Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chính sách marketing tại công ty TNHH thiên long (Trang 65 - 68)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.4.Đánh giá chung

Qua những xem xét đánh giá trên có thể rút ra đƣợc một số thành công mà công ty đã đạt đƣợc:

- Sự tăng lên của lƣợng tiêu thụ, một dấu hiệu đáng mừng của bất kỳ một công ty nào. Điển hình nhƣ Năm 2012, doanh thu từ nhóm bút viết đạt

663,945 tỷ đồng, tăng gần 58 tỷ đồng so với năm 2011. Năm 2013 doanh thu đạt 722,509 tỷ, tăng 58,564 tỷ so với năm 2012. Trong 5 năm qua, Tập đoàn Thiên Long đạt mức tăng trƣởng bình quân mỗi năm khoảng 25% cả về doanh thu và lợi nhuận.

- Nâng cao vị thế cạnh tranh của những nhãn hiệu trên thị trƣờng thu hút đƣợc lƣợng khách hàng đông đảo quan tâm đến các chƣơng trình công ty thực hiện, làm nhãn hiệu Thiên Long trở thành một nhãn hiệu có tỷ lệ lợi nhuận cao hấp dẫn trung gian trong kênh. Theo tạp chí Forbes Việt Nam số ra tháng 09/2013, Thiên Long nằm trong danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam. Tiêu chí xếp hạng bao gồm tăng trƣởng doanh thu và lợi nhuận trong 3 năm liên tiếp cùng triển vọng phát triển trong những năm tới

- Nhiều sáng tạo trong việc mở rộng các nhánh sản phẩm.

- Tính sáng tạo và năng động, thể hiện trong việc đầu tƣ cho công tác nghiên cứu và liên tục cung cấp sản phẩm mới. Thành quả từ sức mạnh tri thức đó là hơn 20% sản phẩm tung ra mỗi năm của Tập đoàn là sản phẩm nghiên cứu mới từ bộ phận R&D

Tuy nhiên vẫn còn một số điểm hạn chế thƣờng gặp là:

- Công ty quá thiên về sử dụng công cụ xúc tiến bán hàng mà không quan tâm đến các công cụ khác. .

- Khó khăn trong việc quản lý, giám sát các chính sách marketing. - Chƣa có biện pháp thực hiện đánh giá hiệu quả của các chính sách marketing thực hiện.

- Nhiều nhóm sản phẩm với các phân khúc thị trƣờng khác nhau nhƣng lại nhét chung trong cùng một phƣơng án tiếp thị và xây dựng thị trƣờng. Một doanh nhân thành đạt không thể dắt túi một cây bút mang nhãn hiệu Thiên Long, cho dù nó có tốt cách mấy đi chăng nữa.

Tuy nhiên với việc phân khúc thị trƣờng nhƣ hiện nay, nhiều sản phẩm lại chỉ có chung một phƣơng án tiếp thị làm cho khách hàng có hạn chế khi dùng sản phẩm của Thiên Long. Chẳng hạn nhƣ 1 doanh nhân thành đạt không thể dắt túi một cây bút mang nhãn hiệu Thiên Long, cho dù nó có tốt cách mấy đi chăng nữa, họ sẽ dùng những cây bút sang trọng của những nhãn hiệu cao cấp để thể hiện đẳng cấp của mình.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Chƣơng hai đã phân tích “thực trạng chính sách marketing của Công ty TNHH Thƣơng Mại Thiên Long”, sau khi giới thiệu tổng quan về công ty, bám theo tiến trình xây dựng chính sách marketing đã đƣợc trình bày ở chƣơng 1. Trong phần đánh giá chung , chỉ ra 4 điểm thành công và 4 điểm hạn chế của công ty làm cơ sở xây dựng chính sách trong chƣơng 3 nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty.

CHƢƠNG 3

CHÍNH SÁCH MARKETING TẠI CÔNG TY TNHH THƢƠNG MẠI THIÊN LONG

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chính sách marketing tại công ty TNHH thiên long (Trang 65 - 68)