6. Tổng quan tài liệu
2.2. THỰC TRẠNG CẢI THIỆN SUY DINH DƢỠNG Ở TRẺ EM TRÊN
2.2.5. Thực trạng cải thiện chất lƣợng chăm sóc trẻ em
Nhận thấy tầm quan trọng của công tác cải thiện chăm sóc trẻ em, Ủy ban nhân dân huyện ra Quyết định số 5259/QĐ-UBND về việc thành lập đội ngũ cộng tác viên gồm 193 đồng chí thực hiện công tác trẻ em. 11xã cũng đã thành lập Ban chỉ đạo và tổ chức hoạt động đối với Chƣơng trình Bảo vệ
chăm sóc và giáo dục trẻ em trên địa bàn xã, bố trí một cán bộ phụ trách công tác trẻ em.
Xác định việc huy động nguồn lực là yếu tố quan trọng để triển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu vì trẻ em, hằng năm, huyện luôn chú trọng phân bổ ngân sách cho công tác chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em. Bên cạnh sự đầu tƣ từ ngân sách, nguồn lực từ chƣơng trình Nông thôn mới, huyện đã làm khá tốt công tác quan hệ, hợp tác, tranh thủ nhiều nguồn viện trợ từ các tổ chức trong và ngoài nƣớc, cùng với sự đóng góp của nhân dân đã triển khai xây dựng nhiều công trình dành cho trẻ em. Các hội đoàn thể trên địa bàn huyện hằng năm đều tranh thủ các nguồn vận động, viện trợ để thực hiện công tác trẻ em.
Thực hiện đề án “ Sữa học đƣờng” của Thành phố đã hỗ trợ cho trẻ đƣợc uống sữa miễm phí tại các trƣờng MN và các nhóm, lớp ĐLTT thuộc 5 xã vùng khó khăn nhƣ: Hòa Sơn, Hòa Liên, Hòa Bắc, Hòa Ninh và Hòa Phú với tổng cộng có: 7 trƣờng MN ( Trong đó có 1 trƣờng MNTT) và 24 nhóm, lớp ĐLTT tại các xã Hòa Sơn, Hòa Liên và Hòa Phú. Trẻ trong trƣờng MN: 2407 trẻ, trẻ các nhóm, lớp ĐLTT: 534 trẻ
Tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đƣợc chăm sóc 100%. UBMTTQVN huyện đã xây dựng và tổ chức thực hiện phong trào “Toàn dân chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em” gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cƣ”. Mặt trận, các hội đoàn thể tiếp tục duy trì các loại mô hình CLB nhƣ: CLB nuôi con khỏe dạy con ngoan, CLB dân số phát triển, CLB tiền hôn nhân, CLB gia đình hạnh phúc… hằng năm có hơn 1500 thành viên tham gia. Duy trì và phát triển 175 gia đình hiếu học ở các xã, nhằm khuyết khích việc học tập cho các em, sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ, góp phần làm giảm tỷ lệ học sinh bỏ học trên địa bàn huyện.
Bảng 2.7. Đánh giá các chỉ tiêu công tác chăm sóc trẻ em
STT Chỉ tiêu ĐVT 2014 2015 2016
1 Tỷ lệ ngƣời dân đƣợc tuyên truyền trực tiếp về BVCSTE dƣới các hình thức?
% 55% 60% 75%
2 Số chƣơng trình phát thanh/ chuyên mục tuyên truyền về BVCSTE đƣợc sản xuất ở địa phƣơng/đơn vị? ĐầuCT, CM 110 117 119 3 Nhân lực làm công tác trẻ em các cấp 3.1 Số cán bộ ở cấp quận/huyện Ngƣời Chuyên trách Ngƣời 3 2 2
Kiêm nhiệm Ngƣời 0 0 0
3.2 Số cán bộ ở cấp xã Ngƣời 11 11 11
Chuyên trách Ngƣời 11 11 11
Kiêm nhiệm Ngƣời 4 Số cộng tác viên thôn, tổ dân
phố
Ngƣời
5 Nguồn lực, cơ sở vật chất dành cho công tác bảo vệ trẻ em 5.1 Tổng ngân sách dành cho
công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em
Triệu
1.974 2.811 2.717
Ngân sách Trung ương Triệu 154 363 276
Ngân sách địa phương Triệu 20 20 20
Quỹ Bảo trợ trẻ em các cấp Triệu 165 228 221
STT Chỉ tiêu ĐVT 2014 2015 2016
5.2 Mức phụ cấp cho cộng tác viên thôn, tổ dân phố/tháng
VNĐ 75.000 75.00 0 5.3 Tổng số xã, phƣờng đạt tiêu chuẩn xã, phƣờng phù hợp với trẻ em Xã/phƣờ ng 11 11 11 6 Hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em 6.1 Số cơ sở trợ giúp trẻ em (gồm
các cơ sở bảo trợ xã hội)
Cơ sở 0 0 0
Công lập Ngoài công lập
6.2 Số điểm tƣ vấn cộng đồng Điểm 20 25 35
(Nguồn: Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện)
Nhìn chung, công tác chăm sóc trẻ em đã đƣợc các cơ quan chính quyền, chức năng huyện quan tâm, tuy nhiên nguồn một số mặt chất lƣợng chƣa cao, công tác quản lý chất lƣợng chƣa đồng đều:
- Công tác triển khai thực hiện việc chăm sóc trẻ em chƣa thật đồng bộ và đƣợc quan tâm ở một vài địa phƣơng; có nơi, có lúc một số ngành, đoàn thể, địa phƣơng vẫn chƣa thực hiện tốt trách nhiệm và nghĩa vụ đối với trẻ em. Việc tuyên truyền các chủ trƣơng đƣờng lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc liên quan đến trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt vẫn chƣa đƣợc sâu rộng.
- Hoạt động mang tính quy mô lớn chƣa nhiều, nhất là cấp cơ sở. Kinh phí chi cho các hoạt động còn hạn chế, nhất là việc vận động gây quỹ.
- Trình độ dân trí không đồng đều nên việc tiếp cận với thông tin tuyên truyền về Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có phần hạn chế, đôi lúc
đôi nơi vẫn còn một số gia đình chƣa ý thức đƣợc trách nhiệm trong việc chăm sóc giáo dục con mình.
- Tỷ lệ ngƣời dân đƣợc tuyên truyền về công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em còn thấp.
- Công tác cán bộ thiếu ổn định, thƣờng xuyên biến động, số cán bộ mới chƣa có kinh nghiệm, còn lúng túng trong triển khai thực hiện các chƣơng trình. Cán bộ kiêm nhiệm nhiều và thƣờng xuyên biến động nên ảnh hƣởng rất nhiều đến hiệu quả công việc.
- Ngân sách chi cho cộng tác viên còn thấp (75.000đ/ngƣời/tháng) dẫn đến sự nhiệt tình trong cộng tác viên không cao.
- Số cơ sở trợ giúp trẻ em chƣa có, điểm tƣ vấn cộng đồng còn ít.
- Kinh phí đầu tƣ cho hoạt động hàng năm chƣa đảm bảo triển khai các hoạt động ở cấp huyện và xã.