6. Tổng quan tài liệu
1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC CẢI THIỆN TINH TRẠNG
TRẠNG SUY DINH DƢỠNG TRẺ EM
1.3.1. Điều kiện tự nhiên
Bất cứ sự phát triển của hoạt động kinh tế xã hội nào cũng luôn không thể tách rời khỏi điều kiện tự nhiên. Đặc biệt là đối với sức khỏe và sinh hoạt con ngƣời, điều kiện tự nhiên có sự tác động và ảnh hƣởng rất quan trọng về mọi mặt: lƣơng thực thực phẩm, nguồn nƣớc uống và sinh hoạt, nơi ở và các điều kiện sống. Có thể nói, con ngƣời và điều kiện tự nhiên không thể tách rời nhau.
Các nhân tố tự nhiên là tiền đề cơ bản để phân bố sản xuất và phát triển kinh tế. Chính các nhân tố này quyết định đến kết quả cuối cùng của nền kinh tế nhất là ngành nông nghiệp. Các nhân tố vị trí địa lý, đất đai, khí hậu, thời tiết có ảnh hƣởng trực tiếp tới sản lƣợng nông nghiệp và qua đó sẽ ảnh hƣởng tới sự phát triển của các ngành khác. Sản lƣợng nông nghiệp là yếu tố cơ bản bảo đảm những nhu cầu thiết yếu quan trọng của con ngƣời trong đó quyết định không nhỏ đến tình trạng suy dinh dƣỡng ở mỗi quốc gia.
Điều kiện tự nhiên về đất, nguồn nƣớc, thời tiết, ánh sáng, khí hậu tác động tới sức khỏe con ngƣời cũng nhƣ ảnh hƣởng tới chất lƣợng cuộc sống, tình trạng cơ thể và suy dinh dƣỡng của trẻ em. Suy dinh dƣỡng ở trẻ thƣờng
do nhiều nhân tố gây ra, một trong số đó là trẻ sống trong môi trƣờng có thời tiết, khí hậu quá lạnh hoặc quá nóng làm trẻ tiêu hao năng lƣợng nhiều.
1.3.2. Tình hình kinh tế - xã hội
Tình hình kinh tế - xã hội là điều kiện quan trọng để phát triển toàn diện xã hội. Bất kỳ một nền kinh tế nào muốn phát triển thì hệ thống kết cấu các hình thái ý thức xã hội cùng với các thiết chế chính trị - xã hội nhƣ các chính sách vĩ mô, tình hình chính trị phải thông thoáng và ổn định, rồi mới tính đến các yếu tố vốn, lao động,…
Trình độ phát triển kinh tế xã hội không chỉ đảm bảo cơ sở vật chất đầy đủ mà còn cho phép các nguồn lực cho xây dựng phát triển các cơ sở hạ tầng y tế và mở rộng nâng cao chất lƣợng dịch vụ y tế đƣợc phân bổ thích đáng. Đây là điều kiện để cải thiện tình hình suy dinh dƣỡng cho bà mẹ và trẻ em và chăm sóc sức khỏe cho ngƣời dân.
Phát triển kinh tế xã hội hiệu quả còn là điều kiện quyết định cho phép nâng cao và cải thiện chất lƣợng cuộc sống cho ngƣời dân, nâng cao chất lƣợng đời sống kinh tế của ngƣời lao động, đây là nền tảng để cải thiện tình trạng suy dinh dƣỡng của trẻ em ở mức thấp nhất.
Suy dinh dƣỡng là một bệnh do ảnh hƣởng của nghèo nàn và lạc hậu, có liên quan đến kinh tế, văn hóa, dân trí. Một đất nƣớc có nền kinh tế phát triển, ngoài điều kiện sống tăng lên thì văn hóa sống và đào tạo dân trí cũng đƣợc cải thiện. Đặc biệt, cách nuôi trẻ của ngƣời Việt Nam chịu nhiều ảnh hƣởng bởi truyền thống và tập tục. Một số quan niệm trong cách nuôi con vẫn còn chƣa khoa học. Do vậy, cải thiện dân trí nâng cao sự hiểu biết của ngƣời mẹ trong cách chăm sóc con là một yếu tố quan trọng cải thiện tình trạng dinh dƣỡng của trẻ. Hiện nay, trong quá trình phát triển kinh tế của các nƣớc đang phát triển, khoảng cách giàu nghèo gia tăng, tác động đến xã hội trên nhiều phƣơng diện, hậu quả ngày càng sâu sắc. Đặc biệt, các cuộc khủng hoảng
kinh tế diễn ra trong thời gian dài làm cho việc đảm bảo an ninh lƣơng thực thực phẩm và khả năng cung cấp các dịch vụ y tế, dinh dƣỡng càng trở nên khó khăn. Đây chính là nguyên nhân làm cho SDD là gánh nặng sức khoẻ ở nhiều nƣớc đang phát triển.
1.3.3. Đầu tƣ công tác xã hội
Chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em là vấn đề có tính chiến lƣợc lâu dài, góp phần quan trọng vào việc chuẩn bị và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực phục vụ công cuộc đổi mới và phát triển đất nƣớc. Đầu tƣ cho trẻ em là đầu tƣ cho thế hệ tƣơng lai, đầu tƣ cho sự phát triển của đất nƣớc. Suy cho cùng, chăm sóc trẻ em cũng là một hoạt động dịch vụ trong nền kinh tế cho dù ai thực hiện. Để thực hiện quá trình này chắc chắn sẽ phải có các nguồn lực nhƣ vốn, lao động và kỹ thuật. Hiện nay, nguồn tài trợ cho công tác này có thể đa dạng theo quá trình xã hội hóa ngày càng rộng. Tuy nhiên nguồn tài trợ của nhà nƣớc cho dịch vụ y tế và chăm sóc trẻ em vẫn có vai trò quyết định nhất là cho khu vực vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn.
Đầu tƣ công tác xã hội của nhà nƣớc cho chăm sóc trẻ em ngoài nguồn vốn trung ƣơng thì còn phụ thuộc rất nhiều vào nguồn của địa phƣơng. Những địa phƣơng có tiềm lực kinh tế mạnh nhờ hành lang pháp lý thông thoáng, dịch vụ hành chính thuận lợi sẽ có thành quả phát triển kinh tế hơn và thƣờng đầu tƣ nhiều cho công tác này. Việc tập trung đầu tƣ vào lĩnh vực công tác xã hội không chỉ bảo đảm chăm sóc tốt cho trẻ mà còn bảo đảm phát triển một ngành dịch vụ tiềm năng cho nền kinh tế.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG CẢI THIỆN SUY DINH DƢỠNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÕA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG