NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 28)

8. Kết cấu của Luận văn

1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU

tế nhà nƣớc tuy giảm về tỷ trọng nhƣng vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế và tỷ trọng của kinh tế ngoài Nhà nƣớc ngày cảng tăng [14,36].

1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ KINH TẾ

1.2.1. Chuyển dị ơ ấu kinh tế theo ngành

Chuyển dịch CCKT ngành là quá trình biến đổi các yếu tố của CCKT giữa 3 khu vực (nhóm ngành) kinh tế. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành đạt đƣợc trên cơ sở đẩy mạnh các hoạt động sản xuất công nghiệp và dịch vụ, ứng dụng rộng rãi công nghệ, phƣơng tiện và phƣơng pháp tiên tiến, hiện đại vào trong tất cả các khâu, các yếu tố, các quá trình sản xuất kinh doanh của các ngành, nhằm khai thác tốt các lợi thế so sánh về tự nhiên, kinh tế - xã hội và các điều kiện thuận lợi do yếu tố thời đại tạo ra để đạt đƣợc tốc đột tăng trƣởng nhanh, phát triển bền vững, hiệu quả cao, hội nhập nhanh chóng vào nền kinh tế thế giới. 11, 164

Trong quá trình đó, thƣờng diễn ra theo xu hƣớng tỷ trọng của khu vực I giảm dần, tỷ trọng của khu vực II và khu vực III tăng lên. Trong giai đoạn đầu của CNH, HĐH, khu vực II chiếm tỷ trọng lớn nhất, khi chuyển sang nền kinh tế tri thức khu vực III có tỷ trọng tăng nhanh nhất và lớn nhất.

Tiêu chí đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành [25,40]:

- Chuyển dịch CCKT theo ngành thƣờng đánh giá thông qua sự thay đổi tỷ trọng GTSX (hoặc GDP) của các nhóm ngành trong tổng thể GTSX (hoặc GDP) của nền kinh tế. Đây là chỉ tiêu cho biết sự đóng góp về mặt lƣợng của mỗi ngành vào tổng sản lƣợng của nền kinh tế trong mỗi thời kỳ. Nếu xét trong cùng một thời kỳ, chỉ số này thể hiện vai trò của ngành hay của thành phần kinh tế đó trong nền kinh tế. Nếu xét nhiều thời kỳ liên tiếp, chỉ số này biểu hiện sự thay đổi vai trò của các ngành hay các thành phần kinh tế qua

thời gian.

Độ lệch tỷ trọng – d đƣợc tính theo công thức: dx = t - to (2.1)

+ t : tỷ trọng ngành hay thành phần kinh tế x trong năm cuối của giai đoạn nghiên cứu

+ to: tỷ trọng ngành hay thành phần kinh x trong năm đầu của giai đoạn nghiên cứu

Độ lệch tỷ trọng ngành hay thành phần kinh tế phản ánh sự thay đổi tỷ trọng ngành đó hay thành phần kinh tế đó giữa năm đầu và năm cuối của giai đoạn nghiên cứu. Nhờ đó ta có thể đánh giá đƣợc hƣớng chuyển dịch của ngành hay thành phần kinh tế đó cũng nhƣ hƣớng chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành hay giữa các thành phần kinh tế.

- Hệ số cos

(2.2) Góc  = arccos 

Tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu kinh tế là: K=  /90 (2.3)

Góc  là góp hợp bởi các véc tơ cơ cấu kinh tế giữa 2 thời kỳ;  bằng 0o khi không có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và 90o khi sự chuyển dịch là lớn nhất. Hệ số K cho biết tốc độ của chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhờ đó mà ta có thể sử dụng hệ số K của mỗi vùng hay mỗi vùng hay mỗi giai đoạn để so sánh và đánh giá tốc độ của chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các vùng hoặc của vùng đó qua các giai đoạn.

Điều kiện áp dụng: trong công thức đƣa ra; vai trò của hai thành phần tỷ trọng nông nghiệp và phi nông nghiệp là hoàn toàn bình đẳng. Bởi vậy, việc sử dụng hệ số K để đánh giá tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành chỉ áp dụng khi sự chuyển dịch là đúng hƣớng (tỷ trọng khu vực nông nghiệp giảm, tỷ trọng khu vực phi nông nghiệp tăng). Vì vậy, chỉ đánh giá k trong giai đoạn dNN<0.

