải chung, phải có kế hoạch xây dựng hệ thống xử lý nƣớc thải theo quy mô, công suất của toàn khu.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến quán triệt Luật tài nguyên nƣớc, công tác giáo dục, truyền thông nâng cao ý thức, trách nhiệm, nhất là trong việc chấp hành pháp luật trong việc bảo vệ tài nguyên nƣớc, phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nƣớc.

- Kịp thời rà soát, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quản lý về tài nguyên nƣớc thuộc thẩm quyền UBND huyện.

- Tuyên truyền, triển khai đến nhân dân cùng tham gia các hoạt động tái chế, tái sử dụng rác thải, phân loại rác tại nguồn, ủ phân từ rác thải hữu cơ..

- Ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trƣờng đối với các lô đất trống chậm triển khai xây dựng, thực hiện dự án; Kiểm soát không để phát sinh ô nhiễm ở các lô đất trống; Khai thác, sử dụng tạm thời các lô đất trống chƣa triển khai xây dựng đảm bảo vệ sinh môi trƣờng, phù hợp với quy hoạch, cảnh quan môi trƣờng.

- Vận động, yêu cầu nhân dân, khu dân cƣ thực hiện hƣơng ƣớc, cam kết về bảo vệ môi trƣờng: Đổ rác đúng nơi và thời gian quy định; không để rác thải trƣớc cửa nhà hoặc trên vỉa hè; không quét rác ra vỉa hè, lòng đƣờng, không gây ô nhiễm môi trƣờng, làm mất cảnh quan đô thị; trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh dọc các tuyến đƣờng, trồng các bồn hoa nhỏ trong các ô cây bóng mát dọc các tuyến đƣờng lớn tạo mỹ quan, không thả rông súc vật, phóng uế bừa bãi trên đƣờng, nơi công cộng…

- Tổ chức ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nƣớc; theo dõi, phát hiện và tham gia giải quyết sự cố ô nhiễm nguồn nƣớc theo thẩm quyền.

d. Đối với quản lý chất lượng môi trường không khí

- Xây dựng kế hoạch và huy động nguồn lực xã hội hóa trồng cây xanh ở các tuyến đƣờng, nơi công cộng. Phát động phong trào trồng cây xanh tại cơ quan, công sở, trƣờng học, bệnh viện, doanh nghiệp. Đầu tƣ xây dựng các

công viên cây xanh tại các khu vui chơi, giải trí dành cho trẻ em tại địa phƣơng.

- Thực hiện các biện pháp lâm sinh (khoanh nuôi những diện tích có khả năng phục hồi thành rừng, làm giàu rừng,…), trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc.

- Triển khai các biện phát che chắn trên các xe vận chuyển khoáng sản, các biện pháp tƣới nƣớc, quét đƣờng, xử lý bụi tại các khu vực phát sinh ô nhiễm do hoạt động giao thông trên các tuyến đƣờng.

e. Đối với công tác vệ sinh môi trường trong các trường học

Cần thiết phải rà soát lại quy hoạch mạng lƣới trƣờng học nói chung và mầm non nói riêng trên địa bàn huyện để điều chỉnh, bổ sung kịp thời tránh lặp lại trong tƣơng lai; Công việc này cần tiến hành đồng bộ đi kèm với cơ chế thực hiện và bảo đảm các điều kiện. Đồng thời phải lên quy hoạch trƣờng học gắn chặt với sự phát triển kinh tế xã hội của huyện.

Đối với trƣờng học không đủ diện tích theo chuẩn cần tập trung nỗ lực tìm kiếm nguồn đất đai và nguồn lực để giải quyết những khó khăn về diện tích phòng học. Nếu không thể thực hiện cải tạo lại trƣờng cũ thì cƣơng quyết bố trí diện tích đất để xây mới trƣờng lớp ở những nơi có điều kiện và thực hiện giảm số lƣợng học sinh. Khắc phục tình trạng học sinh trái tuyến ở nhiều trƣờng không bảo đảm diện tích theo chuẩn.

Tiếp tục duy trì việc thực hiện tốt các tiêu chuẩn về vệ sinh môi trƣờng nhƣ có cây xanh và sân chơi bao gồm các tiêu chuẩn: có đủ nhà vệ sinh và đảm bảo yêu cầu vệ sinh và trang bị đầy đủ thiết bị; có hệ thống thu gom và xử lý nƣớc thải, rác thải và cung cấp đủ nƣớc sinh hoạt sử dụng đã đƣợc thực hiện tốt trong những năm qua. Đồng thời không ngừng đầu tƣ trang thiết bị để kiểm tra thƣờng xuyên việc thực hiện này.

Đặc biệt phải kết hợp giữa nhiệt độ môi trƣờng và chiếu sáng trong lớp học không vƣợt quá tiêu chuẩn cho phép. Để tiết kiệm điện cần sử dụng những thiết bị có chức năng hạn chế điện năng nhƣng vẫn đảm bảo ánh sáng. Về lâu dài cần phải xây dựng trƣờng lớp đúng tiêu chuẩn sẽ khắc phục triệt để tính trạng này vì vậy đây là giải pháp tình thế.

Lấy ý kiến thăm dò và tính toán các điều kiện cụ thể của các trƣờng, cần xây dựng lộ trình thực hiện cho các trƣờng tổ chức cải tạo nâng cấp thực hiện trƣớc khi ban hành các quy định phải khảo sát tình hình trong trƣờng hợp các trƣờng không thỏa mãn đƣợc hay chƣa thể thực hiện. Kèm theo đó là hỗ trợ về cơ chế chính sách và nguồn lực để thực hiện. Đẩy mạnh việc tuyên truyền ý thức thực hiện vệ sinh môi trƣờng cho trẻ trong các trƣờng mầm non để bảo đảm sức khỏe cho các em tránh SDD và góp phần bảo vệ môi trƣờng tự nhiên bao gồm cung cấp cho trẻ những kiến thức đơn giản đầu tiên về vệ sinh môi trƣờng phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ để tạo ra thái độ, hành vi đúng của trẻ đối với môi trƣờng xung quanh. Có thể bắt đầu từ lứa tuổi mầm non kích thích, khuyến khích trẻ khám phá quy luật của tự nhiên nhằm mục đích bảo vệ môi trƣờng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp cải thiện tình trạng trẻ em suy dinh dưỡng tại huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 80 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)