Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 80)

8. Kết cấu của Luận văn

2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế

- Về phân bổ vốn đầu tƣ cho các ngành sản xuất

+ Đầu tƣ cho nông nghiệp theo hƣớng công nghệ cao còn thấp

+ Các ngành công nghiệp và dịch vụ chậm đƣợc ƣu tiên đầu tƣ để khai thác các thế mạnh của huyện.

+ Đầu tƣ chủ yếu tập trung bào những ngành sử dụng nhiều vốn, ít lao động.

-Phân bổ nguồn lao động

+ Lao động ngành nông nghiệp có trình độ còn thấp, đồng thời tập quá canh tác theo kiểu truyền thống đã ăn sâu vào tâm trí của nông dân.

+ Ứng dụng KH-CN trong các ngành sản xuất thấp.

+ Tính không đồng nhất về xã hội và kinh tế giữa các vùng thuộc huyện + Tính chất và quy mô sản xuất hàng hóa các loại hộ kinh doanh khác nhau.

+ Thị trƣờng lao động nông thôn, làm việc theo mùa vụ, việc làm công và công việc tự làm của ngƣời dân cùng tồn tại.

+ Trình độ năng lực cán bộ quản lý Ban chỉ đạo huyện và xã còn yếu do kiêm nhiệm, chƣa đƣợc đào tạo bài bản nên lúng túng trong triển khai thực hiện. Cụ thể, từ việc tuyên truyền vận động nhân dân, phân công trách nhiệm triển khai các bƣớc công việc theo nội dung đề án, lập hồ sơ dự án thành phần, lập kế hoạch huy động nguồn lực, đăng ký nhu cầu vốn thực hiện đề án và phƣơng pháp tổng hợp báo cáo tiến độ triển khai thực hiện các dự án…

- Công tác quy hoạch lập kế hoạch tổ chức đấu giá đất, xử lý đất lấn chiếm, đất xen kẹt, chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong khu dân cƣ gặp nhiều vƣớng mắc, khó khăn.

- Việc kêu gọi, huy động thu hút nguồn vốn đầu tƣ của các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức và nhân dân cùng tham gia bỏ vốn đầu tƣ thực hiện các

dự án còn hạn chế.

- Công tác điều tra khảo sát, đánh giá thực trạng theo 19 tiêu chí NTM tại nhiều xã khi lập đề án chƣa sát với thực tế; việc phối kết hợp giữa các phòng, ban chuyên môn ở huyện và xã chƣa tập trung thƣờng xuyên.

- Cơ chế huy động nguồn lực, phân bổ nguồn vốn và chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn chƣa đƣợc thực hiện thống nhất.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Để phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình CDCCKT và đánh giá quá trình CDCCKT huyện Hòa Vang, chƣơng 2 của luận văn đã tập trung vào các vấn đề sau:

Thứ nhất, nghiên cứu điều kiện cơ bản của huyện liên quan đến quá trình CDCCKT: Điều kiện tự nhiên (vị trí địa lý, khí hậu, thổ nhƣỡng, tài nguyên thiên nhiên; điều kiện kinh tế; điều kiện xã hội.

Thứ hai, thông qua các chỉ tiêu đánh giá để phân tích thực trạng của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Hòa Vang trên các khía cạnh: chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ các ngành, chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tƣ, chuyển dịch cơ cấu lao động, chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất.

Thứ ba, thông qua kết quả phân tích thực trạng đã đánh giá những thành công cơ bản và những hạn chế của quá trình CDCCKT huyện Hòa Vang

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ HUYỆN HÒA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

3 1 CĂN CỨ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP

3 1 1 Qu n đ ểm củ Đảng về chuyển dịch CCKT nông thôn

- Coi trọng thực hiện CNH, HĐH ở nông thôn và xây dựng nông thôn, đƣa nông nghiệp và kinh tế nông thôn lên sản xuất lớn. Đây là nhiệm vụ quan trọng cả trƣớc mắt và lâu dài, là cơ sở để ổn định tình hình kinh tế, chính trị xã hội, củng cố liên minh công nông với tầng lớp trí thức đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa.

- CDCCKT theo hƣớng CNH, HĐH phải tạo ra một nền nông nghiệp hàng hóa đa dạng trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh, đáp ứng nhu cầu trong nƣớc và hƣớng mạnh về xuất khẩu.

- CDCCKT theo hƣớng CNH, HĐH phải ƣu tiên phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn nhằm khai thác nguyên vật liệu tại chỗ, sử dụng nhiều lao động và yêu cầu ít vốn, chú trọng phát triển các cơ sở có quy mô vừa và nhỏ kể cả quy mô hộ gia đình.

- CDCCKT theo hƣớng CNH, HĐH phải đảm bảo cho công nghiệp nông thôn có trình độ công nghệ tiên tiến kết hợp với công nghệ truyền thống để tạo ra sản phẩm có chất lƣợng cao đủ khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế. Phát huy lợi thế của từng vùng và cả nƣớc, áp dụng nhanh các tiến bộ khoa học và công nghệ để phát triển hàng hóa đa dạng, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu nông sản thực phẩm với nhiều thành phần kinh tế.

triển các ngành công nghiệp nhẹ, sử dụng nhiều lao động hiện đang tập trung ở đô thị vào phát triển ở nông thôn.

- CDCCKT theo hƣớng CNH, HĐH phải dựa trên cơ sở sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên đất, nƣớc, rừng; đảm bảo những yêu cầu về cải tạo môi trƣờng sinh thái ở nông thôn.

3 1 2 Qu n đ ểm, mục tiêu chuyển dị ơ ấu kinh tế huyện Hòa Vang

- Qu n đ ểm chuyển dịch CCKT

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện theo hƣớng đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu hình thành nông thôn kiểu mới phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Đà Nẵng.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, phục vụ đắc lực nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hƣớng bền vững dắn với xây dựng nông thôn mới. Xây dựng ngành nông nghiệp hiện đại, có khả năng cạnh tranh, sản xuất nông nghiệp hữu cơ gắn với liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, kiểm soát an toàn thực phẩm, thu hút vốn của doanh nghiệp đầu tƣ vào nông nghiệp.

Khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế về nguồn lợi ngành công nghiệp, thƣơng mại và dịch vụ, tập trung đầu tƣ đƣa công nghệ tiên tiến vào sản xuất, tạo ra sản phẩm có chất lƣợng cao, giá cả hợp lý nhằm tăng sức cạnh tranh trên thị trƣờng.

- Mục tiêu chuyển dịch CCKT

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện đến năm 2020, phấn đấu nông nghiệp đạt 74%, lâm nghiệp 16% và thủy sản là 10%; sản lƣợng lƣơng thực ƣớc đạt 35.000 tấn (trong đó lúa 30.000 tấn và ngô 5.000 tấn); sản lƣợng thủy sản đạt 920 tấn. Tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp ngày càng tăng lên, bình quân giai đoạn 2011- 2020 tăng 4,5 - 5,0%/năm.

Toàn huyện sẽ đẩy mạnh thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, phấn đấu đến năm 2020 đạt mức độ cơ giới hóa các khâu quan trọng nhƣ làm đất đạt từ 90 - 95%; gieo cấy đạt từ 50 - 55%; thu hoạch đạt 75 - 80%. Nâng độ che phủ rừng đạt trên 80% vào năm 2020.

Giá trị sản xuất Công nghiệp năm 2020 ƣớc đạt 3015 tỷ đồng, tăng 12,7%/năm, Dịch vụ ƣớc đạt 4255 tỷ đồng tăng 12,5%/năm. Tỷ trọng ngành Công nghiệp, Thƣơng mại – dịch vụ trong cơ cấu giá trị sản xuất huyện đến năm 2020 đạt 88%, trong đó, ngành Công nghiệp đóng góp 33%, ngành Thƣơng mại – Dịch vụ 55%.

Tốc độ lƣu chuyển hàng hóa tăng bình quân 13%/năm,đạt 4190 tỷ đồng vào năm 2020. Kim ngạch xuất khẩu ngoài Quốc doanh đạt 33 triệu USD, tăng 14,9%/năm.

3 1 3 Địn ƣ ng chuyển dị ơ ấu kinh tế huyện Hòa Vang - Ngành nông nghiệp:

Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nhằm phát triển ngành nông nghiệp trong thời gian tới theo hƣớng hiện đại, sản xuất hàng hóa theo quy mô lớn, có năng suất, chất lƣợng, hiệu quả, sức cạnh tranh cao, thân thiện với môi trƣờng để phục vụ nhu cầu của thị trƣờng đô thị.