1.2.2. Chuyển dị ơ ấu kinh tế trong nội bộ ngành

Bản thân mỗi nhóm ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ cũng là một hệ thống động bởi sự vận động liên tục và sự thay đổi tƣơng quan giữa các thành tố. Đó chính là sự thay đổi trong nội bộ từng ngành. Do đó chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành là sự thay đổi cơ cấu nhóm ngành cả trên khía cạnh các bộ phận cơ cấu ngành, vùng, thành phần, mối quan hệ giữa chúng cả về số lƣợng và chất lƣợng của cơ cấu để phù hợp với môi trƣờng kinh tế tổng thể bảo đảm sự phát triển bền vững. Chẳng hạn trong nông nghiệp là sự chuyển dịch cơ cấu giữa Nông nghiệp – Lâm nghiệp; thủy sản; trong nông nghiệp thuần túy là sự chuyển dịch cơ cấu giữa trồng trọt – chăn nuôi – dịch vụ nông nghiệp; trong trồng trọt là sự chuyển dịch cơ cấu giữa các loại cây trồng… Trong ngành công nghiệp là sự chuyển dịch cơ cấu giữa công nghiệp Khai thác – Chế biến; Trong ngành dịch vụ là sự chuyển dịch cơ cấu giữa các loại dịch vụ: Du lịch – bảo hiểm…

Tiêu chí đánh giá chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành [18,35]:

+ Sự thay đổi tỷ trọng các phân ngành (thƣờng đo bằng tỷ trọng GTSX hoặc GDP) trong nội bộ ngành công nghiệp; nông – lâm – thủy sản; thƣơng mại – dịch vụ…

+ Hệ số cos

1.2.3. Chuyển dị ơ ấu các yếu tố đầu vào

a. Chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư

thuộc rất nhiều vào khâu quyết định chủ trƣơng chuyển dịch và tổ chức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đã xác định. ở đây, nhà nƣớc có vai trò quyết định trong việc hoạch định chủ trƣơng và chính sách kinh tế vĩ mô, còn các doanh nghiệp thì có vai trò quyết định việc thực thi phƣơng hƣớng, nhiệm vụ chuyển dịch.Một nền kinh tế quốc dân bao gồm nhiều ngành sản xuất khác nhau. Do đó, 1 quốc gia muốn phát triển và đạt đƣợc tốc độ tăng trƣởng cao phả có 1 cơ cấu ngành hợp lý. Chính vì vậy, việc đầu tƣ vào chuyển dịch cơ cấu ngành, tạo sức bật cho nền kinh tế đóng 1 vai trò hết sức quan trọng. Vai trò này của đầu tƣ đƣợc thể hiện ở những khía cạnh sau:

Thứ 1: Đầu tƣ tác động làm thay đổi tỷ trọng đóng góp vào GDP của các ngành: Đây là 1 hệ quả tất yếu của đầu tƣ. Đầu tƣ vào ngành nào càng nhiều thì ngành đó càng có khả năng đóng góp lớn hơn vào GDP. Việc tập trung đầu tƣ vào ngành nào phụ thuộc vào chính sách và chiến lƣợc phát triển của mỗi quốc gia. Thông qua các chính sách và chiến lƣợc, nhà nƣớc có thể tăng cƣờng khuyến khích hoặc hạn chế đầu tƣ đối với các ngành cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Dẫn đến sự tăng đầu tƣ vào 1 ngành sẽ kéo theo sự tanƣg trƣởng kinh tế của ngành đó và thúc đẩy sự phát triển của các ngành, các khu vực có liên quan. Vì vậy sẽ tạo ra sự tăng trƣởng kinh tế chung của đất nƣớc. Việc xác định nên tập trung đầu tƣ vào ngành nào có tính chất quyết định sự phát triển của quốc gia. Nhƣng kinh nghiệm của các nƣớc trên thế giới đã cho thấy con đƣờng tất yếu có thể tăng trƣởng nhanh với tốc độ mong muốn là tăng cƣờng đầu tƣ nhằm tạo ra sự phát triển ở khu vực công nghiệp và dịch vụ. Do đó, để thực hiện đƣợc các mục tiêu đã định, Việt Nam cũng không thể nằm ngoài sự phát triển.

Thứ 2: Nhƣ đã nói ở trên, đầu tƣ đã làm thay đổi tỷ trọng của các ngành trong cả nền kinh tế. Sự thay đổi này lại đi liền với sự thay đổi cơ cấu sản xuất trong từng ngành hay nói cách khác, sự phân hoá cơ cấu sản xuất trong

mỗi ngành kinh tế là do có tác động của đầu tƣ. Sự phân hoá này cũng là một tất yếu để phù hợp với sự phát triển của ngành. Trong từng ngành, đầu tƣ lại hƣớng vào các ngành có điều kiện thuận lợi để phát triển, phát huy đƣợc lợi thế của ngành đó và làm điểm tựa cho các ngành khác cùng phát triển.

