Những hạn chế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 78 - 80)

8. Kết cấu của Luận văn

2.3.2 Những hạn chế

Năm 2016, 100% xã huyện Hòa Vang đạt chuẩn nông thôn mới, huyện đã chủ động vận dụng linh hoạt những quy định, chủ trƣơng phát triển của Đảng và Nhà nƣớc và khai thác tối đa các nguồn lực tự có tạo nên những bƣớc chuyển mình mạnh mẽ trong cơ cấu kinh tế của huyện .Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, vẫn còn tồn tại một số vấn đề gây cản trở đến sự phát triển của kinh tế huyện:

a. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

- Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp diễn ra chậm. Vị trí nền tảng, chi phối của sản xuất lúa chƣa có sự thay đổi căn bản. Mặc dù chăn nuôi và thủy sản phát triển song cơ cấu cây trồng, vật nuôi thay đổi không đáng kể.

- Trình độ nhận thức còn thấp của ngƣời nông dân. Thiếu nguồn nhân lực chất lƣợng cao trong lĩnh vực nông nghiệp.

- Nguồn vốn đầu tƣ cho nông nghiệp còn hạn chế.

- Hạn chế trong khả năng tiếp cận, mở rộng thị trƣờng.

-Mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp là rất kém, thực tế là chỉ có một số hợp tác xã đứng ra đại diện cho xã viên, ký kết hợp đồng mua bán với một số doanh nghiệp chủ chốt, trong đó đáng kể là sản phẩm lúa giống, ngoài ra những sản phẩm còn lại thì hầu hết nông dân, hợp tác xã tự tìm cách mua nguyên liệu đầu vào và tiêu thụ sản lƣợng đầu ra. Nhƣ vậy, vai trò của doanh nghiệp trong chuỗi giá trị sản xuất hàng nông sản của thành phố là còn khá kém, không thể tạo động lực để đƣa sản xuất nông nghiệp phát triển một bƣớc cao hơn, chuyên môn hóa, với quy mô lớn, và tạo ra giá trị tăng thêm ngày càng cao.

- Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào nông nghiệp chƣa hiệu quả

- Một số mô hình ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện đã hình thành bƣớc đầu nhƣng hiệu quả đem lại chƣa tƣơng xứng với quy mô đầu tƣ, chƣa nhân rộng mô hình.

b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp và thương mại, dịch vụ

- Thực trạng phát triển công nghiệp –TTCN, dịch vụ, thƣơng mại còn nhỏ, manh mún, năng lực cạnh tranh trên thị trƣờng còn yếu, chƣa hình thành đƣợc làng nghề, sản phẩm chủ lực, đặc trƣng của huyện.

- Chƣa thiết lập đƣợc mối quan hệ liên kết chặt chẽ, bền vững và có hiệu quả với các ngành kinh tế khác trên địa bàn huyện và với các địa phƣơng lân cận.

- Hoạt động xúc tiến thƣơng mại vẫn còn yếu, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của nền kinh tế do việc mở rộng thị trƣờng, giải quyết đầu ra cho sản xuất còn hạn chế.

- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho thƣơng mại, dịch vụ còn chƣa đồng bộ.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)