- Ngành công nghiệp và t ƣơn mại – dịch vụ:

Hình thành các Khu, cụm Công nghiệp hợp lý trên địa bàn huyện, đảm bảo về cơ bản nhu cầu đát cho phát triển các ngành Công nghiệp, đặc biệt là các lĩnh vực ƣu tiên của Thành phố và huyện. Tăng cƣơng liên doanh liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ, phát triển thƣơng mại trên từng địa phƣơng, xây dựng văn hóa thƣơng mại và dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao cho sản xuất tiên dùng. Đồng thời, phát triển đa dạng hóa các loại hình kết cấu hạ tầng thƣơng mại. Tập trung phát triển mạnh các ngành dịch vụ chất lƣợng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ HUYỆN HÒA VANG TRONG THỜI GIAN ĐẾN TẾ HUYỆN HÒA VANG TRONG THỜI GIAN ĐẾN

3.2.1.Hoàn thiện công tác quy hoạ trên địa bàn huyện

a. Hoàn thiện công tác xây dựng quy hoạch

Điều chỉnh và triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, triển khai quy hoạch các ngành và quy hoạch chi tiết nông thôn mới 11 xã. Phối hợp thực hiện quy hoạch tổng thể khu vực phía Tây thành phố, bổ sung vào điều chỉnh quy hoạch chung, gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội thành phố đến năm 2030, tầm nhìn năm 2050.

Tích cực phối hợp triển khai quy hoạch mạng lƣới giao thông đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện: Các tuyến Quốc lộ 14B (đoạn từ ranh giới Quảng Nam-Đà Nẵng, qua công viên Xekong đến Pakse), đƣờng tránh Nam hầm Hải Vân (g/đ 2), mở rộng đƣờng Hồ Chí Minh, nâng cấp đƣờng ĐT604 thành quốc lộ QL14G, quy hoạch tuyến đƣờng vành đai phía Tây nối đƣờng vành đai phía Nam và đƣờng Nguyễn Tất Thành nối dài.Quy hoạch hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, các khu chăn nuôi tập trung:Vùng chuyên canh hoa Dƣơng Sơn [Hòa Châu], Hòa Phƣớc; vùng nuôi trồng thủy sản Phú Sơn Nam, Phú Sơn Tây; khu chăn nuôi tập trung ở Hòa Khƣơng; quy hoạch khu giết mổ tập trung tại Hòa Ninh, Hòa Sơn; các điểm phát triển thƣơng mại, dịch vụ và các điểm tham quan du lịch:Công viên bách thảo (200 ha), căn cứ cách mạng Huyện ủy (24 ha), vƣờn thú Vinpearl Safari. Quy hoạch đầu tƣ trụ sở hành chính xã Hòa Phong, Hòa Nhơn, Hòa Bắc. Phối hợp quy hoạch, đầu tƣ bệnh viện phía Bắc của huyện; 2 làng đại học ở Hòa Nhơn [394 ha], quy hoạch trƣờng trung học phổ thông tại Hòa Nhơn.

đô thị Tây Nam trung tâm hành chính huyện, các khu tái định cƣ Hòa Liên kết nối với khu đô thị Golden Hill city, Dagon City part, khu đô thị dọc theo các tuyến đƣờng ĐT602, ĐT605, Hoàng Văn Thái nối dài... Từng bƣớc quy hoạch phát triển nhà ở theo hình thức nhà vƣờn, biệt thự thích hợp với yêu cầu phát triển nhà ở từng giai đoạn, nhằm tạo mỹ quan cho khu dân cƣ, tăng cây xanh thông thoáng và hệ thống công trình phúc lợi xã hội. Thực hiện quy hoạch chỉnh trang một số khu vực dân cƣ theo hƣớng đô thị.

Thực hiện tốt công tác quản lý xây dựng ở nông thôn, nâng cao năng lực quản lý quy hoạch, tăng cƣờng kiểm tra, xử lý vi phạm xây dựng trái phép trong khu vực quy hoạch.Rà soát, đề xuất thành phố điều chỉnh, hủy bỏ các dự án quy hoạch kéo dài nhiều năm không thực hiện đặc biệt là quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, để phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế.

b. Tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội gắn với khai thác hợp lý, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên

Tập trung triển khai đề án Quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên môi trường, xây dựng huyện môi trường, đề án Xây dựng Hòa Vang - huyện môi trường và kế hoạch Ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2016 - 2020. Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn. Quản lý tài nguyên đất chặt chẽ, nhất là quỹ đất 5%; xử lý kiên quyết dứt điểm tình trạng sử dụng đất sai mục đích, lấn chiếm đất công. Phối hợp với các ngành thành phố xây dựng bản đồ tổng thể các điểm mỏ khoáng sản trên địa bàn làm cơ sở cấp phép khai thác khoáng sản, quản lý phục hồi môi trƣờng sau khai thác. Khắc phục, đƣa vào sử dụng mặt bằng đã cải tạo đất chuyển sang nuôi trồng thủy sản, tránh tình trạng hoang hóa gây lãng phí tài nguyên. Quy hoạch mạng lƣới cung cáp nƣớc sạch phục vụ cho đô thị Hòa Vang. Quản lý tốt việc khai thác, sử dụng, xả thải vào nguồn nƣớc; từng bƣớc áp dụng các giải pháp phân loại, tái sử dụng, tái chế chất thải rắn. Nhân rộng mô hình thôn xã thân thiện môi trƣờng, xây dựng

Hòa Vang thành huyện môi trƣờng vào năm 2020. Năm 2017, thí điểm tại Hòa Nhơn; 2017-2018, nhân rộng các xã Hòa Phƣớc, Hòa Châu, Hòa Tiến; 2018- 2020, nhân rộng các xã tiếp theo.

c. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ và hoàn chỉnh, nhất là hệ thống giao thông, trường học, trạm y tế, thiết chế văn hóa

Chủ động xây dựng phƣơng án đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, đảm bảo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, thúc đẩy nhanh quá trình điều chỉnh địa giới hành chính huyện thành 2 đơn vị hành chính mới. Trƣớc mắt hình thành thị trấn Túy Loan và điều chỉnh địa giới hành chính một số xã Hòa Tiến, Hòa Châu.

Tập trung huy động các nguồn lực, triển khai đầu tƣ các công trình trọng điểm: khu đô thị Tây Nam trung tâm hành chính huyện, trụ sở các xã Hòa Phong, Hòa Nhơn, trung tâm hành chính xã Hòa Bắc. Đề xuất thành phố chủ trƣơng xây dựng dự án Đường giao thông đô thị trên địa bàn huyện. Đẩy nhanh tiến độ triển khai thi công và hoàn thành các công trình đầu tƣ xây dựng cơ bản, tránh tình trạng kéo dài ảnh hƣởng đến chất lƣợng công trình, gây lãng phí, thất thoát vốn. Phối hợp đầu tƣ xây dựng khu căn cứ cách mạng Huyện ủy, tƣợng đài chiến thắng Gò Hà, chợ đầu mối gia súc, gia cầm, nông sản thành phố tại Hòa Phƣớc.

Phối hợp làm tốt công tác giải tỏa, bàn giao mặt bằng các dự án trọng điểm nhƣ dự án khu công nghệ cao và khu phụ trợ phục vụ dự án khu công nghệ cao, dự án đƣờng vành đai phía Nam, đẩy nhanh công tác đền bù, bố trí tái định cƣ phục vụ đầu tƣ xây dựng đƣờng vành đai phía Tây, mở rộng quốc lộ 14B [g/đ 2], đƣờng tránh hầm Hải Vân [g/đ 2], quốc lộ 14G, đƣờng ĐT601, tuyến hành lang kinh tế Đông Tây 2 - Quốc lộ 14D, tuyến đƣờng ven sông Túy Loan. Phối hợp đầu tƣ khớp nối giao thông các tuyến đƣờng ĐT605 đi khu công nghiệp Hòa Cầm, cầu Túy Loan đi Hòa Nhơn - Hòa Phong - Hòa

Khƣơng - Đại Hiệp [Đại Lộc], cầu Ninh An đi Quốc lộ 14G đi Hoàng Văn Thái, cầu Nam Mỹ - Lộc Mỹ [Hòa Bắc]...

Tranh thủ các nguồn lực để thực hiện hiệu quả đề án Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để Hòa Vang phát triển theo hướng đô thị, trong đó chú trọng nguồn vốn ngoài ngân sách. Cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, quảng bá lợi thế tiềm năng của huyện để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tƣ vào các lĩnh vực y tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo. Ƣu tiên đầu tƣ hạ tầng cho các xã phía Tây Bắc của huyện, tạo tiền đề thúc đẩy kinh tế phát triển.

3.2.2. Chuyển dị ơ ấu vốn đầu tƣ và t u út vốn đầu tƣ

a. Chính sách cải thiện môi trường đầu tư

- Cải cách thủ tục hành chính: chính sách một cửa liên thông tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động, xây dựng hoàn chỉnh cổng thông tin

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)