Các tiêu chí cơ bản đánh giá chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tƣ [18,36]: +Cơ cấu vồn đầu tƣ: Chỉ tiêu này nên đƣợc sử dụng để quan sát sự biến đổi tỷ trọng của tỷ lệ đầu tƣ vào 3 khu vực kinh tế, từ đó nhận định về xu thế và định hƣớng tập trung nguồn vốn đầu tƣ phát triển công nghiệp và dịch vụ. Đối với chỉ tiêu này, không nên căn cứ vào các mức chuẩn đánh giá về tỷ lệ đầu tƣ theo hƣớng CNH, HĐH do cơ cấu ngành nghề luôn có sự biến đổi, mỗi ngành nghề trong mỗi giai đoạn có sự đòi hỏi mức đầu tƣ khác nhau.

+ Sự thay đổi tỷ trọng vốn đầu tƣ của các ngành và trong nội bộ các ngành.

+ Tỷ lệ kinh phí đầu tƣ cho khoa học, công nghệ, giáo dục và đào tạo so với tổng vốn đầu tƣ.

b. Chuyển dịch cơ cấu lao động

Cơ cấu lao động thể hiện tỷ lệ của từng bộ phận lao động nào đó chiếm trong tổng số, hoặc thể hiện sự so sánh của bộ phận lao động này với bộ phận lao động khác.

Chuyển dịch cơ cấu lao động là quá trình biến đổi, khách quan từ cơ cấu lao động cũ sang cơ cấu lao động mới phù hợp với quá trình và trình độ phát triển kinh tế xã hội, tức là một quá trình nhằm làm thay đổi cấu trúc và mối liên hệ về lao động theo một mục tiêu nhất định. Hay nói cách khác, chuyển dịch cơ cấu lao động là quá trình phân phối, bố trí lao động theo những quy luật, những xu hƣớng tiến bộ, nhằm mục đích sử dụng đầy đủ và có hiệu quả các nguồn lực để tăng trƣởng và phát triển.

ra trên cơ sở quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, nhằm mục tiêu tăng trƣởng, phát triển kinh tế xã hội, nâng cao năng suất lao động, tạo nhiều việc làm và cải thiện đời sống nhân dân. Do đó có thể coi chuyển dịch cơ cấu lao động là cách mạng trong phân công lại lao động với mục tiêu và xu hƣớng là tăng tỷ lệ lao động kỹ thuật, có trình độ tay nghề, lao động làm việc trong các ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm tỷ lệ lao động giản đơn, thiếu chuyên môn, lao động làm việc trong ngành nông, lâm, ngƣ nghiệp.

Cơ cấu lao động đƣợc chuyển dịch tùy theo sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế, phục vụ và đáp ứng cho chuyển dịch của cơ cấu kinh tế. Ngoài ra, cơ cấu lao động đƣợc chuyển dịch nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ sự hấp dẫn của nghề nghiệp, điều kiện làm việc, hƣởng thụ của ngành nghề mới sẽ chuyển dịch sang làm việc; sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nƣớc thông qua các cơ chế, chính sách cụ thể.

Tiêu chí đánh giá chuyển dịch cơ cấu lao động [21,34]:

+Sự thay đổi tỷ trọng lao động trong các ngành và trong nội bộ các ngành.

+ Sự thay đổi tỷ trọng lao động theo trình độ chuyên môn + Hệ số cos

+ Sự thay đổi năng suất lao động trong các ngành + Sự thay đổi năng suất lao động trong các phân ngành

c. Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất

Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất là quá trình vận động, biến đổi của các loại đất khác nhau làm thay đổi vị trí, tƣơng quan tỷ lệ và mối quan hệ, tƣơng tác giữa các loại đất dƣới sự tác động của những yếu tố kinh tế, xã hội và các điều kiện khách quan khác. Quá trình chuyển dịch này đòi hỏi phải tốn một khoảng thời gian và trải qua các bƣớc tuần tự khác nhau để đạt đến mục đích

cuối cùng là một tổng thể đƣợc kết hợp hợp lý, hài hòa từ các bộ phận cấu thành.

Tiêu chí đánh giá chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất [21,36]:

+Sự thay đổi tỷ trọng diện tích đất trong các ngành và trong nội bộ các ngành.

+ Hệ số cos

+ Sự thay đổi năng suất đất

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ KINH TẾ

1.3.1. Nhóm các nhân tố khách quan

a. Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý là một yếu tố quan trọng để các địa phƣơng định hƣơng CDCCKT nhằm khai thác tốt những lợi thế so sánh cho sự phát triển nhƣ: vị trí thuận lợi về giao thông, vị trí nằm trên hoặc gần với tuyến liên vận quốc tế, vị trí nằm gần với những trung tâm kinh tế. Bên cạnh đó, các yếu tố tự nhiên cũng đóng vai trò quan trọng để hình thành cơ cấu ngành nghề sản xuất và định hƣớng CDCCKT nhằm khai thác tốt các lợi thế về điều kiện tự nhiên nhƣ: điều kiện đất ddai, khí hậu, tài nguyên nƣớc, các loại tài nguyên khoáng sản, động thực vật, cảnh quan du lịch,..

b. Điều kiện văn hóa - xã hội của địa phương

Đặc điểm văn hóa – xã hội là nhân tố quan trọng tác động nhiều tới quá trình phát triển của đất nƣớc. Nhân tố văn hóa – xã hội bao trùm nhiều mặt từ các tri thức phổ thông đến các tích lũy tinh hoa của văn minh nhân loại về khoa học, công nghệ, văn học, lối sống và các ứng xử trong quan hệ giao tiếp, những phong tục tập quán....Trình độ văn hóa cao đồng nghĩa với trình độ văn minh cao và sự phát triển cao của mỗi quốc gia. Ngoài ra, nhu cầu của từng xã hội, thị trƣờng ở mỗi giai đoạn lại là cơ sở để sản xuất phát triển đáp ứng nhu

cầu không chỉ về số lƣợng mà cả chất lƣợng hàng hóa, từ đó dẫn đến những thay đổi về vị trí, tỷ trọng của các ngành nghề trong nền kinh tế.

c. Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế về kinh tế

Trong thời đại xu thế hội nhập quốc tế ngày nay, bất cứ quốc gia nào muốn tồn tai và phát triển phải tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đây là xu hƣớng tất yếu khách quan, do đó mỗi quốc gia cần phải xác định thế mạnh của mình, tìm ra khâu đột phá, tận dụng thời cơ để phát huy lợi thế các nguồn lực do toàn cầu hóa mang lại; đồng thời nhận thức rõ điểm yếu để hạn chế những tác động tiêu cực do toàn cầu hóa tạo ra. Nhƣ vậy, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế có tác động mạnh đến việc hình thành cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng hiện đại.

d. Sự phát triển của khoa học công nghệ

Những thành tựu của cách mạng khoa học, công nghệ, kỹ thuật đặc biệt sự bùng nổ của công nghệ thông tin tạo nên những bƣớc nhảy vọt trong mọi lĩnh vực sản xuất, góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các nƣớc vì thông tin nhanh chóng làm cho sản xuất, kinh doanh đƣợc điều chỉnh nhanh nhạy, hợp lý hơn, dẫn đến cơ cấu sản xuất đƣợc thay đổi phù hợp hơn với thị trƣờng và lợi ích của từng nƣớc.

1.3.2. Nhóm các nhân tố chủ quan

a. Lao động và chất lượng nguồn nhân lực

Cùng với điều kiện hạ tầng, vốn, cơ cấu dân số hợp lý, đào tạo nguồn nhân lực có chất lƣợng là những yếu tố quan trọng ảnh hƣởng sự thành công của quá trình CDCCKT tại các địa phƣơng. Để CDCCKT theo hƣớng CNH, HĐH, cơ cấu lao động của địa phƣơng phải đƣợc định hƣớng chuyển dịch theo hƣớng tập trung cho phát triển công nghiệp và dịch vụ hiện đại. Lao động trong ngành nông nghiệp cần giảm xuống và tăng tỷ trọng lao động các

ngành phi nông nghiệp trong cơ cấu lao động của địa phƣơng. Cơ cấu lao động của địa phƣơng cần bảo đảm tỷ lệ lao động qua đào tạo đáp ứng yêu cầu của quá trình CNH, HĐH.

b. Vốn đầu tư

Vốn đầu tƣ là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng hàng đầu để CDCCKT. Điều này đƣợc thể hiện qua một số yếu tố nhƣ sau: Thứ nhất,

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)